Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22, Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Học sinh biết ion là gì ? Khi nào nguyên tử biến thành ion ? Có mấy loại ion ? Liên kết ion được hình thành như thế nào ?

2. Kỹ năng:

Viết được phân tử tạo thành ion từ nguyên tử. Giải thích sự tạo thành liên kết ion. Vận dụng : liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion.

3. Thái độ tình cảm:

Các vật liệu làm bằng các chất có cấu tạo tinh thể ion là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, khi nóng chảy hoặc khi tan trong nước có khả năng dẫn điện  sử dụng các vật liệu này cho phù hợp, tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 22, Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: ...../...../2013
Giảng: ....../...../2013
Lớp 10A1
CHƯƠNG 3- LIÊN KẾT HOÁ HỌC
Tiết 22
BÀI 12 – LIÊN KẾT ION - TINH THỂ ION
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Học sinh biết ion là gì ? Khi nào nguyên tử biến thành ion ? Có mấy loại ion ? Liên kết ion được hình thành như thế nào ?
2. Kỹ năng:
Viết được phân tử tạo thành ion từ nguyên tử. Giải thích sự tạo thành liên kết ion. Vận dụng : liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion.	
3. Thái độ tình cảm:
Các vật liệu làm bằng các chất có cấu tạo tinh thể ion là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, khi nóng chảy hoặc khi tan trong nước có khả năng dẫn điện ® sử dụng các vật liệu này cho phù hợp, tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập
II- CHUẨN BỊ
1*Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stk Phần mềm thí nghiệm về tinh thể NaCl, sự tạo thành tinh thể NaCl từ Na và Cl. BTH NTHH
2*Học sinh: Soạn xem bài mới trước khi đến lớp.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ (5’): 
*ĐỀ Cho Na (Z = 11), F (Z=9)
	*Hỏi: a. Viết cấu hình e của Na, F
 b.Na, F dễ nhường hay nhận e, nhường hay nhận bao nhiêu e?
 c.KL nhường e, PK nhận e tạo thành ion gì?
	* Đáp: 
a. Na: 1s22s22p63s1
 F: 1s22s22p5
b. Na dế nhường 1e ở lớp ngoài cùng, F dễ nhận thêm 1e vào lớp vỏ ngoài cùng
c. Kl nhường e tạo ra ion dương, phi kim nhận e tạo ra ion âm.
	2. Dạy bài mới (35’)
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
Hoạt động 1:
-GV dẫn dắt HS cùng tham gia giải quyết vấn đề:
-Na (Z=11): Natri nguyên tử có trung hoà về điện không?
-Na dễ nhường 1 e,điện tích của Na còn lại là bao nhiêu khi nhường 1 e?
HS:
-Na có 11 p (11+) 
-Na có 11 e (11-) 
à Na trung hoà về điện.
Na - 1eà Na+
(11p,11e) (11p,10e)
I-SỰ HÌNH THÀNH ION,CATION,ANION.
1.Ion,Cation,Anion:
a.Sự tạo thành Ion:
-Nguyên tử trung hoà về điện.Khi nguyên tử nhường hay nhận e thì trở thành phần tử mang điện gọi là Ion.
Hoạt động 2:
-KL có khuynh hướng nhường hay nhận e? VD?
-Các KL dễ nhường e để trở thành Ion dương (hay là cation).
*Vd:
K à K+ + 1e
Mg à Mg2+ +2e
Al à Al3+ +3e
b.Sự tạo thành Cation:
-Các KL dễ nhường e để trở thành Ion dương (hay là cation)
3+
3+
 + +
Hoạt động 3:
-PK có khuynh hướng nhường hay nhận e? VD?
-Các PK dễ nhận e để trở thành Ion âm (hay là anion)
*Vd:
F +1e à F-
O + 2e à O2- 
Cl + 1e à Cl-
c.Sự tạo thành Anion:
-Các PK dễ nhận e để trở thành Ion âm (hay là anion)
9+
9+
Hoạt động 4:
*Thế nào là ion đơn nguyên tử? Hãy cho 4 Vd về ion đơn nguyên tử?
-Ion đơn nguyên tử: Là ion tạo nên từ 1 nguyên tử
Vd: Cl-,S2-,O2-,Na+,Mg2+..là ion đơn nguyên tử.
2.Ion đơn nguyên tử và Ion đa nguyên tử.
a.Ion đơn nguyên tử: 
-Là ion tạo nên từ 1 nguyên tử.
Hoạt động 5:
*Thế nào là ion đa nguyên tử? Hãy cho 4 Vd về ion đa nguyên tử?
-Ion đa nguyên tử: Là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm
VD: NH4+, OH-, SO42-,.+..là ion đơn nguyên tử.
b.Ion đa nguyên tử:
-Là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm.
Hoạt động 6:
-Viết PTPƯ đốt cháy Mg trong khí Oxi?
-ĐN liên kết ion?
*PTPƯ đốt cháy Mg trong khí Oxi:
2Mg + O2 à 2MgO
-Liên kết Ion : là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các Ion mang điện tích trái dấu.
II.SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION:
* Xét phản ứng đốt cháy Na trong khí Clo:
Na+ + Cl- à NaCl
-Liên kết giữa Na với Cl là liên kết Ion.
*Liên kết Ion : là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các Ion mang điện tích trái dấu. 2x1e
PTPƯ: 2Na + Cl2 à 2NaCl
17+
11+
11+
17+
Hoạt động 7:
-NaCl rắn tồn tại ở dạng nào?
-NaCl cấu trúc hình gì?Các ion Na+ và Cl- tập trung ở đâu?
-NaCl rắn tồn tại ở dạng tinh thể ion.
-NaCl cấu trúc hình lập phương tâm khối.
-Các ion Na+ và Cl- phân bố luân phiên trên mỗi đỉnh.
III.TINH THỂ ION:
1.Tinh thể NaCl:
-Thể rắn,tồn tại dạng tinh thể ion
-Cấu trúc tinh thể lập phương .Trong đó, ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh.
Hoạt động 8:
-Nêu tính chất chung của hợp chất ion?
-Rất bền vững,khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.Tan nhiều trong nước,dẫn được điện.
2.Tính chất chung của Hợp chất Ion.
-Rất bền vững,khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.
-Tan nhiều trong nước,dẫn được điện.
4.Củng cố (3’): 
-Sự tạo thành Cation, Anion, Ion.
-Sự tạo thành liên kết ion?tinh thể ion? Tính chất hợp chất ion?	
5.Dặn dò (2’): -HS làm Các BT từ 1à6 trang 59,60
 -Chuẩn bị BÀI 13 : LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
(1) Viết CT e,CTCT của phân tử H2,N2,HCl,CO2 
(2) Tính chất của các hợp chất liên kết cộng hoá trị?
(3) Phân biệt liên kết ion với liên kết cộng hoá trị (có phân cực,không phân cực).
(4) Tìm hợp chất phân cực và hợp chất không phân cực; Khái niệm liên kết cộng hoá trị.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 22.doc