Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 27-28: Luyện tập Liên kết hóa học

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS nắm vững: Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị

- Sự hình thành một số loại phân tử

- Đặc điểm cấu trúc và liên kết của ba loại tinh thể.

2. Kĩ năng

- Xác định hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất

- Dùng hiệu độ âm điện để phân biệt một cách tương đối 3 loại liên jết hoá học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:

- HS

III. PHƯƠNG PHÁP

- So sánh, đàm thoại, bài tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 27-28: Luyện tập Liên kết hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/11/2009
Ngày giảng: / /2009
TIẾT 27 – 28: LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS nắm vững: Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị
- Sự hình thành một số loại phân tử
- Đặc điểm cấu trúc và liên kết của ba loại tinh thể.
2. Kĩ năng
- Xác định hoá trị và số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất
- Dùng hiệu độ âm điện để phân biệt một cách tương đối 3 loại liên jết hoá học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
HS
III. PHƯƠNG PHÁP
- So sánh, đàm thoại, bài tập.
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài
Thời gian: 15p
Cách tiến hành: 
- Kiểm tra 15 phút:
Đề 1: Hoàn thành bảng sau:
Phân tử
Hiệu độ âm điện
Loại liên kết
Cấu tạo từ ion nào hoặc CTCT
Hoá trị
Số oxi hoá
KBr
2,96-0,82= 2,06>1,7
Liên kết ion
từ ion: K+; Br -
K: 1+;Br: 1-
K: +1;Br: -1
NH3
CO2
MgO
NaCl
Br2
Đề 2: Hoàn thành bảng sau:
Phân tử
Hiệu độ âm điện
Loại liên kết
Cấu tạo từ ion nào hoặc CTCT
Hoá trị
Số oxi hoá
KBr
2,96-0,82= 2,06>1,7
Liên kết ion
từ ion: K+; Br -
K: 1+;Br:1-
K:+1;Br:-1
PH3
SiO2
CaO
KCl
Cl2
 2. Hoạt động 1: Ôn tập về liên kết hoá học
 * Mục tiêu: So sánh sự giống và khác nhau giữa các loại liên kết.
 * Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS thảo luận cặp 3p và lên bảng làm BT 2 (SGK/76)
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c 1 HS nhận xét và rút ra kết luận từ BT 2.
HS thực hiện.
Kết luận:
So sánh
Lk CHT không cực
Lk CHT có cực
Lk ion
Mục đích
tạo cho mỗi nguyên tử lớp e n/c bền vững giống với cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e)
Cách hình thành liên kết
Cặp e chung không bị lệch
Cặp e chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
Cho và nhận electron 
Thường tạo nên
giữa các nguyên tử phi kim giống nhau
giữa các nguyên tử phi kim khác nhau
giữa kim loại và phi kim 
Nhận xét
Lk CHT có cực là dạng trung gian giữa lk CHT không cực và lk ion
 3. Hoạt động 2: Ôn tập về mạng tinh thể
 * Mục tiêu: Cấu trúc, tính chất vật lí của các chất có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau
 * Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS thảo luận cặp 3p và lên bảng làm BT 6 (SGK/76)
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c 1 HS nhận xét và rút ra kết luận từ BT 6.
HS thực hiện.
Kết luận:
a) - Tinh thể ion: CsBr; CsCl; NaCl; MgO
 - Tinh thể nguyên tử: Kim cương
 - Tinh thể phân tử: băng phiến, iot, nước đá, cacbon đioxit.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của ba loại tinh thể:
- Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.
- Lực liên kết cộng hoá trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi.
- Tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy, tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
