Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 9, Bài 6: Lớp và phân lớp Electron - Trương Văn Hường

1. Kiến thức:

Biết trong nguyên tử các electron được phân bố như thế nào, thế nào là lớp và phân lớp electron. Có bao nhiêu obitan nguyên tử trong một lớp electron và trong một phân lớp electron

2. Kỹ năng:

Rèn kĩ năng giải các bài tập có liên quan và khả năng hợp tác nhóm.

Có kĩ năng về công nghệ thông tin để hỗ trợ cho quá trình dạy học.

3. Tư tưởng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 9, Bài 6: Lớp và phân lớp Electron - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9. Bài 6
Lớp và phân lớp electron
Ngày soạn: 10/09/2008
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng
Ghi chú
10A
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết trong nguyên tử các electron được phân bố như thế nào, thế nào là lớp và phân lớp electron. Có bao nhiêu obitan nguyên tử trong một lớp electron và trong một phân lớp electron
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng giải các bài tập có liên quan và khả năng hợp tác nhóm.
Có kĩ năng về công nghệ thông tin để hỗ trợ cho quá trình dạy học.
3. Tư tưởng:
II. Phương pháp:
	Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình, gợi mở.
III. Đồ dùng dạy học:
 Máy chiếu đa năng, máy vi tính.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
	Bài tập 1.42/9.
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung cần khắc sâu
10'
10'
5'
10'
* Hoạt động 1:
- GV: Trong ngtử, các e được xếp ntn?
=> HS: các e được sắp sếp từ trong ra ngoài theo mức năng lượng từ thấp đến cao và xếp thành từng lớp.
- GV: Các e trên cùng một lớp có năng lượng ntn?
=> HS: gần bằng nhau.
- GV: Vậy lớp e là gì?
=> HS: trả lời.
- GV: Những e ở lớp ngoài liên kết với hạt nhân có bền bằng những e ở lớp trong không? vì sao?
=> HS: Những e ở lớp trong liên kết bền chặt hơn những e ở ngoài do khoảng cách gần hơn lực hút lớn hơn.
- GV: Năng lượng của e phụ thuộc vào yếu tố nào?
=> HS: Năng lượng của e chủ yếu phụ thuộc vào số thứ tự của lớp.
- GV: Số thứ tự của các lớp và kí hiệu các lớp như thế nào?
=> HS: Các lớp được đánh số thứ tự từ 1 - 7, kí hiệu là các chữ cái in hoa: K, L, M, N, O, P, Q.
- GV: Lớp e nào có năng lượng thấp nhất? Liên kết giữa e lớp nào với hạt nhân là bền chặt nhất?
=> HS: Năng lượng e lớp thứ nhất (K) là thấp nhất -> liên kết giữa hạt nhân và các e lớp này là bền chặt nhất.
* Hoạt động 2:
- GV: Mỗi lớp e chia thành những đơn vị nhỏ hơn đó là gì?
 => HS: Là các phân lớp.
- GV: Các e trên cùng 1 phân lớp có mức năng lượng ntn?
=> HS: Có mức năng lượng bằng nhau.
- GV: Vậy phân lớp electron là gì?
=> HS: Trả lời.
- GV: số phân lớp trong mỗi lớp liên quan đến số thứ tự của lớp ntn?
=> HS: số phân lớp trong mỗi lớp = số thứ tự của lớp. VD: 
lớp 1 (K) có 1 phân lớp là 1s
lớp 2 (L) có 2 phân lớp là 2s, 2p
lớp 3 (M) có 3 phân lớp là 3s, 3p. 3d
lớp 4 (N) có 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d, 4f.
- GV: như trên ta thấy lớp n sẽ có n phân lớp, tuy nhiên trong thực tế các nguyên tố đã biết chỉ có số e điền vào 4 phân lớp s, p, d, f.
=> HS: Nghe TT
- GV: các e ở từng phân lớp có tên gọi ntn?
=> HS:
e ở phân lớp s gọi là electron s
e ở phân lớp p gọi là electron p
e ở phân lớp d gọi là electron d
e ở phân lớp f gọi là electron f.
* Hoạt động 3:
- GV: em hãy cho biết số AO trong mỗi phân lớp e?
=> HS:
Phân lớp s có 1AO hình cầu
Phân lớp p có 3AO px, py, pz định hướng khác nhau trong không gian.
Phân lớp d có 56AO, phân lớp f có 7AO hình dạng phức tạp.
- GV: Các em lưu ý: trong cùng 1 phân lớp các AO có cùng mức năng lượng, nó chỉ khác nahu về sự định hướng trong không gian.
=> HS: nghe TT
* Hoạt đông 4:
- GV: các em hãy cho biết số AO trong mỗi lớp e? Từ đó rút ra quy luật xác định số AO trong mỗi lớp e?
=> HS: Số AO trong mỗi lớp e là:
Lớp 1 (K) có 1AO: 1AO 1s
Lớp 2 (L) có 4AO: 1AO 2s, 3AO 3p.
Lớp 3 (M) có 9AO: 1AO 3s, 3AO 3p. 5AO 3d.
..............................................................
Lớp n có n2 AO.
- GV: Tính số Ao của lớp 5?
=> HS: 52=25 AO.
I. Lớp electron:
- Khái niệm: Các e trên cùng một lớp có năng lượng bằng nhau.
- Số thứ tự và tên của lớp e:
n
1
2
3
4
5
6
7
Tên
K
L
M
N
O
P
Q
II. Phân lớp electron:
- KN: Mỗi lớp e chia thành các phân lớp các e trên cùng 1 phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
- số phân lớp trong mỗi lớp = số thứ tự của lớp.
- Electron ở phân lớp nào thì có tên gọi của phân lớp đó.
III. Số obitan ntử trong trong 1 phân lớp electron:
(SGK - 24)
IV. Số obitan nguyên tử trong 1 lớp electron:
- Lớp n có n2 AO.
- VD:
Lớp O (n=5) có: 52=25 AO.
 4. Củng cố bài giảng: (3')
 Bài 1. Các electron ở lớp nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất ?
Lớp N.
Lớp M.
Lớp L.
Lớp K.
 Bài 2. Sắt là nguyên tố 
s.
p.
d.
f.
 5. Bài tập về nhà: (1')
V. Tự rút kinh nghiêm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 9 - HH 10 NC.doc