Giáo án Hóa học 10 - Tiết 63: Oxi

I. NỘI DUNG DẠY HỌC

 Công thức phân tử và tính chất hoá học của ôxi

 Vai trò của ôxi đối với đời sống, sản xuất

 Phương pháp điều chế ôxi

II. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Học sinh biết :

- Cấu tạo phân tử ôxi

- Tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp điều chế ôxi

 Học sinh hiểu :

- Tính chất hoá học cơ bản của ôxi là tính ôxi hoá mạnh

- Nguyên tắc điều chế ôxi trong PTN là phân hủy hợp chất giàu ôxi và kém bền

 Học sinh vận dụng :

- Viết các phản ứng hoá học chứng minh tính chất ôxi hoá mạnh của ôxi

- Viết được một số phương trình hoá học điều chế ôxi trong PTN

2. Kĩ năng : Phân tích khả năng ôxi hoá, khử của nguyên tử một nguyên tố

3. Thái độ : Thông qua nội dung kiến thức về ôxi và các thí nghiệm hoá học để giáo dục cho học sinh tình cảm, thái độ và ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, có thái độ đúng đắn đối với các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 63: Oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn //2014
Giảng//2014
Lớp 10A 1
Giảng //2014
Lớp 10A7
Giảng //2014
Lớp 10A8
Giảng //2014
Lớp 10A9
Giảng /./2014
Lớp 10A 10
Tiết 63 : ÔXI
I. NỘI DUNG DẠY HỌC
Công thức phân tử và tính chất hoá học của ôxi
Vai trò của ôxi đối với đời sống, sản xuất 
Phương pháp điều chế ôxi
II. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học sinh biết : 
- Cấu tạo phân tử ôxi
- Tính chất vật lí, ứng dụng và phương pháp điều chế ôxi
Học sinh hiểu :
- Tính chất hoá học cơ bản của ôxi là tính ôxi hoá mạnh
- Nguyên tắc điều chế ôxi trong PTN là phân hủy hợp chất giàu ôxi và kém bền
Học sinh vận dụng :
- Viết các phản ứng hoá học chứng minh tính chất ôxi hoá mạnh của ôxi
- Viết được một số phương trình hoá học điều chế ôxi trong PTN 
2. Kĩ năng : Phân tích khả năng ôxi hoá, khử của nguyên tử một nguyên tố
3. Thái độ : Thông qua nội dung kiến thức về ôxi và các thí nghiệm hoá học để giáo dục cho học sinh tình cảm, thái độ và ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường không khí, có thái độ đúng đắn đối với các nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : 
 - Đàm thoại, nêu vấn đề
 - Hoạt động nhóm
 - Luyện tập
IV. CHUẨN BỊ :
 1. Giáo viên :
	a. Dụng cụ : Bình tam giác, đèn cồn, diêm
	b. Hoá chất : O2 (điều chế sẵn), dây Mg, C (than) 
	c. Cách tiến hành : Cho HS thí nghiệm theo nhóm (đốt cháy Mg và C trong O2)
 2. Học sinh : Ôn tập bài ôxi (đã học), ôn tập kiến thức ôxi hoá - khử và chuẩn bị nội dung bài ôxi
V. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Ổn định lớp 
 2. Vào bài : Cho HS quan sát các bức tranh và đặt câu hỏi để HS tìm ra các đáp án theo ô chữ. Từ các nội dung đó GV vào bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
HĐ1:Cấu tạo phân tử ôxi
 - Tại sao CTPT là O2? 
- Y/c HS từ vị trí viết cấu hình e của ôxi, xác định số e độc thân 
