Giáo án Hóa học 10 - Nguyễn Thanh Hải

A. chuẩn kiến thức và kĩ năng

1, Kiến thức

Hiểu được:- Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của n guyên tố.

- Chất oxi hoá là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron. Sự oxi hoá là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.

Biết được: Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử.

- ý nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.

2, Kĩ năng

- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hoá và sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể.

- Lập được phương trình phản ứng oxi hoá - khử dựa vào số oxi hoá

B – Chuẩn bị.

1. Đồ dùng dạy học:

Giáo viên: Chuẩn bị các phiếu học tập

Học sinh: Ôn lại các kiến thức cũ:

 + Phản ứng ôxi hoá - khử trong chương trình lớp 8.

+ Ôn lại các kiến thức về liên kết In, hợp chất Ion

+ Quy tắc tính số ôxi hoá.

2. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở.

 

doc77 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Nguyễn Thanh Hải, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề
IV. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp: Lớp 10A2, sĩ số:./40. Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: Khụng cú
3. Bài giảng
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
ã GV gọi 3 HS viết cấu hình electron của các ntố hàng 1 (Z=1đến Z =2); hàng 2 (Z=3 đến Z =11) ; cột dọc (kim loại kiềm)
ứ Dựa vào BTH, cấu hình electron, hãy nhận xét:
+ ĐTHN của một số nguyên tố trong cùng một hàng ngang, trong cùng một cột dọc.
+Số lớp electron của các nguyên tố trong cùng một hàng ngang, trong cùng một cột dọc
Từ ý kiến nhận xét của HS, GV tổng hợp, kết luận rồi hướng dẫn HS rút ra nguyên tắc xây dựng BTH.
Hoạt động 2:
ã GV treo hình vẽ ô nguyên tố 
ứ Dựa vào sơ đồ ô nguyên tố, hãy nhận xét về thành phần ô nguyên tố.
ã GV nhấn mạnh những thành phần không thể thiếu trong một ô ntố như kí hiệu hoá học, số hiệu nguyên tử, NTKTB, tên ntố.
Hoạt động 3:
ã Mỗi hàng ngang là một chu kì, dựa vào ntắc sắp xếp hãy nêu định nghĩa chu kì?
ã GV yêu cầu HS dựa vào BTH cho biết: có bao nhiêu chu kì? 
ứ Hãy nhận xét số lượng các nguyên tố trong mỗi chu kì.
ã Chọn mỗi chu kì một ntố đứng đầu tiên, một ntố đứng gần cuối và một ntố đứng cuối cùng để yêu cầu HS viết cầu hình electron ntử của chúng rồi yêu cầu HS nhận xét: Số lớp electron, ntố nào là kim loại, phi kim hay khí hiếm.
ã GV hướng dẫn HS để rút ra nhận xét:
Hoạt động 4:
ã GV yêu cầu HS dựa vào BTH và tìm hiểu SGK để trả lời các câu hỏi:
ứ Nhóm nguyên tố là gì? 
ứ Các nhóm nguyên tố được chia thành mấy loại?
ứ Có bao nhiêu nhóm A, đặc điểm cấu tạo ntử các ntố nhóm A.
ứ Có bao nhiêu nhóm B, đặc điểm cấu tạo nguyên tử các nguyên tố nhóm B.
 GV lưu ý nhóm A còn gọi là phân nhóm chính, nhóm B còn gọi là phân nhóm phụ.
ã GV: Các ntố xếp ở cuối bảng đều là các ntố f, được xếp thành 2 hàng.
- Họ Lantan gồm 14 ntố, bắt đầu từ Ce (Z=58) đến Lu (Z=71). Các ntố này có TCHH rất giống với ntố La.
- Họ Actini gồm 14 ntố, bắt đầu từ Th(Z=90) đến Lr (Z=103). Các ntố này có TCHH rất giống với ntố Ac.
VD: Viết cấu hình electron nguyên tử các ntố Br (Z=35); Fe (Z=26); Ba (Z=56) và xác định vị trí của ntố trong BTH.
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố hoá học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
- Các ntố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
- các ntố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.
*Electron hoá trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hoá học.
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố 
Mỗi nguyên tố hoá học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố.
2. Chu kì
a. Định nghĩa (SGK- tr.37)
