Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 17, Bài 10: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học - Trương Văn Hường

1. Kiến thức:

- HS hiểu sự biến đổi cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố hoá học trong một chu kì, trong một nhóm A.

- Giải thích được nguyên nhân sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học là do sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng. Phân biệt rõ ràng các electron hoá trị của các nguyên tố nhóm A và nhóm B.

2. Kỹ năng:

HS có kĩ năng giải các bài tập trong SGK và SBT, khả năng cộng tác và các kĩ năng tìm kiếm, lưu giữ và xử lí thông tin tốt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 17, Bài 10: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17. Bài 10
Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình elec tron nguyên tử
của các nguyên tố hoá học
Ngày soạn: 13/10/2008
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10A
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS hiểu sự biến đổi cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố hoá học trong một chu kì, trong một nhóm A.
- Giải thích được nguyên nhân sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hoá học là do sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng. Phân biệt rõ ràng các electron hoá trị của các nguyên tố nhóm A và nhóm B. 
2. Kỹ năng:
HS có kĩ năng giải các bài tập trong SGK và SBT, khả năng cộng tác và các kĩ năng tìm kiếm, lưu giữ và xử lí thông tin tốt.
3. Tư tưởng:
II. Phương pháp:
 Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.
III. Đồ dùng dạy học:
- Phóng to bảng 2.1 trong SGK. BTH dạng dài. 
- Giáo án điện tử nếu có. 
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học.
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
15'
10'
15'
* Hoạt động 1: 
- GV: Các em lên bảng viết cấu hình electron của các nguyên tử trong nhóm IA,IIAVIIIA.
=> HS: 8 học sinh mỗi học sinh viết cấu hình electron 1 nhóm.
- GV: Nhận xét và sửa chữa cho hoàn chỉnh bảng cấu hình electron của 8 nhóm này.
=> HS: nghe TT
* Hoạt động 2:
- GV: Từ bảng cấu hình electron của 8 nhóm A các em hãy rút ra các nhận xét về: Số electron ngoài cùng và số thứ tự nhóm.
=> HS: Số thứ tự nhóm A bằng số electron ngoài cùng.
- GV: Đó chính là nguyên nhân làm cho các nguyên tố trong cùng một nhóm có tính chất hoá học tương tự nhau.
=> HS: ghi TT
- GV: Biết số thứ tự của nhóm A có thể suy ra số electron ngoài cùng được không? như thế nào?
=> HS: Được. Số electron ngoài cùng bằng số thứ tự nhóm A.
- GV: Sau mỗi chu kỳ, cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A biến đổi như thế nào?
=> HS: Lặp lại biến đổi tuần hoàn.
- GV: Từ qua trình phân tích trên ta rút ra được kết luận gì về sự biến đổi cấu hình electron , nguyên tử ảnh hưởng đến tính chất hoá học của nguyên tố.
=> HS: Tự rút ra kết luận sự thay đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự thay đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
* Hoạt động 3:
- GV: Dựa vào bảng tuần hoàn các em cho biết nhóm B có vị trí như thế nào?
=> HS: Nhóm B thuộc các chu kỳ lớn (từ CK4 à CK7)
- GV: Các em viết cấu hình electron của các nguyên tố có:
Z=21, Z=22,
Z=24, Z=25,
Z=29, Z=30,
=> HS: Tự viết cấu hình electron của các nguyên tố trên.
- GV: Từ các ví dụ trên các em có nhân xét gì về cấu hình electron của các nguyên tố nhóm B?
=> HS: Trả lời.
- GV: giải thích T/hợp của Cr và Cu?
=> HS: sau khi bão hoà lớp electron ngoài cùng ns2 các electron tiếp theo tiếp tục điền vào phân lớp (n-1)d thuộc lớp sát ngoài cùng. Nhưng với Cr(Z=24), Cu(Z=29), có sự đặc biệt (n-1)dans1 (a=5; 9) vì: khi electron điền vào phân lớp 3d nó có xu hướng trở về cấu hình electron của phân lớp nửa bão hoà (3d5) và phân lớp bão hoà (3d10) bền hơn.
- GV: electron hoá trị của nguyên tố d hoặc f xác định như thế nào?
=> HS: Dựa vào lớp electron ngoài cùng và phân lớp electron sát ngoài cùng.
I. cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A.
* Bảng 2.1: (SGK)
* Nhận xét:
- Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ngoài cùng bằng nhau bằng số thứ tự nhóm.
- Sau mỗi chu kỳ, cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A được lặp đi lặp lại à biến đổi tuần hoàn cấu hình electron.
* Kết luận: (SGK--43)
II. Cấu hình electron của các nguyên tố nhóm B:
- Ví dụ:
Z=21: 1s2p2p3s3p3d4s
Z=24: 1s2s2p3s3p3d4s
Z=25: 1s2s2p3s3p3d4s
Z=29: 1s2s2p3s3p3d4s
Z=30: 1s2s2p3s3p3d4s
- Nhận xét: 
+ Thuộc các chu kì lớn.
+ Thuộc khối d, chúng còn được gọi là các nguyên tố chuyển tiếp.
+ Các electron hoá trị ở (n - 1)dans2 trong đó a nhận các giá trị từ 1 - 10.
- Số electron hoá trị của nguyên tố d hoặc f:
số electron hoá trị của nguyên tố d hoặc f = số electron lớp ngoài cùng cộng với số electron phân lớp sát ngoài cùng.
4. Củng cố bài giảng: (3')
Bài tập 1. Đáp án C
HS phân tích các phương án sai.
Bài tập 5. HS viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố : 
Z = 20	1s22s22p63s23p64s2
Z = 21	1s22s22p63s23p6 3d14s2
Z = 24	1s22s22p63s23p6 3d54s1
Z = 29	1s22s22p63s23p6 3d104s1
Z = 30	1s22s22p63s23p6 3d104s2
HS nhận xét về vị trí của các nguyên tố hoá học đã cho trong BTH.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
Các bài tập còn lại trong SGK - 44
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 17 - HH 10 NC.doc