Giáo án Hóa học 10 - Tiết 24, Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

 I . Mục tiêu

- HV hiểu thế nào là tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và phi kim, độ âm điện.

- Khái niệm độ âm điện, sự biến đổi tuần hoàn hoá trị cao nhất với oxi và với hidro.

- Sự biến thiên tính chất của oxit và hidroxit các nguyên tố nhóm A.

- HV biết quan sát các bảng số liệu, nhận xét và rút ra quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, hóa trị các nguyên tố, tính axit – bazơ của các hợp chất.

II. Chuẩn bị: Bảng tuần hoàn (GV, HS), GV: Hình 2.1 SGK, bảng 6, 7, 8 SGK

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ

Câu 1: Nguyên tố nào đứng đầu các chu kì ? đặc điểm chung của các nguyên tố đó: cấu hình, tính chất hoá học đặc trưng ?

Câu 2: Các nguyên tố nào đứng cuối mỗi chu kì ? đặc điểm các nguyên tố: cấu hình, tính chất hoá học đặc trưng ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 24, Bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 8 Tiết 3	Tieát PPCT: 24
Bài 9: SỰ BIẾN ÑOÅI TUAÀN HOAØN TÍNH CHAÁT CUÛA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
 I . Mục tiêu 
- HV hiểu thế nào là tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và phi kim, độ âm điện.
- Khái niệm độ âm điện, sự biến đổi tuần hoàn hoá trị cao nhất với oxi và với hidro.
- Sự biến thiên tính chất của oxit và hidroxit các nguyên tố nhóm A.
- HV biết quan sát các bảng số liệu, nhận xét và rút ra quy luật biến đổi bán kính nguyên tử, độ âm điện, hóa trị các nguyên tố, tính axit – bazơ của các hợp chất.
II. Chuẩn bị: Bảng tuần hoàn (GV, HS), GV: Hình 2.1 SGK, bảng 6, 7, 8 SGK
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Nguyên tố nào đứng đầu các chu kì ? đặc điểm chung của các nguyên tố đó: cấu hình, tính chất hoá học đặc trưng ?
Câu 2: Các nguyên tố nào đứng cuối mỗi chu kì ? đặc điểm các nguyên tố: cấu hình, tính chất hoá học đặc trưng ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1
Nguyên tử của nguyên tố kim loại, phi kim có mấy e ngoài cùng? Tính kim loại, tính phi kim là gì?
Tính dễ mất e ion dương, càng dễ mất e thì tính kim loại càng mạnh.
Tính dễ nhận e ion âm, càng dễ nhận e thì tính phi kim càng mạnh.
GV hướng dẫn HS quan sát ranh giới KL và PK trong BTH (đường dích dắc)
I. Tính kim loại, tính phi kim
 - Tính kim loại là tính dễ mất e để trở thành ion dương (cation)
 M Mn+ + ne
- Tính phi kim là tính dễ thu e để trở thành ion âm (anion)
 X + me Xm-
Hoạt động 2
- GV: y/c HS nghiên cứu thông tin phần in chữ xanh trang 42, 43.
- HS: n/cứu SGK.
- GV giải thích: quan sát hình 2.1: rnt giảm, lực hút tăng khó nhường e. rnt tăng, lực hút giảm, dễ nhường e.
Flo là nguyên tố phi kim mạnh nhất.
1 .Sự biến đổi tính chaát trong moät chu kì 
Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
Hoạt động 3
- GV : Dựa vào hình 2 SGK yêu cầu một HV nhận xét tính kim loại và phi kim của các nguyên tố cùng nhóm A ?
- HS: nhận xét
- GV: tương tự yêu cầu HV giải thích nguyên nhân của sự biến thiên tuần hoàn trên.
- HS: giải thích
- GV bổ sung: Cs là nguyên tố KL mạnh nhất (-Fr là nguyên tố phóng xạ).
2.Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A:
Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, tính phi kim yếu dần.
Hoạt ñoäng 4 :
- GV : yêu cầu HS đọc để hiểu khái niệm độ âm điện trong SGK.
- HS: đọc khái niệm độ âm điện
- GV đặt câu hỏi: qui luật biến đổi độ âm điện có phù hợp qui luật bién đổi tính kim loại và phi kim của nguyên tố hoá học?
- HS: Dựa vào bảng độ âm điện của Pau-linh ( bảng 6) trả lời câu hỏi: giá trị độ âm điện trong 1 chu kì, 1 nhóm A. Sự biến đổi tính KL, tính PK ở các chu kỳ, nhóm A như thế nào?
3. Độ âm điện
a. Khái niệm: Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút e của nguyên tử đó khi tham gia hình thành liên kết hoá học. 
b. Bảng độ âm điện
- Trong một chu kì khi đi từ trái qua phải giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung tăng dần.
- Trong một nhóm A khi đi từ trên xuống dưới giá trị độ âm điện của các nguyên tử nói chung giảm dần.
Kết luận: Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
Hoạt động 5 :
- GV : y/c HS quan sát bảng 7 hóa trị cao nhất đối với oxi ? Quan hệ giữa hóa trị và số TT của nhóm A ? Hóa trị của phi kim trong hợp chất với hydro? (hoá trị = 8- STTnhóm A).
- HS: quan sát bảng 7 và trả lời câu hỏi của GV. 
II. Hoá trị của các nguyên tố
Trong một chu kỳ, khi đi từ trái sang phải:
- Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng từ 1 đến 7
- Hóa trị của các phi kim (IVA-VIIA) trong hợp chất với hydro giảm từ 4 đến 1.
Hoạt động 6
- GV: Quan sát bảng 8 kết luận gì về tính acid, bazơ của oxit và hydroxyt.
- HS: trả lời câu hỏi. 
III. Oxit vaø hydroxit cuûa caùc nguyeân toá nhoùm A
Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải tính bazơ của các oxit và hydroxit tương ứng yếu dần, đồng thời tính axit tăng dần.
Hoạt động 7
GV: Khái quát toàn bài học: trên cơ sở sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e nguyên tử bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại và phi kim của các nguyên tố hoá học, thành phần và tính chất hợp chất của chúng ta thấy tính chất của các nguyên tố hoá học biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- HS: Lắng nghe 
- GV: Cho HS đọc SGK nội dung định luật tuần hoàn.
- HS: đọc nôi dung định luật tuần hoàn.
IV. Ñònh luaät tuaàn hoaøn
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất cấu tạo nên từ các nguyên tố đó biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
4. Củng cố:
 KL(bazơ), PK(axit) 
 r độ âm điện Bài tập 1, 2, 3 trang 47: 1D, 2D, 3a, c
KL, r 
PK 
5. Dặn dò:
- Sự biến đổi tính chất trong 1 chu kì, nhóm.
- Luyện tập bài 8,9.

File đính kèm:

  • docTiet 24.doc