Giáo án Hóa học 10 - Tiết 56, Bài 21: Khái quát về nhóm Halogen

- Các nguyên tố trong nhóm halogen và vị trí nhóm halogen trong BTH.

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.

- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh.

- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 56, Bài 21: Khái quát về nhóm Halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19	Tiết 2	Tiết PPCT: 56
Chương 5: NHÓM HALOGEN
Bài 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I. Mục tiêu
1. Nêu được:
- Các nguyên tố trong nhóm halogen và vị trí nhóm halogen trong BTH.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
2. Viết được cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học cơ bản của nó là tính oxi hóa mạnh.
3. Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
II. Chuẩn bị
* GV chuẩn bị giáo án
* HS xem lại kiến thức cũ.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Vị trí các nguyên tố thuộc nhóm halogen trong bảng tuần hoàn? Kể tên các nguyên tố nhóm halogen.
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1
- Nhóm halogen hay phân nhóm chính nhóm VII (nhóm VIIA) gồm những nguyên tố hóa học nào? Cho biết tên và vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn?
- Nguyên tố atatin được tạo thành trong lò phản ứng hạt nhân do con người điều chết nên nó được xét trong phần phản ứng hạt nhân 
- Nhóm halogen gồm các nguyên tố nhóm VIIA gồm Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I) và Atatin (At). Trong đó atatin là nguyên tố phóng xạ (xét trong phần vật lí hạt nhân).
- Nhóm halogen đứng ở gần cuối mỗi chu kì, đứng sau nhóm VIA, trước nhóm VIIIA.
I. Vị trí của nhóm halogen trong hệ thống tuần hoàn 
- Nhóm VIIA gồm Flo (F), Clo (Cl), Brom (Br), Iot (I) và Atatin (At). Trong đó atatin là nguyên tố phóng xạ (xét trong phần Vật lí hạt nhân).
- Nhóm halogen đứng ở gần cuối mỗi chu kì, đứng sau nhóm VIA, trước nhóm VIIIA.
Hoạt động 2
- Viết cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố halogen? Nhận xét gì về cấu tạo nguyên tử ?
Lưu ý:
+ Gốc halogenua (F-, Cl-, Br-, I-) đều có hóa trị I trong hợp chất.
+ Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hóa mạnh.
9F: 1s22s22p5
17Cl: [Ne] 3s23p5
35Br: [Ar] 3d104s24p5
53I: [Kr] 4d105s25p5
Nhận xét: Nguyên tử halogen đều có 7e ngoài, trong đó có 2e phân bố vào phân lớp s và 5e phân bố vào phân lớp p (ns2np5) thiếu 1e so với khí hiếm gần nhất nên chúng đều có khuynh hướng nhận thêm 1e để biến thành ion âm halogenua 
 X + 1e X-
 X2 + 2.1e 2X-
II. Cấu hình electron nguyên tử, cấu tạo phân tử
1. Cấu tạo nguyên tử
9F: 1s22s22p5
17Cl: [Ne] 3s23p5
35Br: [Ar] 3d104s24p5
53I: [Kr] 4d105s25p5
Nhận xét: 
- Lớp electron ngoài cùng của các nguyên tố halogen đều có 7e ngoài cùng ns2np5 thiếu 1e so với khí hiếm trong cùng chu kì 
- Khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1e tạo thành ion halogenua.
 X + 1e X-
 X2 + 2.1e 2X-
Tính chất hoá học cơ bản của các Halogen là 
tính oxi hóa mạnh.
Để tồn tại thì các halogen phải liên kết nhau như thế nào? Cấu tạo đơn chất? Viết công thức phân tử, công thức phân tử đơn chất halogen?
CT electron: 
X
°°
°
°
°°
°
°
°
°
°°
X
°°
CTCT: X - X
2. Cấu tạo phân tử
CTPT: X2
CTCT: X - X
Hoạt động 3
- Quan sát bảng 11 sgk rút ra nhận xét gì về sự biến đổi tính chất vật lí các halogen?
Từ flo đến iot thì:
- Trạng thái tập hợp: Khí (F2, Cl2) lỏng (Br2) rắn (I2).
- Màu sắc: đậm dần (lục nhạt - vàng lục - nâu đỏ - đen tím).
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi: tăng dần.
- Bán kính nguyên tử : tăng dần.
III. Sự biến đổi tính chất 
1. Sự biến đổi tính chất vật lí
- Trạng thái tập hợp: Khí lỏngrắn.
- Màu sắc: đậm dần.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi: tăng dần.
- Bán kính nguyên tử : tăng dần.
- Độ âm điện của các nguyên tố halogen biến đổi như thế nào?
- Tính oxi hóa của các nguyên tố halogen biến đổi như thế nào? Giải thích?
- Số oxi hóa của các nguyên tố halogen?
- Độ âm điện: giảm dần.
- Tính oxi hóa giảm từ F2 đến I2 vì độ âm điện giảm dần nên khả năng nhận e giảm từ flo đến iot.
- Flo chỉ có số oxi hóa là -1. Các nguyên tố halogen khác ngoài số oxi hóa là -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
2. Sự biến đổi độ âm điện
- Độ âm điện: tương đối lớn, giảm dần từ flo đến clo.
- Từ flo đến iot tính oxi hóa của các halogen giảm dần.
- Flo chỉ có số oxi hóa là -1. Các nguyên tố halogen khác ngoài số oxi hóa là -1 còn có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7.
Hoạt động 4
- Tính chất hóa học của các halogen? Viết phản ứng minh họa?
- Do các halogen đều có cấu hình e ngoài cùng giống nhau nên chúng đều có tính chất hóa học giống nhau và thể hiện tính oxi hóa mạnh.
- Các halogen phản ứng được với các đơn chất như kim loại tạo muối halogen, với hiđro tạo khí hiđro halogenua không màu, những chất khí này tan trong nước tạo thành dung dịch axit halogen hiđric.
3. Sự biến đổi tính chất hóa học
- Tác dụng kim loại (hầu hết).
3Cl2 + 2 Fe 2 FeCl3
Cl2 + Mg MgCl2
TQ: 2M + n X2 2MXn
 (Muối Halogenua)
- Tác dụng hiđro tạo muối hiđro halogenua không màu.
Cl2 + H2 2HCl
Br2 + H2 2HBr
TQ: H2 + X2 2HX
 (Hiđro Halogenua)
4. Củng cố: bài 1, 2, 3 trang 96 SGK.
5. Dặn dò: bài 22. Clo

File đính kèm:

  • docTiet 56.doc