c) Không tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn. Tinh thể ion dẫn điện được khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước.
 4. Hoạt động 3: Ôn tập về điện hoá trị
 * Mục tiêu: Cách xác định hoá trị trong hợp chất ion.
 * Thời gian: 7p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c HS lên bảng làm BT 7 (SGK/76)
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c 1 HS nhận xét và rút ra kết luận từ BT 7.
HS thực hiện.
Kết luận
Các nguyên tố nhóm IA, có 1e lớp n/c à có thể nhường 1e à điện hoá trị là 1+
Các nguyên tố ngóm VIA, có 6e lớp n/c à có thể nhận 2e à điện hoá trị là 2-
 - Các nguyên tố nhóm VIIA, có 7e lớp n/c à có thể nhận 1e à điện hoá trị là 1-
5. Tổng kết và hướng dẫn học bài
 - Nhắc lại một số điểm lưu ý đối với các bài tập đã giải trong bài.
 - BTVN: + làm tất cả BT còn lại trong SGK/76 giờ sau luyện tập tiếp.
(Hết tiết 1)
 6. Hoạt động 4: Ôn tập về số oxi hoá
 * Mục tiêu: Xác định số oxi hoá.
 * Thời gian: 15p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c 2 HS lên bảng làm BT 9 (SGK/76)
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c 1 HS nhận xét và rút ra kết luận từ BT 7 về các quy tắc xác định số oxi hoá.
HS thực hiện.
Kết luận
Số oxi hoá của Mn, Cr, Cl, P trong các phân tử là: 
Số oxi hoá của N, S, C, Br, N trong các ion là: 
Quy tắc xác định số oxi hoá (SGK) 
7. Hoạt động 5: Ôn tập về độ âm điện và hiệu độ âm điện
 * Mục tiêu: Phân biệt các loại liên kết dựa vào hiệu độ âm điện
 * Thời gian: 10p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c 2 HS lên bảng làm BT 3, 4 (SGK/76)
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c 1 HS nhận xét và rút ra kết luận từ BT 3, 4 về cách phân loại LKHH.
HS thực hiện.
Kết luận
Bài 3:
Phân tử
Na2O, MgO, Al2O3
SiO2, P2O5, SO3
Cl2O7
Hiệu độ âm điện
2,15 2,13 1,83
1,54 1,25 0,86
0,28
Loại liên kết
LK ion
LK CHT có cực
LK CHT không cực
Bài 4:
a. Tính phi kim giảm dần theo dãy: F O Cl N
 Độ âm điện: 3,98 3,44 3,16 3,04
b. 
CTPT
N2
CH4
H2O
NH3
CTCT
 N ≡ N
 H
 ‌|
 H — C‌ — H 
 |
 H
 H — O — H
 H — N — H
 |
 H
Hiệu độ âm điện
0
0,35
1,24
0,84
Phân tử N2, CH4 có LKCHT không cực
Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất là H2O.
8. Hoạt động 6: Củng cố kĩ năng giải BT
 * Mục tiêu: Viết PT biểu diễn sự hình thành ion, viết đc CTCT, CTe
 * Thời gian: 15p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV y/c 2 HS lên bảng làm BT 1, 5 (SGK/76)
HS thực hiện
Bước 2:
Y/c 1 HS nhận xét và rút ra kết luận từ BT 1, 5 về sự hình thành ion, quy tăc viết CT e, CTCT.
HS thực hiện.
Kết luận
Bài 1/76:
 Na → Na+ + 1e ; Cl + 1e → Cl- ; Mg → Mg2+ + 2e 
 (2, 8, 1) (2, 8) (2, 8, 7) (2, 8, 8) (2, 8, 2) (2, 8)
 S + 2e → S2- ; Al → Al3+ + 3e ; O + 2e → O2- 
 (2, 8, 6) (2, 8, 8) (2, 8, 3) (2, 8) (2, 6) (2, 8)
Bài 5/76:
Tổng số e là 7 => STT nguyên tố là 7
Có 2 lớp e => nguyên tố ở chu kì 2
Nguyên tố p, có 5e lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VA. Đó là Nitơ
Công thức hợp chất khí với hiđro là: NH3 
..
Công thức e và CTCT của phân tử:
..
 H : N : H H —‌N—H
 H |
 H
9. Tổng kết và HD HS học bài
- GV nhấn mạnh nội dung kiến thức trọng tâm trong chương
- Lưu ý HS 1 số dạng BT và cách giải
- Chuẩn bị bài mới: Phản ứng oxi hoá – khử:
	• Ôn lại phản ứng oxi hoá – khử ở chương trình THCS
	• Thế nào là sự oxi hoá, sự khử, chất oxi hoá, chất khử?
	• Phản ứng oxi hoá – khử là gì?
	• Nguyên tắc, phương pháp và các bước cân bằng phản ứng oxi hoá – khử.

File đính kèm:

  • doc10NC tiet 27 ko cot.doc
Giáo án liên quan