Giáo án Hóa học 10 - Tiết 25: Luyện tập Bài 9
I. Mục tiêu
HV hiểu thế nào là tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim và độ âm điện.
II. Chuẩn bị:
- GV: bài tập, BTH, bảng phụ
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và nhóm A.
Tuần 9 Tiết 1 Tiết PPCT: 25 LUYỆN TẬP BÀI 9 I. Mục tiêu HV hiểu thế nào là tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim và độ âm điện. II. Chuẩn bị: - GV: bài tập, BTH, bảng phụ III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và nhóm A. 3. Dạy bài mới Hoạt động của GV – HS Nội dung Hoạt động 1: - GV: y/c HS nhắc lại quy luật biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố trong chu kì và nhóm A. Y/c HS giải bài tập. - HS: Sắp xếp bán kính nguyên tử theo chiều tăng. 1. Bài tập: Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử: Na, Al, K, S, Be. Giải: Be<S<Al<Na<K. 2. Bài tập: Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử: Li, Si, P, O, Cl. Giải: Li>Si>P>Cl>O. Hoạt động 2: - GV: y/c HS nhắc lại quy luật biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong chu kì và nhóm A. Y/c HS giải bài tập. - HS: Sắp xếp độ âm điện theo chiều giảm dần. 3. Bài tập: Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử: Na, Al, K, S, Br. Giải: K<Na<Al<S<Br. 4. Bài tập: Sắp xếp các nguyên tố sau đây theo chiều giảm dần độ âm điện của nguyên tử: Li, Si, P, O, Cl. Giải: O>Cl>P>Si>Li. 4. Củng cố: bài tập 5 trang 48 5. Dặn dò: chuẩn bị Bài 10: ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
File đính kèm:
- Tiet 25.doc