=> CTe, CTCT, CTPT của ôxi ntn? 
- Y/c HS nhận xét về liên kết trong phân tử ôxi? 
Cơ sở để xác định loại lk?
- Trình chiếu cấu tạo phân tử ôxi
- Viết CH e theo ô lượng tử 
­¯
­¯
­¯
­
­
 1s2 2s2 2p4 
- Có 2e độc thân
- Góp chung 2 căặp e hình thành liên kết đôi trong phân tử ôxi
- Lk CHT không cực (∆χ = 0)
- Quan sát hình ảnh cấu tạo phân tử ôxi
BÀI 41 : ÔX I (TIẾT 63)
I. Cấu tạo phân tử :
- Cấu hình e :
­¯
­¯
­¯
­
­
 1s2 2s2 2p4 
=> Có 6e ở lớp ngoài cùng và có 2e độc thân
- CTe : O ‏׃ ׃ O
- CTCT : O = O
- CTPT : O2
HĐ2 : Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
- Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết về ôxi hãy nêu t/c vật lí của ôxi?
- GV trình chiếu ảnh minh họa
- Nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp của cây xanh là những chất nào?
- GV chiếu đoạn phim chặt phá rừng để giáo dục môi trường cho HS.
- Cho HS n/cứu SGK và nêu trạng thái của ôxi
- Khí, không màu, không mùi, không vị
- t0hl = -1830C 
- Ít tan trong nước
- Duy trì sự sống và sự cháy
- dO2/KK = 1,1 => nặng hơn không khí
- Nguyên liệu : CO2, H2O
- Sản phẩm : O2 và C6H12O6
- Viết p/ư minh họa
- Xem đoạn phim và rút ra ý nghĩa của việc trồng cây xanh và bảo vệ môi trường
- Ôxi tồn tại dạng đơn chất và hợp chất.
II. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên :
1. Tính chất vật lí :
- Khí, không màu, không mùi, không vị
- t0hl = -1830C 
- Ít tan trong nước
- Duy trì sự sống và sự cháy
2. Trạng thái tự nhiên : SGK
- Đơn chất : O2, O3
- Hợp chất : H2O, CaCO3, SiO2
HĐ3 : Tính chất hoá học 
- Từ bán kính nguyên tử , độ âm điện và cấu hình electron hãy nhận xét tính chất hoá học của ôxi?
- Cho HS thảo luận nhóm về tính chất hoá học của ôxi đã học ở lớp 8
- Cho HS quan sát đoạn phim TN : Na + O2
- Cho HS viết pthh và xác định vai trò của các chất phản ứng
- Hướng dẫn và cho HS làm TN:Mg+O2 theo nhóm
- Cho HS trình bày theo nhóm, và nhận xét 
- Hướng đẫn và cho HS làm TN: C + O2 theo nhóm
- Cho HS trình bày hiện tượng, viết pthh, xác định vai trò của các chất p/ư
- Cho HS quan sát đoạn phim TN : S + O2
- Cho HS trình bày theo nhóm, nhận xét 
- Cho HS thảo luận và rút ra nhận xét về các p/ư
- Cho Hs viết pthh tổng quát giữa phi kim và ôxi
- GV giới thiệu các phản ứng với hợp chất vô cơ. 
- Cho HS viết pthh chứng minh
- Cho HS quan sát ngọn lửa của đèn cồn, nhận xét
- Qua các p/ư trên yếu tố nào đã chứng tỏ ôxi thể hiện tính ôxi hoá ?
- Cho HS thảo luận và rút ra nhận xét, kết luận 
- Ôxi có độ âm điện lớn, bán kính nguyên tử nhỏ => dễ nhận e => chất ôxi hoá mạnh
- Nêu các tính chất hoá học của ôxi (theo thứ tự đề mục SGK)
- Quan sát, nêu hiện tượng và giải thích 
- Viết pthh và xác định chất khử, chất ôxi hoá
- Làm TN, quan sát, nêu hiện tượng viết pthh và xác định chất khử, chất ôxi hoá 
- Viết pthh tổng quát
- Làm TN theo hướng dẫn
- Trình bày theo nhóm và nhận xét 
- Quan sát, nêu hiện tượngvà giải thích
