Giáo án Hóa học 10 - Tiết 24 - Bài 13: Liên kết cộng hóa trị

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS biết

 - Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong đơn chất, hợp chất

 - Khái niệm về liên kết cộng hóa trị, tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị.

 2. Kĩ năng:

 HS vận dụng: biểu diễn sự tạo thành liên kết cộng hóa trị

II. Chuẩn bị:

 GV và HS: bảng tuần hoàn.

III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: Liên kết ion là gì? Biểu diễn sự tạo thành phân tử AlCl3, Na2O?

2. Hoạt động:

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 24 - Bài 13: Liên kết cộng hóa trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẹch về phía ngtử H nào cả.
HS: phát biểu và ghi bài.
Hoạt động 2: 
GV: - Viết cấu hình e của 7N?
- Ngtử N cần thêm bao nhiêu e để bền? mỗi ngtử N sẽ góp chung bao nhiêu e?
- Biểu diễn sự tạo thành phân tử N2?
- Trong phân tử N2 có bao nhiêu cặp e chung? liên kết ba
- Các ngtử liên kết với nhau bằng 1,2,3 cặp e chung sẽ tạo ra liên kết tương ứng là đơn, đôi, ba.
HS: biểu diễn 
Hoạt động 3:
GV: - Viết cấu hình e của ngtử 1H, 17Cl?
- Để đạt cáu hình e bền thì ngtử H, Cl cần thêm bao nhiêu e để bền?
- Mỗi ngtử sẽ góp chung bao nhiêu e?
- Độ âm điện của Cl, H là bao nhiêu? 
- Khi đó cặp e chung sẽ lệch về phía ngtử nào?
 liên kết này được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực
- Viết cấu hinh e của 12C, 8O?
- Ngtử C, O cần thêm bao nhiêu e để bền?
- Mỗi ngtử sẽ góp chung bao nhiêu e?
- Biẻu diễn sự tạo thành phân tử CO2?
- Liên kết C = O là liên kết cộng hóa trị có cực nhưng phân tử CO2 không phân cực do 2 liên kết C = O ngược chiều nên tổng hợp lực bằng o.
HS: trả lời
Hoạt động 4:
GV: - Chất có liên kết cộng hóa trị có thể ở các trạng thái nào?
- Chất có cực có thể tan trong dung môi như thế nào?
- Chất không có cực tan trong dung môi như thế nào?
HS: trả lời
Hoạt động 5: 
GV: - Liên kết khi nào được gọi là liên kết cộng hóa trị?
- Liên kết cộng hóa trị không có cực, có cực?
- Liên kết ion là gì? 
- Từ các loại liên kết trên em thấy mức độ hút cặp e chung về phía ngtử có độ âm điện lớn hơn như thế nào?
- Hiệu độ âm điện có liên quan thế nào đến loại liên kết trong phân tử?
- Người ta phân chia loại liên kết dựa vào độ âm điện như thế nào?
HS: trả lời
Hoạt động 6:
Trong các chất sau: NaCl, Cl2, CH4, C2H4. Chất nào có liên kết cộng hóa trị không có cực, liên kết ion, biểu diễn sự tạo hành các chất trên?
GV: - Xác định laọi liên kết trước.
- Xác định số e lớp ngoài cùng à số e cần để đạt cấu hình e bền.
- Viết công thức e, ctct
HS: làm bài
I. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị:
 1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa hai ngtử giống nhau. Sự hình thành đơn chất:
 a. Sự hình thành phân tử hiđro(H2):
 Cấu hình e 1H: 1s1 để đạt cấu hình e bền của He: 1s2 thì mỗi ngtử H sẽ góp chung 1e
 H · + ·H à H : H à H – H 
 Công thức e Ctct
Liên kết H – H gọi là lk đơn
 b. Sự hình thành phân tử Nitơ (N2):
.
.
.
.
.
.
Cấu hình e 7N: 1s22s22p3 mỗi ngtử N cần thêm 3e để bền à mỗi ngtử góp chung 3e
:N + N: à :N N: à NN
Liên kết NN gọi là liên kết ba
Kết luận: 
 - Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai ngtử bằng một hoặc nhiều cặp e chung.
 - Liên kết mà cặp e chung không lệch về phía ngtử nào gọi là liên kết cộng hóa trị không cực.
 2. Liên kết giữa các ngtử khác nhau. Sự hình hnàh họp chất:
 a. Sự hình thành phân tử Hiđroclorua (HCl):
 Cấu hình 1H : 1s1
 17Cl: 1s22s22p63s23p5 
Ngtử H và Cl cần thêm 1e để đạt cấu hình e bền 
¨
¨
¨
¨
¨
 mỗi ngtử góp chung 1e
 H· + ·Cl: à H :Cl à H – Cl 
Do độ âm điện Cl > H nên cặp e chung lệch về phía ngtử Cl
