Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 10,11. Bài 7: Năng lượng của các Electron trong nguyên tử. Cấu hình Electron trong nguyên tử - Trương Văn Hường

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

– HS biết thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.

– Việc phân bố các electron trong nguyên tử tuân theo những nguyên lí và quy tắc nào.

– Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.

2. Kỹ năng:

– Có kĩ năng viết cấu hình electron của nguyên tử thuộc 20 nguyên tố đầu.

– Biết cách tìm kiếm thông tin về sự sắp xếp các electron trong nguyên tử trên mạng internet, lưu giữ và xử lí thông tin.

3. Tư tưởng:

 

II. PHƯƠNG PHÁP:

Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 10,11. Bài 7: Năng lượng của các Electron trong nguyên tử. Cấu hình Electron trong nguyên tử - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 10, 11. Bài 7
Năng lượng của các electron trong nguyên tử.
cấu hình electron trong ngyên tử.
Ngày soạn: 14/09/2008
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10A
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
– 	HS biết thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
– 	Việc phân bố các electron trong nguyên tử tuân theo những nguyên lí và quy tắc nào.
–	Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
2. Kỹ năng:
– 	Có kĩ năng viết cấu hình electron của nguyên tử thuộc 20 nguyên tố đầu.
– 	Biết cách tìm kiếm thông tin về sự sắp xếp các electron trong nguyên tử trên mạng internet, lưu giữ và xử lí thông tin.
3. Tư tưởng:
II. Phương pháp:
Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.
III. Đồ dùng dạy học:
– 	Phóng to hình 1.11 và bảng cấu hình electron của nguyên tử 20 nguyên tố đầu (SGK).
– 	Thiết kế mô phỏng sự phân bố electron theo các lớp khác nhau trong nguyên tử của nguyên tố nào đó (có thể dùng phần mềm Powerpoint hoặc Macromedia Flash) để dạy học.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp: (2')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học.
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung cần khắc sâu
10'
20'
5'
5'
* Hoạt động 1: 
- GV: Trong ngtử các e trên mỗi obitan có một mức năng lượng xđ, người ta gọi đó là mức năng lượng obitan ngtử ( NL AO).
=> HS: Ghi thông tin.
- GV: Các e trên các AO khác nhau của cùng một phân lớp có mức năng lượng như nhau nhưng có sự định hướng không gian khác nhau.
VD: n=2
=> HS: Ghi thông tin.
- GV: Các em hãy quan sát hình 1.11 (sgk-26)
=> HS: Quan sát hình 1.11.
- GV: Thực nghiêm và lý thuyết cho thấy khi điện tích hạt nhân tăng, mức năng lượng AO tăng dần theo thứ tự như trong hình 1.11.
=> HS: Nghe thông tin.
- GV: Các em quan sát và ghi lại các phân lớp theo thứ tự tăng dần.
=> HS: 1s, 2s, 2p,
3s, 3p, 4s, 3d,
- GV: Các em lưu ý: khi điện tích hạt nhân tăng thì có sự chèn mức năng lượng ( do sự co lantan d). vd: mức 4s trở nên thấp hơn 3d; 5s thấp hơn 4d...
=> HS: Ghi thông tin.
* Hoạt động 2:
- GV: Để biểu diễn obitan một cách đơn giản người ta còn dùng 1ô vuông nhỏ -> ô lượng tử.
VD: ứng với n=1, n=2, n=3, ...
hãy vẽ các ô lượng tử.
=> HS: Nghe thông tin và ghi vào vở.
- GV: Một em hãy đọc nguyên lý này trong (sgk-27).
=> HS: Đọc SGK - 27
- GV: người ta biểu diễn chiều tự quay khác nahu của e quanh các trục riêng của 2 e tnt?
=> HS: bằng 2 chiều mũi tên, trong đó 1 mũi tên có chiều đi lên, 1 mũi tên có chiều đi xuống: 
- GV: các em lấy ví dụ?
=> HS: lấy ví dụ.
- GV: các AO không có e gọi là AO trống, các AO có 1 e thì e đó được gọi là e độc thân, các AO có 2 e thì 2 e đó gọi là 2 e ghép đôi.
=> HS: nghe TT
- GV: các em hãy cho biết số e tối đa trong 1 phân lớp, tronh 1 lớp là bao nhiêu?
=> HS: Lớp n có n2 AO, mỗi AO có tối đa 2e , do đó lớp n có 2n2 e.
- GV: các em hãy lấy 1 số ví dụ?
