Giáo án Hóa học 10 - Tiết 23, Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion (Tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

- Ôn lại khái niệm cation và anion.

- Học sinh hiểu được sự hình thành liên kết ion.

2. Kĩ năng:

 Vận dụng để xét sự ảnh hưởng liên kết ion đến tính chất của các hợp chất ion.

II. Phương pháp và phương tiện:

1. Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan, tái hiện, thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

 HS: Sách giáo khoa 10.

GV: Biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ.

III. Tổ chức hoạt động dạy học.

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 1. Phân biệt khái niệm cation và anion? Vd minh họa.

 2. Giải bài tập 5 và 6 SGK trang 60.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 23, Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion (Tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
BÀI 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION (TT)
Tuần 11 Tiết 23.	
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 	
- Ôn lại khái niệm cation và anion.
- Học sinh hiểu được sự hình thành liên kết ion.
2. Kĩ năng: 
	Vận dụng để xét sự ảnh hưởng liên kết ion đến tính chất của các hợp chất ion.
II. Phương pháp và phương tiện:
Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, trực quan, tái hiện, thảo luận nhóm.
Phương tiện: 
 	HS: Sách giáo khoa 10.
GV: Biểu bảng, sơ đồ, hình vẽ.
III. Tổ chức hoạt động dạy học.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
	1. Phân biệt khái niệm cation và anion? Vd minh họa.
	2. Giải bài tập 5 và 6 SGK trang 60.
 3. Tiến trình:
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
GV: Cho hs xem hình vẽ biểu diễn sơ đồ 
phản ứng của Na và Cl2 tạo muối NaCl.
HS: Quan sát hình vẽ.
GV: Hãy giải thích sự hình thành phân tử NaCl?
HS: Nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử clo để biến thành cation Na+, đồng thời nguyên tử Cl nhận 1e của Na để biến thành anion Cl-:
 1e
Na + Cl → Na+ + Cl-
Hai ion tạo thành Na+ và Cl- mang điện tích ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo nên phân tử NaCl
Na+ + Cl- → NaCl
GV: Liên kết giữa cation Na+ và anion Cl- là liên kết ion. Vậy liên kết ion là gì?
HS: Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
GV: Biểu diễn phản ứng giữa Na với Cl2 bằng phương trình hóa học?
HS: 2Na + Cl2 → 2Na+Cl-
GV: Liên kết ion chỉ được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
GV: Chiếu mô hình tinh thể NaCl lên màn hình cho hs quan sát để thấy cấu trúc dạng lập phương của tinh thể và sự phân bố các ion trong tinh thể. GV chỉ rõ hs thấy thế nào là nút mạng.
GV: Yêu cầu hs mô tả lại cấu trúc tinh thể NaCl?
HS; Tinh thể NaCl:
- Có cấu trúc lập phương.
- các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn ở nút mạng. Mỗi ion được bao quanh bởi 6 ion trái dấu.
GV: Hãy cho biết tinh thể muối ăn có đặc điểm gì về tính bền vững, trạng thái, khả năng bay hơi, nóng chảy, tan trong nước và khả năng phân li thành ion, dẫn điện?
HS: Thảo luận.
- Tinh thể NaCl rất bền: không bị phân hủy.
- Khó nóng chảy, khó bay hơi.
- Tan nhiều trong nước, dễ phân li thành ion.
- Khó nóng chảy và khi hòa tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện.
GV: kết luận: Ở điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở dạng tinh thể. Tinh thể NaCl cũng như các tinh thể ion khác đều có tính chất là rất bền vững và có nhiệt độ nóng chảy cao.
GV: Tại sao tinh thể ion có những tính chất đặc biệt kể trên?
HS: Tinh thể ion gồm các ion. Các ion này liên kết với nhau nhờ lực hút tĩnh điện. Đó là liên kết ion, một loại liên kết hóa học mạnh.
II. Sự tạo thành liên kết ion:
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
 2x1e
2Na + Cl2 → 2Na+Cl-
III. Tinh thể ion:
1. Tinh thể NaCl:
- Có cấu trúc lập phương.
- các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn ở nút mạng. Mỗi ion được bao quanh bởi 6 ion trái dấu.
2. Tính chất chung của hợp chất ion:
- Tinh thể NaCl rất bền: không bị phân hủy.
- Khó nóng chảy, khó bay hơi.
- Tan nhiều trong nước, dễ phân li thành ion.
- Khó nóng chảy và khi hòa tan trong nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện.
Tinh thể ion bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể rất lớn.
4. Củng cố: 
Bài tập 1 và 2 SGK
Dặn dò: Về nhà làm bài tập: 5, 6 SGK. . Xem trước bài 13:Liên kết cộng hóa trị. 

File đính kèm:

  • docBai 12 Lien ket ion TT.doc
Giáo án liên quan