Giáo án Hóa học 10 - Tiết 25, Bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử - Năm học 2013-2014

1. Kiến thức:

* Học sinh nắm vững: - Cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử.LK trong mạng tinh thể nguyên tử là Lk CHT .Tính chất chung của mạng tinh thể nguyên tử.

 - Cấu tạo mạng tinh thể phân tử.LK mạng tinh thể phân tử là Lk yếu giữa các phân tử; Tính chất chung của mạng tinh thể phân tử.

*Học sinh vận dụng :- So sánh mạng tinh thể nguyên tử, mạng tinh thể phân tử, mạng tinh thể ion

 -Biết tính chất chung của từng loại mạng tinh thể để sử dụng được tốt các vật liệu có cấu tạo từ các loai mạng tinh thể kể trên.

2. Kỹ năng:

 - Hiểu và giải thích tốt các tinh thể trong thực tế

3. Thái độ tình cảm:

- HS có ý thức tự giác trong học tập, biết liên hệ kiến thức thực tế.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 25, Bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: ...../...../2013
Giảng: ....../...../2013
Lớp 10A1
Tiết 25
BÀI 14 –TINH THỂ NGUYÊN TỬ VÀ TINH THỂ PHÂN TỬ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
* Học sinh nắm vững: - Cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử.LK trong mạng tinh thể nguyên tử là Lk CHT .Tính chất chung của mạng tinh thể nguyên tử.
 - Cấu tạo mạng tinh thể phân tử.LK mạng tinh thể phân tử là Lk yếu giữa các phân tử; Tính chất chung của mạng tinh thể phân tử.
*Học sinh vận dụng :- So sánh mạng tinh thể nguyên tử, mạng tinh thể phân tử, mạng tinh thể ion
 -Biết tính chất chung của từng loại mạng tinh thể để sử dụng được tốt các vật liệu có cấu tạo từ các loai mạng tinh thể kể trên.
2. Kỹ năng:
	 - Hiểu và giải thích tốt các tinh thể trong thực tế
3. Thái độ tình cảm:
- HS có ý thức tự giác trong học tập, biết liên hệ kiến thức thực tế.
II - CHUẨN BỊ
1- Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stkPho to hình vẽ tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử, 
 tinh thể ion.
	2- Học sinh: Soạn xem bài mới trước khi đến lớp.
III -TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ (6’): 
-Viết cấu hình e của nguyên tử C , I à Xác định số e lớp vỏ ngoài cùng.
-Viết CTe, CTCT của hợp chất: H2O, H2S , CO2.
3. Giảng bài mới (35’):
BÀI 14 – TINH THỂ NGUYÊN TỬ VÀ TINH THỂ PHÂN TỬ
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
Hoạt động 1:
-Nguyên tử C có bao nhiêu e ở lớp vỏ ngoài cùng? 
*Từ hình 3.4.Trả lời câu hỏi sau: 
->Kim cương có phải thù hình của C không?thuộc loại tinh thể gì?
->Các nguyên tử C trong kim cương liên kết với nhau như thế nào?
-Nguyên tử C có 4 e ở lớp vỏ ngoài cùng.
-Kim cương là 1 dạng thù hình của C ,thuộc loại tinh thể nguyên tử.
-Các nguyên tử C trong kim cương liên kết với nhau : Mỗi C liên kết với 4 C bên cạnh bằng 4 cặp e chung.
I.TINH THỂ NGUYÊN TỬ
1.Tinh thể nguyên tử:
-Cấu tạo từ những nguyên tử, được sắp xếp 1 cách đều đặn, theo 1 trật tự nhất định trong không gian tạo thành 1 mạng tinh thể .Ở điểm nút mạng tinh thể là những nguyên tử. liên kết với nhau bằng liên kết CHT.
Hoạt động 2:
-Nêu tính chất của kim cương?
-Tại sao kim cương rắn?
-Độ cứng của kim cương là bao nhiêu ĐV?
*Nêu tính chất của kim cương:
-Rất cứng (làm dao cắt kính)
* Kim cương rắn: Vì,lực liên kết CHT trong tinh thể nguyên tử là rất lớnà Kim cương rất cứng, bền, khó nóng chảy, khó bay hơi
-Độ cứng của kim cương là 10 ĐV
2.Tính chất chung của tinh thể nguyên tử:
-Lực LK CHT trong tinh thể nguyên tử là rất lớn.Vì vậy, tinh thể nguyên tử đều bền vững,rất cứng, khó nóng chảy, khó sôi.
Hoạt động 3:
-Hình 3.5: Mô tả tinh thể Iốt?
-Tinh thể nước đá có phải là tinh thể phân tử không?giải thích? VD?
-Là tinh thể phân tử
-Nhiệt độ thường ở thể rắn,cấu trúc mạng lập phương tâm diện(8 đỉnh và 6 mặt hình lập phương)
-Tinh thể nước đá là tinh thể phân tử.
VD: O2,N2,H2,Cl2,H2O,H2S,CO2.
II.TINH THỂ PHÂN TỬ
1.Tinh thể phân tử:
-Cấu tạo từ những phân tử, được sắp xếp 1 cách đều đặn, theo 1 trật tự nhất định trong không gian tạo thành 1 mạng tinh thể .Ở điểm nút mạng tinh thể là những phân tử. liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. 
Hoạt động 4:
-Tính chất của nước đá,I2, băng phiến?
-Tại sao tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi như vậy?
-I2 à (t0) hơi màu tím
-Nước đá dễ tan
-Viên băng phiến dễ bay hơi.
*Tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi như vậy,Vì:
-Các phân tử tồn tại độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếuà dễ nóng chảy,dễ bay hơi
-Nhiệt độ thường: Băng phiến, I2 đã bị phân huỷ
-Tinh thể phân tử không phân cực dễ hoà tan trong các dung môi không phân cực.
2.Tính chất chung của tinh thể phân tử:
-Trong tinh thể phân tử,các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử.Vì vậy, mà tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
4.Củng cố (3’): 
-HS hãy nêu rõ sự khác nhau về cấu tạo và liên kết trong mạng tinh thể nguyên tử và mạng tinh thể phân tử?
HD:
Tinh thể nguyên tử
Tinh thể phân tử
- Nút mạng tinh thể là những nguyên tử liên kết với nhau bằng các LK CHT.
- Điểm nút của mạng tinh thể là những phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
5.Dặn dò (1’): -HS làm Các BT từ 1à Trang 70
 -Chuẩn bị BÀI 15 : HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ 	
(1) Cách xác định hoá trị của 1 nguyên tố trong hợp chất ion và hợp chất CHT như thế nào?
(2) Số oxi hoá là gì? Xác định số oxi hoá bằng cách nào?
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 25.doc
Giáo án liên quan