Giáo án Hóa học 10 - Tiết 4, Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị - Nguyễn Thị Hồng Phượng

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Nắm được cấu tạo của hạt nhân nguyên tử . Từ đó suy ra mối liên hệ giữa các thành phần trong nguyên tử.

- Nắm được khái niệm nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố.

 2. Kĩ năng:

 - Giúp hs xác định được số p, e, số hiệu nguyên tử khi biết kí hiệu nguyên tử và số khối và ngược lại.

II. Phương pháp và phương tiện:

1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan.

2. Phương tiện:

 HS: Sách giáo khoa 10.

GV: Phiếu học tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 4, Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị - Nguyễn Thị Hồng Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ - NGUYÊN TỐ HÓA HỌC – ĐỒNG VỊ
Tuần: 2. Tiết:4	
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 	- Nắm được cấu tạo của hạt nhân nguyên tử . Từ đó suy ra mối liên hệ giữa các thành phần trong nguyên tử.
- Nắm được khái niệm nguyên tố hóa học, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tố. 
 2. Kĩ năng: 
	- Giúp hs xác định được số p, e, số hiệu nguyên tử khi biết kí hiệu nguyên tử và số khối và ngược lại.
II. Phương pháp và phương tiện:
Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan.
Phương tiện: 
 	HS: Sách giáo khoa 10.
GV: Phiếu học tập.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: (2 hs).
	1.Hãy nêu thành phần cấu tạo của nguyên tử.
	2. Bài tập 4 trang 9 SGK. 
 3. Tiến trình:
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 GV: Cho hs nhắc lại đặc điểm cấu tạo của nguyên tử.
Giáo viên cho một số ví dụ mối liên hệ giữa các đại lượng.
 HS: Trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: 
 GV: Số khối là gì?
 HS: Số khối là tổng số hạt p và tổng số hạt n của hạt nhân.
 GV: cho một số ví dụ.
 Xác định số khối Cacbon. Khi nó có 6p và 6n.
 HS: Trả lời.
GV: Ngược lại khi có số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân. Ta có xác định được số p, số n và e?
GV: Trả lời và giải theo vd.
 Hoạt động 3: 
GV: Cho HS tự tìm hiểu và cho biết nguyên tố hóa học là gì?
HS: Tham khảo SGK nêu định nghĩa nguyên tố hóa học.
GV: Phân biệt nguyên tử và nguyên tố.
GV: Nguyên tử giữ nguyên tính chất khi điện tích hạt nhân bảo toàn và ngược lại Þ định nghĩa.
Thông báo:Tìm được 92 nguyên tố tự nhiên và khoảng 17 nguyên tố nhân tạo.
Hoạt động 4:
Thảo luận và cho biết số hiệu nguyên tử là gì?
HS: Thảo luận Þ Nêu định nghĩa.
GV: Lấy một số ví dụ cụ thể.
GV:Hướng dẫn cách ghi và kí hiệu nguyên tử
Lấy ví dụ: 
 => Cho HS tự rút ra cách ghi tổng quát.
I. Hạt nhân nguyên tử:
 1. Điện tích hạt nhân:
 a. Hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân là Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.
 b. Nguyên tử trung hòa về điện:
Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton =số e
2. Số khối:
a. A = Z + N
A: Số khối
Z: Số hạt proton
N: Số nơtron
Ví dụ : Hạt nhân nguyên tử cacbon có 6 p và 6 n
Þ A=6+6=12
b. Số đơn vị điện tích hạt nhân Z và số khối A đặc trưng cho hạt nhân và cũng đặc trưng cho nguyên tử.
Vd: Nguyên tử Na có A = 23 và Z = 11
Þ Nguyên tử Na có 11p, 11e và 12n.
II. Nguyên tố hóa học:
 1. Định nghĩa:
 Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân .
* Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất giống nhau.
Ví dụ:Các nguyên tử có ĐTHN là 6 đều thuộc nguyên tố cacbon.
2. Số hiệu nguyên tử: (Z).
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
3. Kí hiệu nguyên tử :
X: Kí hiệu của nguyên tố
Z: Số hiệu nguyên tử
A: Số khối ( A= Z +N )
Ví dụ 1735Cl có A=35, Z=17.
Củng cố: 
Làm bài tập 1, 2, 4 trang 13 và 14.
Dặn dò: về nhà xem trước bài 2: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị (TT).
Về nhà lxem lại các bài tâp trong SGK. 

File đính kèm:

  • docBai 2 Hat nhan nguyen tu.doc