=> HS: lấy ví dụ.
- GV: số e tối đa trong 1 phân lớp ntn?
=> HS: là các số gấp đôi của 1, 3, 5, 7
- GV: thế nào là lớp, phân lớp e bão hoà, nửa bão hoà?
=> HS: Trả lời.
* Hoạt động 3:
- GV: các em đọc SGK - 28 và cho biết ND nguyên lý này?
=> HS: đọc và trả lời.
- GV: chúng ta xét ví dụ sự phân bố e vào ô lượng tử của các nguyên tố có số hiệu: Z = 1 và Z = 3.
=> HS: ghi TT.
* Hoạt động 4:
- GV: các em đọc SGK - 29 và cho biết ND quy tắc này?
=> HS: đọc và trả lời.
- GV: chúng ta lấy ví dụ?
=> HS: lấy ví dụ.
I. Năng lượng của electron trong nguyên tử:
1. Mức năng lượng obitan nguyên tử
- kN:( SGK- 20)
- Số e trên các AO khác nhau của cùng một phân lớp có năng lượng như nhau nhưng có định hướng khác nhau trong không gian.
2. Trật tự các mức obitan nguyên tử:
- Các mức năng lượng AO tăng dần:
1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, 4p....
- Lưu ý: Khi điện tích hạt nhân tăng -> có sự chèn mức năng lượng.
II. Các nguyên lý và quy tắc phân bố elecron trong nguyên tử:
1. Nguyên lý pau-li:
a. Ô lượng tử:
- Ô lượng tử: 
- VD: 
b. Nguyên lý Pau - li:
- ND: SGK - 27
- VD: 
c. Số electron tối đa trong 1 lớp và 1 phân lớp:
- Số e tối đa trong 1 lớp n là: 2n2
VD: Lớp 1 có 2 e, Lớp 2 có 8 e, Lớp 3 có 18 e ...
- Số e tối đa trong 1 phân lớp:
Phân lớp s có tối đa 2 e
Phân lớp p có tối đa 6 e
Phân lớp d có tối đa 10 e
Phân lớp f có tối đa 14 e
2. Nguyên lý vững bền:
- ND: SGK - 28
VD: Z = 1: 
 Z = 3: 
3. Quy tắc Hun:
- ND: SGK - 29
- VD: 
Z = 6: 
Z = 7: 
20'
10'
10'
* Hoạt động 5: 
- GV: Cấu hình e là gì?
=> HS: Là sự phân bố e vào các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
- GV: VD: Cấu hình e của nguyên tử Z=7 : 1s 2s 2p
- GV: Quy ước viêt cấu hình e như thế nào?
=> HS: Quy ước :
+ Số thứ tự lớp e:1, 2, 3...
+ Phân lớp : s, p, d, f
+ Số e: 1s, 1s,..
VD: 1s2s2p....
- GV: Cách viết cấu hình e như thế nào?
=> HS: Qua 3 bước.
- GV: chúng ta làm ví dụ.
=> HS: ghi TT
- GV: Các em lưu ý: từ ntử có số hiệu từ 1 đến 20 ta chỉ cần viết theo 2 bước, từ 21 trở lên mới cần viết theo 3 bước.
=> HS: nghe TT.
* Hoạt động 6:
- GV: Các em chia thành 4 tổ, mỗi tổ nghiên cứu và lên bảng viết CHe của 5 ntố lần lượt trong BTH?
=> HS: nghe và làm theo hướng dẫn.
- GV: Nhận xét và có thể cho điểm.
=> HS: nghe TT.
* Hoạt động 7:
- GV: lớp e ngoài cùng có thể có bao nhiêu e?
=> HS: có thể có từ 1 đến 8 e.
- GV: các e lớp ngoài cùng có ảnh hưởng ntn đến tính chất hoá học của ntử ?
=> HS: quyết định tính chất hh của ntử ntố đó.
- GV: cụ thể nó ảnh hưởng ntn?
=> HS: trả lời.
III. Cấu hình electron nguyên tử.
1. Cấu hình e nguyên tử.
- KN: Biểu diễn sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
-Quy ước : (sgk-30)
- Cách viết cấu hình e:
+ Bước 1: Xác định số e. VD: Z=7 à có 7 electron 
+ Bước 2: Các electron được phân bố lần lượt vào các phân lớp theo chiều tăng của năng lượng trong nguyên tử. VD: 1s2s2p3
+ Bước 3: Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
VD: 1s2s2p3
- VD: cấu hình e của ntử có:
Z=26: 1s2s2p63s23p63d64s2
2. Cấu hình electron ntử của 1 số nguyên tố:
(SGK - 31)
3. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng:
a. Nguyên tử có 8e ngoài cùng không tham gia pư.
b. Nguyên tử có 1, 2, 3 e ngoài cùng có tính kim loại.
c. Nguyên tử có 5, 6, 7 e ngoài cùng có tính phi kim.
d. Nguyên tử có 4e ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.
4. Củng cố bài giảng: (6')
	Câu 1. Phân lớp d chứa tối đa 
2 electron.
6 electron.
10 electron.*
14 electron.
	Câu 2. Lớp electron M bão hoà khi lớp đó chứa 
8 electron.
18 electron.*
32 electron.
 D. 36 electron.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (2')
	Bài 1 đến bài 7 (SGK - 32).
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 10, 11 - HH 10 NC.doc