- Viết pthh và xác định chất khử, chất ôxi hoá
- Nhận xét :
+ Các p/ư của ôxi là p/ư toả nhiệt
+ Các p/ư phù hợp với kết luận về tính ôxi hoá của ôxi
- Viết pthh tổng quát
- Viết pthh và xác định vai trò của ôxi
- Nêu hiện tượng, viết pthh, xác định vai trò của ôxi
- Số ôxi hoá của ôxi giảm từ 
0 → -2 (thể hiện tính ôxi hoá) 
- HS thảo luận và rút ra nhận xét kết luận :
+ Ôxi ôxi hoá được hầu hết các KL (trừ Au, Pt) và một số PK (trừ halogen)
+ Ôxi có thể ôxi hoá nhiều hợp chất vô cơ 
III. Tính chất hoá học : 
 O2 + 4e → 2O 2-
 Tính ôxi hoá đặc trưng
=> số oxh của ôxi là - 2 trong các hợp chất (trừ F2O, H2O2)
1. Tác dụng với đơn chất :
a. Tác dụng với KL (trừ Au, Pt)
 0 0 +1 -2
 Na + O2 → Na2O
 (K) (O)
 0 0 +2 -2
 2Mg + O2 → 2MgO
 (K) (O)
TQ: 4M + nO2 → 2M2On
b. Tác dụng với PK (trừ halogen)
 0 0 +4 -2
 C + O2 → CO2
 (K) (O)
 0 0 +4 -2
 S + O2 → SO2
 (K) (O)
TQ: 4R + mO2 → 2R2Om
2. Tác dụng với hợp chất :
a. Hợp chất vô cơ :
 -2 0 +4 -2
 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O
 (K) (O)
b. Hợp chất hữu cơ :
 +2 0 +4 -2
 C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
 (K) (O)
HĐ4: Ứng dụng của ôxi
- GV trình chiếu một số hình ảnh, cho HS rút ra những ứng dụng của ôxi
- GV đưa ra một số số liệu chứng tỏ tầm quan trọng của ôxi.
- HS n/cứu SGK và những kiến thức đã biết và các hình ảnh => rút ra các ứng dụng của ôxi
IV. Ứng dụng :
- Y học, nhiên liệu, thuốc nổ
- Công nghiệp luyện kim
HĐ5: Điều chế ôxi trong phòng thí nghiệm
- Cho HS thảo luận nhóm và viết các p/ư đ/chế O2 
- GV bổ sung 
- Cho HS rút ra nguyên tắc đ/chế O2 trong PTN
HĐ6: Điều chế O2 trong công nghiệp
- Cho HS n/cứu SGK và rút ra các phương pháp đ/chế O2 trong CN
- Dựa vào nguyên tắc nào để đ/chế O2 từ không khí
- GV giới thiệu sơ đồ đ/chế O2 từ không khí
- Cho HS viết pthh điều chế ôxi từ nước 
HĐ7: Củng cố 
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2/162 SGK
- Viết các phản ứng đ/ chế
- Trình bày, nhận xét bổ sung
- Rút ra nguyên tắc đ/chế
- Nghiên cứu SGK và nêu ra 2 phương pháp :
+ Từ không khí
+ Từ nước
- Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất
- Viết pthh
- Làm bài tập 1, 2
V. Điều chế :
1. Trong PTN :
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 → 2KCl + 3O2
2H2O2 → 2H2O + O2
=> Nguyên tắc : Nhiệt phân chất giàu ôxi và kém bền nhiệt
2. Trong CN :
a. Từ không khí ( PP vật lí)
b. Từ nước ( PP hoá học)
 2H2O → 2H2 + O2
VI. KẾT LUẬN BÀI HỌC : Ôxi là phi kim điển hình, có tính ôxi hoá mạnh, ôxi hoá được hầu hết các đơn chất (kim loại, phi kim) và các hợp chất (vô cơ, hữu cơ). Do ôxi có độ âm điện lớn, bán kính nguyên tử nhỏ và có 6e ở lớp ngoài cùng.
VII. HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG VỀ NHÀ : Bài tập 3, 4, 5/162 SGK
 Chuan bi bài 42: Ozon và hiđro peoxit (cấu tạo, tính chất, ứng dụng của mỗi loại hợp chất)
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 49-2.doc