Giáo án Hóa học 10 - Tiết 19: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn. Cấu hình Electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học - Năm học 2013-2014

1. Kiến thức:

- HS củng cố được kiến thức về BTH, hiểu rõ mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất.

- HS biết ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác.

2. Kỹ năng:

- Biết so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố hoá học lân cận trong BTH.

- Trình bày được ý nghĩa của BTH, cấu tạo và cách sử dụng của BTH.

- Sử dụng linh hoạt các thông tin thu được từ BTH để làm cơ sở nghiên cứu và dự đoán các tính chất khi học tiếp về các nguyên tố cụ thể về sau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Tiết 19: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn. Cấu hình Electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: ...../...../2013
Giảng: ....../...../2013
Lớp 10A1
Tiết 19
LUYỆN TẬP
BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN
CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS củng cố được kiến thức về BTH, hiểu rõ mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất.
- HS biết ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác.
2. Kỹ năng:
- Biết so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố hoá học lân cận trong BTH.
- Trình bày được ý nghĩa của BTH, cấu tạo và cách sử dụng của BTH. 
- Sử dụng linh hoạt các thông tin thu được từ BTH để làm cơ sở nghiên cứu và dự đoán các tính chất khi học tiếp về các nguyên tố cụ thể về sau.
3. Thái độ tình cảm:
Tin tưởng vào khoa học, có ý thức tự giác trong học tập
II- CHUẨN BỊ
1*Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stkChuẩn bị Bảng cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (Bảng 6,7,8, sgk Trang 46 + BTH NTHH)
2*Học sinh: Soạn bài mới trước khi đến lớp.
III.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Kiểm tra bài cũ (5’): 
* Câu hỏi:
BT: Oxít cao nhất của 1 nguyên tố là RO3 ,trong hợp chất của nó chứa hiđro có 5,88% về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó?
(HD: RO3 à Hợp chất với Hiđro là H2R
%H = 5,88 à %R= 100-5,88 = 94,12 .
Lập CT: = MR = ==32 à R là S)
2. Giảng bài mới: (35’): 
BÀI 11 - BẢNG TUẦN HOÀN,SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
Hoạt động 1:
-Em hãy nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH?
*Có 3 nguyên tắc:
àCác nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
àCác nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (chu kì)
àCác ngưyên tố có số e hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột (Nhóm).
A.KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
1,Cấu tạo bảng tuần hoàn:
a.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH:có 3 nguyên tắc:
àCác nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
àCác nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng (chu kì)
àCác ngưyên tố có số e hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành 1 cột (Nhóm).
Hoạt động 2:Mỗi nguyên tố được xếp vào mấy ô?
-Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô
b.Ô nguyên tố: Mỗi nguyên tố được xếp vào 1 ô
Hoạt động 3:
-Từ BTH hãy cho biết:
a.Thế nào là chu kì?
b.Có bao nhiêu chu kì nhỏ?Chu kì lớn?Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
c.Số TT của chu kì cho ta biết điều gì về số lớp e?
d.Tại sao trong 1 chu kì,Bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần theo chiều từ trái sang phải,tính KL giảm,tính PK tăng?
a.Chu kì là những nguyên tố có số lớp e = nhau (Trừ chu kì 1 và chu kì 7)
b.Có 3 chu kì nhỏ : 1,2,3
-có 4 chu kì lớn: 4,5,6,7
-Chu kì 1 có 2 nguyên tố.
-Chu kì 1 có 2 nguyên tố.
-Chu kì 2,3 có 8 nguyên tố.
-Chu kì 4,5 có 18 nguyên tố.
-Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
c.Số TT của chu kì = số lớp e
d.Z tăng,bán kính nguyên tử giảm,tính KL giảm, tính PK tăng.
c.Chu kì:
-Mỗi hàng là 1 chu kì
-Có 3 chu kì nhỏ : 1,2,3
-có 4 chu kì lớn: 4,5,6,7
-> Nguyên tử các nguyên tố thuộc 1 chu kì có số lớp e như nhau.
Hoạt động 4:
-Nhóm A có những đặc điểm gì?
-Thế nào là nguyên tố s, nguyên tố p?
-Nhóm A gồm những nguyên tố nào? Nhóm B gồm những nguyên tố nào?
-Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.
-Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA à VIIIA.
-Nhóm A thuộc nguyên tố s,p
-Nhóm b thuộc nguyên tố d,f.
d.Nhóm:
*Nhóm A: Gồm chu kì nhỏ và chu kì lớn ,từ IA à VIIIA.
-Nguyên tố s thuộc nhóm IA,IIA.
-Nguyên tố p thuộc nhóm IIIA à VIIIA.
*Nhóm B: (IIIB àVIIIB;IB,IIB)
-Nguyên tố d,f thuộc chu kì lớn.
Hoạt động 5:
- GV chỉ vào BTH về sự biến thiên tuần hoàn cấu hình e qua từng chu kì theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử.
- Cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn
2. Sự biến đổi tuần hoàn:
a. Cấu hình electron nguyên tử:
- Số e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở mỗi chu kì tăng từ 1->8 thuộc các nhóm từ IA->VIIIA.Cấu hình e của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
Hoạt động 6:
- GV chỉ vào BTH về sự biến thiên tuần hoàn tính Kl,PK,ĐAĐ qua từng chu kì theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử.
- Trong chu kì: Z tăng,tính KL giảm,tính PK tăng, ĐAĐ tăng
- Trong Nhóm: Z tăng,tính KL tăng,tính PK giảm, ĐAĐ giảm.
b.Sự biến đổi tuần hoàn tính Kl, PK,Rnguyên tử,giá trị ĐAĐ của các nguyên tố được tóm tắt trogn bảng sau:
Rnguyên tử
Kl
PK
ĐAĐ
Chu kì
Giảm
Giảm
Tăng
Tăng
Nhóm
Tăng
Tăng
Giảm
Giảm
Hoạt động 7:
- GV: yêu cầu HS nhắc lại Định luật tuần hoàn
- HS:Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tử đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử.
3.Định luật tuần hoàn:
- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tử đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của ĐTHN nguyên tử.
4.Củng cố (5’): 
*Tiết 19:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH
- Đặc điểm chu kì, đặc điểm nhóm A
- Qui luật biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hoá học.
- HS phát bểu định luật tuần hoàn.
5.Dặn dò: - Về nhà ôn tập toàn chương II (tiết sau Kiểm tra 1 tíêt)
 - Tự ôn tập BT dạng: - CT oxít cao nhất
 - Hợp chất khí với Hyđrô
 - Tìm Kim loại.
 - So sánh nguyên tố Kim Loại , Phi Kim, Khí Hiếm, Oxít , Axít.
RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiết 19.doc