 Liên kết mà cặp e chung lệch về phía 1 ngtử gọi là liên kết cộng hóa trị có cực hoặc liên kết cộng hóa trị phân cực.
.
.
.
.
.
.
¨
¨
¨
¨
¨
 b. Sự hình thành phân tử khí Cacbonđioxit (CO2):
 C + 2 :O à O:: C ::O à O = C = O
Liên kết C = O gọi là liên kết đôi
Liên kết C = O phân cực nhưng phân tử O = C = O không phân cực.
 3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị:
 Chất có liên kết cộng hóa trị có thể là:
- Chất rắn, lỏng, khí.
- Chất có cực tan nhiều trong dung môi có cực.
- chất không có cực tan nhiều trong dung môi không phân cực.
II. Độ âm điện và liên kết hóa học:
 1. Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không có cực, có cực, liên kết ion:
 - Nếu cặp e chung ở giữa 2 ngtử à lk cộng hóa trị không có cực.
- Nếu cặp e chung lệch về phía 1 ngtử à lk cộng hóa trị có cực.
- Nếu cặp e chung chuyển hẳn về một ngtử à lk ion.
 2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học:
 Hiệu độ âm điện Lk hóa học
 Từ 0,0 à < 0,4 Lk không có cực
 0,4 à < 1,7 Lk có cực
 1,7 Lk ion
VD: trong phân tử NaCl, hiệu độ âm điện:
 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 à Lk giữa Na và Cl là liên kết ion.
IV. Củng cố: 
 Biểu diễn sự tạo thành chất có liên kết cộng hóa trị
 Phân biệt các loại liên kết
 Làm bài tập về nhà
V. Rút kinh nghiệm:
Tiết 25 / Bài 14: TINH THỂ NGUYÊN TỬ VÀ TINH THỂ PHÂN TỬ 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết
	- Cấu tạo và tính chát của tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
	- Tính chất của tinh thể nguyên tử, phân tử. 
 2. Kĩ năng:
 HS vận dụng: so sánh các mạng tinh thể
II. Chuẩn bị:
	GV các hình vẽ mạng tinh thể
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Biểu diễn sự tạo thành phân tử NH3, Br2? Các phtử trên, phtử nào có liên kết cộng hóa trị có cực, không có cực? Vì sao?
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: - Quan sát mô hình tinh thể kim cương.
- Viết cấu hình e của C. Nguyên tử C có mấy e lớp ngoài cùng? Cần thêm bao nhiêu e để bền?
à mỗi nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tư C lân cận bằng 4 cặp e chung, 4C này nằm trên 4 đỉnh của một tứ diện đều.
- Kim cương là một dạng thù hình của C, thuộc loại mạng tinh thể nguyên tử.
à vậy tinh thể nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
- Ở các nút mạng là các nguyên tử hay ion?
HS: trả lời
Hoạt động 2:
GV: - Tinh thể nguyên tử khác tinh thể ion như thế nào?
- Lực liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể lỏng lẻo hay bền chặt?
- Từ sự liên kết chặt chẽ giữa các nguyên tử làm cho tinh thể nguyên tử có những tính chất đặc trưng nào?
HS: trả lời
Hoạt động 3: 
GV: - Tinh thể Iot là tinh thể phân tử.
- Quan sát mô hình tin thể Iot. Ở các nút mạng tinh thể Iot là các nguyên tử hay phân tử Iot?
- Các phân tử được sắp xếp như thế nào trong tinh thể?
 Tinh thể phân tử là tinh thể như thế nào?
- Ở các nút mạng các phân tử Iot liên kết với nhau bằng lực liên kết gì?
- Tinh thể phân tử có tinh chất đặc trưng nào?
- Đặc diểm nào gây ra tính chất dặc trưng đó của tinh thể phân tử?
HS: trả lời
Bài tập: 
Trong các chất sau: CH4, C2H4, CaCl2. Chất nào có liên kết cộng hóa trị, liên kết ion? Biểu diễn sự tạo thành các phân tử trên?
GV: - Dựa vào hiệu độ âm điện của các nguyên tố để xác định xem chát đó có liên kết gì?
- Nếu chất đó có liên kết ion thì sự tạo thành chất dó có sự nhường nhận e giữa các nguyên tử với nhau.
- Nếu chất có liên kết cộng hóa trị thì chất đó hình thành thông qua quá trình góp chung e.
HS: làm bài
I. Tinh thể nguyên tử:
 1. Tinh hể nguyên tử:
 - Tinh thể nguyên tử được cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể. 