Chu kì là dãy các nguyên tố, mà nguyên tử của chúng có số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
b. Giới thiệu các chu kì
-Chu kì 1: gồm 2 ntố H(Z=1) đến He(Z=2)
-Chu kì 2: gồm 8 ntố Li(Z=3) đến Ne(Z=18) 
-Chu kì 3 gồm 8 ntố Na(Z=11) đến Ar(Z=18)
-Chu kì 4 gồm 18 ntố K(Z=19) đến Kr(Z=36)
-Chu kì 5 gồm 18 ntố Rb(Z=37) đến Xe(Z=54)
 -Chu kì 6: gồm 32 ntố Cs(Z=55) đến Rn(Z=86)
- Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố Fr (Z=87), đây là một chu kì chưa đầy đủ.
c. Phân loại chu kì
Chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ.
Chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.
NX: - Các ntố trong cùng CK có số lớp electron bằng nhau và bằng STT của CK. - Mở đầu chu kì là kim loại kiềm, gần cuối chu kì là halogen (trừ CK 1); cuối Ck là khí hiếm.
- Dưới bảng có 2 họ ntố: Lantan và Actini.
3. Nhóm nguyên tố
 ĐN (SGK): Nhóm là tập hợp các nguyên tố được xếp thành một cột, gồm các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, có TCHH gần giống nhau. 
NX: Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng STT nhóm (trừ một số ít ngoại lệ).
Phân loại theo nhóm : 
- Nhóm A : gồm 8 nhóm từ IA đ VIIIA
 (có chứa các nguyên tố s và p)
- Nhóm B : gồm 8 nhóm từ IB đ VIIIB
(mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB có 3 cột)
Phân loại theo khối : 
- Khối các nguyên tố s (là khối những nguyên tố mà nguyên tử có các electron cuối cùng điền vào phân lớp s) gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA
VD1: 11 Na là ntố s ở nhóm IA :1s2 2s2 2p6 3s1
- Khối các nguyên tố p (là khối những nguyên tố mà nguyên tử có các electron cuối cùng điền vào phân lớp p) gồm các nguyên tố các nhóm từ IIIA và VIIIA (trừ He)
VD2:
16S là ntố p ở nhóm VIA: 1s2 2s2 2p6 3s23p4
- Khối các nguyên tố d (là khối những nguyên tố mà nguyên tử có các electron cuối cùng điền vào phân lớp d) gồm các nguyên tố thuộc các nhóm B
VD2 : 26 Fe: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
- Khối các nguyên tố f (là khối những nguyên tố mà nguyên tử có các electron cuối cùng điền vào phân lớp f) gồm các nguyên tố thuộc các nhóm B, xếp thành 2 hàng ở cuối bảng, chúng là hai họ Lantan và họ Actini.
 Họ Lantan gồm 14 ntố, bắt đầu từ Ce (Z=58) đến Lu (Z=71). Các ntố này có TCHH rất giống với ntố La thuộc nhóm IIIB.
- Họ Actini gồm 14 ntố, bắt đầu từ Th(Z=90) đến Lr (Z=103). Các ntố này có TCHH rất giống với ntố Ac thuộc nhóm III B.
VD3 : Cấu hình electron của Br:
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p5
- Ô số 35 (Z=35)
- Chu kì 4 vì có 4 lớp electron.
- Nhóm A vì electron cuối cùng điền vào phân lớp s.
- Nhóm 1 A vì có 1 e ở lớp ngoài cùng.
Hoạt động 5: Củng cố bài
Bài 1: Nguyên tử X có phần lớp e ngoài cùng là 3p4 . Hãy chỉ ra điều sai khi nói về nguyên tử X:
Hạt nhân nguyên tử X có 16 p
Lớp ngoài cùng của nguyên tử X có 6e
Trong bảng tuần hoàn X nằm ở chu kỳ 3.
Trong bảng tuần hoàn X nằm ở nhóm IVA
X là một nguyên tố phi kim.
Bài 2: Hãy chỉ ra câu trả lời đúng: Đáp số: c đúng
	Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngời cùng là 2p6. Vị trí của của R trong BTH là:	a. Chu kì 2, nhóm VIA.	b. Chu kì 2, nhóm VIII A.
c. Chu kì 3, nhóm IA.	d. Chu kì 2 nhóm VIB.	e. Tất cả đều sai
Bài 3: Một ntố ở chu kì 3, nhóm VI của BTH. Hỏi:
a. Nguyên tử của nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Giải thích.
b. Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ mấy? Giải thích.
c. Viết cấu hình electron nguyên tử của ntố đó.
Trả lời:a. Nguyên tử có 6 electron ở lớp ngoài cùng, thuộc nhóm VIA vì chu kì 3 gồm các ntố nhóm A, STT nhóm = số electron ngoài cùng.
b. Các electron ngoài cùng nằm ở lớp thứ ba, vì ntố thuộc chu kì 3 có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng là lớp thứ 3.
