Giáo án Hóa học 10 - Tiết 38,39. Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa

I. MỤC TIÊU

1. Nêu được điện hóa trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.

2. Nêu được khái niệm số oxi hóa và các quy tắc xác định số oxi hóa.

3. Xác định được điện hóa trị, cộng hóa trị, số oxi hóa của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Xem lại kiến thức phần liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: So sánh cấu tạo và tính chất của tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử?

3. Tiến trình dạy học:

Giới thiệu bài mới:

GV: Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion và trong hợp chất cộng hóa trị được xác định như thế nào? Để biết cách cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố để dẫn đến cân bằng phản ứng oxi hóa-khử thì chung ta đến bài hom nay là “Hóa trị và số oxi hóa”.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 5911 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 38,39. Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 Tiết 38, 39
BÀI 15: HÓA TRỊ VÀ SỐ OXI HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Nêu được điện hóa trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
2. Nêu được khái niệm số oxi hóa và các quy tắc xác định số oxi hóa.
3. Xác định được điện hóa trị, cộng hóa trị, số oxi hóa của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
II. CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
Xem lại kiến thức phần liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: So sánh cấu tạo và tính chất của tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử?
Tiến trình dạy học: 
Giới thiệu bài mới:	
GV: Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion và trong hợp chất cộng hóa trị được xác định như thế nào? Để biết cách cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố để dẫn đến cân bằng phản ứng oxi hóa-khử thì chung ta đến bài hom nay là “Hóa trị và số oxi hóa”.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hóa trị trong hợp chất ion
- GV: Cho ví dụ và yêu cầu hs nêu khái niệm hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion. Hóa trị đó gọi là gì? Cho ví dụ?
- GV: Cho ví dụ khác giúp học sinh nắm kĩ bài.
- GV: Hướng dẫn hs trước hết ta xác định các ion mang điện âm và dương. Lấy số điện tích của nó chính là điện hóa trị của nguyên tố đó.
- GV: Yêu cầu HS xác định điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất ion: CaF2, FeCl3, K2S, Al2O3.
- GV: Hãy rút ra nhận xét gì về điện hóa trị của nguyên tố nhóm IA, IIA, và IIIA trong hợp chất ion là gì? Nhận xét gì về điện hóa trị của nguyên tố nhóm VIA, và VIIA trong hợp chất ion là gì?
- HS: Quan sát ví dụ, sau đó trả lời câu hỏi của giáo viên.
- HS: Quan sát, lắng nghe và ghi chép.
- HG : Lắng nghe và trả lời.
- HS: Rút ra nhận xét.
I. Hóa trị
1. Hóa trị trong hợp chất ion.
 Trong hợp chất ion, hóa trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó.
Ví dụ: NaCl (Na+, Cl-)
- Na có điện hóa trị là 1+
- Cl có điện hóa trị là 1-
Lưu ý:
- Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm IA, IIA và IIIA trong hợp chất ion tương ứng là 1+, 2+, 3+.
- Điện hóa trị của các nguyên tố nhóm VIA và VIIA trong hợp chất ion tương ứng là 2-, 1-.
Hoạt động 2: Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị
- GV: Cho ví dụ và yêu cầu hs nêu khái niệm hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị. 
- GV: Cho ví dụ khác yêu cầu học sinh xác định hóa trị của các nguyên tố trong các chất: NH3,H2O,PCl3,C2H4, 
-HS: Lắng nghe và trả lời.
- HS: Xác định số oxi hóa các chất.
2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị.
 Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hóa trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó.
Ví dụ: CTCT
- Nguyên tố cacbon có cộng hóa trị là 4.
- Nguyên tố Hiđro có cộng hóa trị là 1.
Hoạt động 3: Số oxi hóa
Cho học sinh hoạt động nhóm, gv chia làm 4 nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi:
Nhóm 1: Khái niệm về số oxi hóa? Cách viết số oxi hóa và điện tích ion có gì khác biệt?
- GV: Giải thích cho hs có nghĩa là nếu hợp chất có liên kết ion thì số oxihóa nguyên tố chính bằng số điện tích ion, còn nếu hợp chất có liên kết cộng hóa trị thì xem hợp chất đó là hợp chất ion để xác định số oxihóa nguyên tố.
- HS: Lắng nghe giáo viên chia nhóm và hoạt động theo nhóm trả lời các câu hỏi của mỗi nhóm, các nhóm khác nhận xét.
II. Số oxi hóa
 1. Khái niệm:
Số oxi hóa của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên
 tử trong phân tử là liên kết ion.
* Cách viết số oxi hóa: Số oxi hóa được đặt phía trên kí hiệu nguyên tố. Ghi dấu trước, số sau.
Nhóm 2: Số oxi hóa của đơn chất thay đổi như thế nào? Cho ví dụ số oxi hóa của một số đơn chất mà em biết?
Nhóm 3: Số oxi hóa của H,O trong hợp chất bằng bao nhiêu? Hãy cho biết tổng số oxi hóa trong một phân tử như thế nào?
Nhóm 4: Trình bày sự khác nhau về số oxi hóa của ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử? 
-GV: Nhận xét các nhóm và khái quát lại sau đó hướng dẫn cho học sinh ghi, nêu ví dụ từng trường hợp cụ thể.
Và cho hs xác định số oxi hóa các nguyên tố trong hợp chất sau: NO, N2O, HCl, HClO, HNO3, H2SO4, NaOH, Al2O3, NH4NO3, Fe3O4 .
- HS: Hoạt động theo nhóm và trả lời các câu hỏi của mỗi nhóm, các nhóm khác nhận xét.
- HS: Lắng nghe và ghi chép. Xác định số oxi hóa các nguyên tố trong các hợp chất ở ví dụ.
2. Quy tắc xác định số oxi hóa
Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tố trong các đơn chất bằng không.
 0 0 0
Ví dụ: Cu, O2, H2
Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số số oxi hóa của các nguyên tố bằng không.
Quy tắc 3: Số oxi hóa của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó. Trong ion đa nguyên tử , tổng số số oxihóa của các nguyên tố bằng điện tích của ion.
Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hóa của Hiđro bằng +1(trừ muối Hiđrua NaH-1), số oxihóa của Oxi bằng -2(trừ các Peoxit H2O2-1).
Ví dụ:
Xác định số oxi hóa của nitơ, clo và lưu huỳnh trong các hợp chất sau:
 NO, HCl, H2SO4.
Giải:
Đặt x là số oxi hóa của các nguyên tố cần tìm:
* NO: x + 1.(-2) = 0 => x = +2
*HCl: x + 1.(+1) = 0 => x = -1
* H2SO4: x + 2.(+1) + 4.(-2) = 0 
=> x = +6
4. Củng cố: Hãy phân biệt điện hóa trị và cộng hóa trị? Nêu các quy tắc hóa trị?	
5. Dặn dò: Làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 trang 74. Xem lại nội dung của chương, xem bài sau, tiết sau luyện tập.

File đính kèm:

  • docTiet 38 39.doc