 - Các nút mạng là các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
 2. Tính chất của tinh thể nguyên tử:
 Tinh thể nguyên tử rất cứng, bền. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi khá cao do lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể rất lớn.
II. Tinh thể phân tử:
 1. Tinh thể phân tử:
 - Tinh thể phân tử được cấu tạo từ những phân tử được sắp xếp một cách đều đặn, theo một trật tự nhất định trong không gian tạo thành mạng tinh thể phân tử. 
 - Các nút mạng là các phân tử liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.
 2. Tính chất chung của tinh thể phân tử:
 Trong tinh thể, các phân tử vẫn tồn tại độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu nên tinh thể nguyên tử dễ nóng chảy, bay hơi.
Bài tập:
 * CH4 có liên kết cộng hóa trị có cực: 
 H H
 4 H· + ∙C ∙ à H :C:H à H – C – H
 H H
 * C2H4 có liên kết cộng hóa trị
4 H·+ 2∙C ∙àH :C::C: HàH – C = C – H 
 H H H H 
 * CaCl2 có liên kết ion
 Ca à Ca2+ + 2e
 Cl + 1e à Cl- 
 Ca2+ + 2 Cl- à CaCl2 
IV. Củng cố:
 Về làm bài 1à 6 trang 70,71 SGK
V. Rút kinh nghiệm:
Tự chọn 13 	BÀI TẬP: LIÊN KẾT ION
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	Ôn lại kiến thức đã học ở bài liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.
	2. Kĩ năng:
	 Rèn kĩ năng giải bài tập của học sinh. 
II. Chuẩn bị:
	GV: các bài tập áp dụng. 
 HS: ôn lại bài cũ
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Bài 1: 
Xác định số p,n,e, A và viết cấu hình electron của các ion sau: 
 a) ; , 
 b) , , 
GV: - Nguyên tử khi nào mới trở thành ion dương, âm?
- Khi nguyên tử trở thành ion thì các hạt nào không thay đổi, hạt nào thay đổi?
- Ion dương, âm có số electron so với nguyên tử ban đầu thay đổi như thế nào?
- Khi nguyên tử nhường electron thì nhường electron nào trước?
- Khi nguyên tử nhận thêm electron thì electron nhận thêm được điền vào lớp nào?
à để tránh sai khi viết cấu hình e của ion ta nên viết cấu hình e của nguyên tử trước rồi sau đó mới viết lại cấu hình e của ion.
HS: làm bài
Hoạt động 2: 
Bài 2:
X,A,Z là những nguyên tử có số điện tích hạt nhân là 9,19,8.
 a) Viết cấu hình e và xác định vị trí của A,X,Z trong bảng uần hoàn?
 b) Dự đoán liên kết giữa X và A, A và Z, X và Y?
GV: - Trong nguyên tử các hạt nào bằng nhau?
- Để xác định nguyên tử nguyên tố đó nằm ở ô thứ mấy trong bảng tuần hoàn ta dựa vào đại lượng nào?
- Xác định vị trí nguyên tố ta xác định các đại lượng nào?
- Thông thường liên kết giữa nguyên tử với nguyên tử nào tạo ra liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, không ó cực?
HS: làm bài.
Hoạt động 3: 
Bài 3:
Cho 10,8 gam Al phản ứng vừa đủ với khí Clo thu được muối X.
 a) Tính thể tích khí Clo ( đktc) cần dùng?
 b) Tính khối lượng muối X thu được?
GV: - Viết ptpư xảy ra.
- Nêu công thức tính thể tích ở dktc?
- Để tính thê tích Clo ở đktc ta càn tìm đại lượng nào?
- Muối thu được là muối nào?
- Nêu công thức tính khối lượng một chất?
- Theo ptpư thì đề đã cho đại lượng nào rồi?
- Từ ptpư ta tính được số mol của Clo, AlCl3, từ đó ính thể tích Clo và khối lượng muối.
HS: làm bài
Bài 1:
a)
 có số p = 20, A = 40 N = 20
 Số e = 18 (vì đã nhường đi 2e)
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p6 
 có số p = 26, A = 56 N = 30 số e = 24 ( vì đã nhường đi 2e)
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d6 
 có số p = 19, A = 39 N = 20
 Số e = 18 (vì đã nhường đi 1e)
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p6 
b) 
 có số p = 17, A = 35 N = 18
 Số e = 18 (vì đã nhận thêm 1e)
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p

File đính kèm:

  • doct13.doc
Giáo án liên quan