c. Cấu hình electron nguyên tử : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3p4
Bài 4: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z =12; Z = 26, Z=28, Z = 47 và xác định vị trí của ntố trong BTH.
 Lưu ý: Xác định STT nhóm của các nguyên tố nhóm B cần xét đến lớp ngoài cùng ns và phân lớp d sát lớp ngoài cùng (n-1)d. Gọi tổng số electron trên hai phân lớp này là S :
Nếu S 8 thì số nhóm = S
Nếu S = 8, 9, 10, thì ntố ở nhóm VIII B.
Nếu S > 10 thì số nhóm = S – 10
 Ngày soạn:10/09/09
 	 Tiết 17	 Ngày giảng:17/09/09
 Bài 11
sự biến đổi tuần hoàn Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học.
I. Chuẩn kiến thức và kĩ năng
1. Kiến thức
Hiểu được:
- Đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các 
nguyên tố trong chu kì.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố.
 Biết - Đặc điểm cấu hình electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm B.
2. Kĩ năng
- Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử nhóm A, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng.
- Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p, d.
II. Chuẩn bị 
GV: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
HS: Ôn bài cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
III. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, nêu vấn đề
IV. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp: Lớp 10A2, sĩ số:./40. Vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Cõu hỏi: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố có Z =19; Z = 25, Z=28, và xác định vị trí của ntố trong BTH.
3. Bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
 Giáo viên chuẩn bị 8 phiếu học tập, mỗi phiếu ghi sẵn Z của khoảng các ntố nhóm A phát cho 8 nhóm HS và yêu cầu viết cấu hình e ntử. Sau đó cho HS lên bảng điền vào bảng sau:
IA
IIA
IIA
IVA
V A
VIA
VIA
VIIIA
Ck 1
Ck 2
Ck 3
Ck 4
Ck 5
Ck 6
Ck 7
Hoạt động 2: GV Từ cấu hình e ntử vừa XD hãy nhận xét về đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng của ntử các ntố theo chu kì, theo nhóm.
ứ Ntố s ở nhóm nào? Ntố p ở nhóm nào?
Hoạt động 3: 
ứ Dựa vào BTH, hãy nhận xét vị trí của các ntố nhóm B trong BTH. 
ứ Dựa vào cấu hình e nguyên tử của 1 số nguyên tố : Z = 22; Z = 25, Z = 30 đ nêu đặc điểm xây dựng lớp vỏ e ntử của các ntố nhóm B
ã GV thông báo số electron hoá trị của các ntố nhóm B.
I. Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố nhóm A
Nhận xét:
-Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm A có số e lớp ngoài cùng bằng nhau = STT nhóm đ nguyên nhân làm cho các ntố trong cùng 1 nhóm A có TCHH tương tự nhau.
- Sau mỗi chu kì, cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn, đặc biệt là số electron ở lớp ngoài cùng. Đó là nguyên nhân biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố 
- Kết luận: (SGK)
Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các ntố. 
II. Cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố nhóm B
- Các ng.tố nhóm B thuộc chu kỳ lớn, là các ng.tố d và ng.tố f còn gọi là các ng.tố KL chuyển tiếp.
Cấu hình e nguyên tử có dạng:
 (n-1)da ns2 (a = 1 đ 10)
- Số e hoá trị của các ng.tố nhóm d, f tính bằng số e nằm ở lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng chưa bão hoà.
 Đặt S = a +2 ;
 Nếu S 8 thì S = STT nhóm
 Nếu S = 8, 9, 10 thì ntố ở nhóm VIII B
Hoạt động 4: Giáo viên có thể sử dụng một trong các bài tập sau:
Bài 1: Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ cần thiết:
Trả lời: Chu kì bao gồm các ng.tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Ng. tử của các ng.tố trong cùng chu kì có cùng số lớp electron. Số thứ tự của chu kì trùng với số lớp electron nguy

File đính kèm:

  • docGiao an 10 nc(1).doc
Giáo án liên quan