Giáo án Hóa học 10 - Tiết 37 - Bài 21: Khái quát về nhóm Halogen

I. MỤC TIÊU

 Kiến thức: + Hs cần biết các nguyên tố nhóm halogen, vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

 + Hs cần hiểu tại sao các nguyên tố halogen có tính oxi hóa mạnh? Sự thay đổi tính oxi hóa trong nhóm. Vì sao trong hợp chất F chỉ co số oxh -1 còn các halogen khác ngoài -1 còn có +1, +3, +5, +7?

 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cũ để giải thích một số vấn đề liên quan.

 G.dục t.tưởng: Tính nghiêm túc, sự tin tưởng vào khoa học, yêu thích môn hóa hơn

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Soạn giáo án + bảng tuần hoàn khổ lớn.

 Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC

 Giáo viên: Đàm thoại, giải thích, đưa ra tính huống, đặt câu hỏi và kết luận vấn đề.

 Học sinh: Lắng nghe, thảo luận, kết luận

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 37 - Bài 21: Khái quát về nhóm Halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 / Bài 21	KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
MỤC TIÊU
Kiến thức: 	+ Hs cần biết các nguyên tố nhóm halogen, vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.
	+ Hs cần hiểu tại sao các nguyên tố halogen có tính oxi hóa mạnh? Sự thay đổi tính oxi hóa trong nhóm. Vì sao trong hợp chất F chỉ co số oxh -1 còn các halogen khác ngoài -1 còn có +1, +3, +5, +7?
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức cũ để giải thích một số vấn đề liên quan.
G.dục t.tưởng: Tính nghiêm túc, sự tin tưởng vào khoa học, yêu thích môn hóa hơn
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Soạn giáo án + bảng tuần hoàn khổ lớn.
Học sinh: tập sách và các dụng cụ cần thiết 
PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC
Giáo viên: Đàm thoại, giải thích, đưa ra tính huống, đặt câu hỏi và kết luận vấn đề.
Học sinh: Lắng nghe, thảo luận, kết luận
CÁC HOẠT ĐỘNG TIẾT LÊN LỚP
Ổn định lớp {1 phút}
Vào bài dạy mới {37 phút}
Nội dung bài giảng
Hoạt động thầy – trò
Tiết 37 Bài 21
KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
Các N.tố
Flo
Clo
Brom
Iot
số hiệu
9
17
35
53
Vị trí 
C.kì 2
C.kì 3
C.kì 4
C.kì 5
Cấu hình electron 
Ns2 np5 (với n là số tt chu kì)
CTPT
Trạng thái
Khí 
Khí
lỏng 
rắn
Màu sắc
lục nhạt
Vàng lục
Nâu đỏ
Đen tím
Độ âm điện
3.98
3.16
2.96
2.66
Tính P.kim
yếu dần
Tính OXH
yếu dần
Số oxh
-1;0
-1; 0; +1; +3; +5; +7
Axit halogen hiđric
HF
(yếu)
HCl
(mạnh)
HBr
(mạnh)
HI
(rất mạnh)
M
19
35,
80
127
Hướng dẫn làm bài tập SGK
Bài tập 1, 2 và 3
Bài tập 4, 5, 6 và 7
Bài 8: 
Gọi X là Halogen cần tìm có KLNT là M
gọi a là số mol của X tham gia phản ứng
X2 + Mg MgX2
 a mol a mol
3X2+ 2Al 2Al X3
 a mol 2a/3 mol
giải phương trình ta được M = 35,5
 Vậy X là Clo
=> Mclo = 0,2.71 = 14,2 (gam)
Hoạt động 1 (1p): Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2 (20p): Giới thiệu khái quát về nhóm halogen
Th: Kẻ bảng như hình bên và đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận sau đó điền kết quả và ô trống.
Tr: Thảo luận nhóm tìm kết quả cho những vấn đề được đặt ra.
Th: Với những vấn đề học sinh không trả lời được, G.viên phải giải thích thật kĩ nhằm ôn lại kiến thức cũ cho học sinh.
Hoạt động 3 (15p): Hướng dẫn HS làm BT SGK
1B, 2C, 3B
Bài 4, 5, 6 và 7: kết hợp bài vừa học, cùng SGK, GV đặt vấn đề cho SH trả lời tại lớp
Củng cố {2 phút}
Thầy: Đặt các câu hỏi cho H.sinh trả lời
Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? vị trí của chúng trong bảng T.hoàn?
Cấu hình electron? từ cấu hình electron ta có thể suy ra các nguyên tố halogen có tính chất hóa học đặc trưng gì?
Ở điều kiện thường phân từ các halogen gồm mấy nguyên tử tạo nên? tại sao?
Tính chất oxi hóa của các halogen trong nhóm thay đổi như thế nào?
Mở rộng {5 phút} Cho HS chép bài tập làm thêm như sau:
Một muối halogennua điện phân nóng chảy theo phương trình “2NaX 2Na + X2”. Nếu đem điện phân nóng chảy 7,02 gam NaX thì thu được 2,76 gam Na. Hãy xác đinh tên X
Hướng dẫn giải
B1: tính số mol Na
B2: Viết lại phương trình phản ứng 
B3: đặt số mol Na vào phương trình và từ đó suy ra số mol NaX
B4: Tính số mol NaX theo khối lượng đề cho (gọi Mx là NTK của X)
B5: lập phương trình cho 2 biểu thức NaX ở B4 = B3
B6: giải phương trình tìm MX và trả lời câu hỏi của đề.
Giải
NNa = 2,76/23 = 0,12 (mol)
2NaX 2Na + X2
 0,12 --------- 0,12 mol
Ta có nNaX = 7,02/(23+MX)
Ta có phương trình: 7,02/(23+MX) = 0,12 
Giải phương trình ta được MX = 35,5
Vậy X là Clo
Dặn dò {1 phút} Về nhà học bài và đọc trước bài 22
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • doc37. B21 Khái quát về nhóm halogen.doc