Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Bài 41: Oxi

1. Kiến thức :

• Học sinh biết :

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của oxi.

- Ứng dụng, cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

• Học sinh hiểu :

- Tính chất hóa học của oxi.

2. Kĩ năng :

• Làm một số thí nghiệm hoá học về tính chất hoá học của oxi.

• Quan sát, phân tích, tổng hợp, kết luận các hiện tượng của thí nghiệm hoá, một số hiện tượng ô nhiễm môi trường trong tự nhiên (lỗ thủng tầng ôzon, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ).

• Lập các phương trình hoá học, đặc biệt là phương trình phản ứng oxi hoá-khử.

• Giải bài tập định tính, định lượng liên quan đến oxi.

3. Thái độ :

• Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập.

• Thông qua nội dung thực hanhg thí nghiệm, học sinh có niềm say mê với môn hoá cũng như các môn khoa học thực nghiệm.

• Thông qua nội dung bài học, giáo dục học sinh về sự ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 4214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Bài 41: Oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dragonfly.hydrat
GIÁO ÁN
(Hoá 10 – nâng cao)
Bài 41 : OXI
I. Mục tiêu bài học : 
Kiến thức :
Học sinh biết : 
Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của oxi.
Ứng dụng, cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Học sinh hiểu :
Tính chất hóa học của oxi.
Kĩ năng :
Làm một số thí nghiệm hoá học về tính chất hoá học của oxi.
Quan sát, phân tích, tổng hợp, kết luận các hiện tượng của thí nghiệm hoá, một số hiện tượng ô nhiễm môi trường trong tự nhiên (lỗ thủng tầng ôzon, ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí).
Lập các phương trình hoá học, đặc biệt là phương trình phản ứng oxi hoá-khử.
Giải bài tập định tính, định lượng liên quan đến oxi.
Thái độ :
Học sinh có thái độ nghiêm túc trong học tập.
Thông qua nội dung thực hanhg thí nghiệm, học sinh có niềm say mê với môn hoá cũng như các môn khoa học thực nghiệm.
Thông qua nội dung bài học, giáo dục học sinh về sự ô nhiễm môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : 
Hoá chất và dụng cụ : 2 bình đựng khí oxi đã điều chế sẵn,1 mẩu Na, 1 dây Mg, 1 mẩu than, rượu etylic, KMnO4 tinh thể, đèn cồn, ống nghiệm
Phiếu học tập.
Học sinh : các tài liệu, hình ảnh có liên quan đến nạn cháy rừng, chặt phá rừng bừa bãi ở Việt Nam và trên thế giới.
PHIẾU HỌC TẬP
Cấu tạo phân tử oxi : 
Cấu hình e của oxi? 
Số e độc thân lớp ngoài cùng?
	→ Công thức cấu tạo của phân tử oxi?
Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của oxi :
Tính chất vật lí : 
	Trạng thái ?	Màu sắc ? 
	Mùi ? 	Các tính chất vật lí khác ? 
Trạng thái tự nhiên : 
	Oxi trong không khí là sản phẩm của quá trình nào ?
Tính chất hoá học : 
Tên thí nghiệm
Cách làm
Hiện tượng
Giải thích
O2 + Na
Lấy mẩu Na cho vào bình đựng khí oxi rồi đốt cháy mẩu Na trong bình
?
?
O2 + Mg
Đốt nóng dây Mg rồi cho nhanh vào bình đựng khí oxi
?
?
O2 + C
Đốt nóng mẩu than cho đến khi than đỏ rồi cho vào bình đựng khí oxi
?
?
O2 + C2H5OH
Đổ 1 ít cồn vào chén sứ rồi đốt cồn trong không khí
?
?
→ Kết luận : 
Ứng dụng ?
Điều chế :
Trong phòng thí nghiệm ? 
Trong công nghiệp ? 
Oxi trong tự nhiên với các hiện tượng cháy rừng, phá rừng ? 
III. Phương pháp : 
	Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
	Phương pháp biểu diễn thí nghiệm.
IV. Thiết kế hoạt động dạy học : 
Ổn định tổ chức lớp :
Bài cũ :
Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : 
 Dựa vào kiến thức đã học hãy viết cấu hình e của oxi? Số e độc thân lớp ngoài cùng?
 Giải thích sự hình thành phân tử oxi?
Hoạt động 2 :
 Gv cho hs xem bình đựng khí O2 và yêu cầu hs nêu tính chất vật lí của oxi?
 Dựa vào hiểu biết và sgk hãy cho biết trong tự nhiên, oxi chủ yếu tồn tại ở trạng thái nào? Ở trạng thái đó oxi là sản phẩm của quá trình nào?
Gv cho hs biết tầm quan trọng của cây xanh, rừng và yêu cầu học sinh trình bày về nạn cháy rừng ở Việt Nam và trên thế giới mà hs đã sưu tầm, từ đó, giáo dục cho hs ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống.
Hoạt động 3 : 
 Gv yêu cầu hs nhắc lại những tính chất hoá học của oxi đã được học ở chương trình hoá lớp 8?
 Vì sao oxi lại có những tính chất hoá học đó?
Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm , viết ptpư và điền số oxi hoá của các nguyên tố để chứng minh tính chất hoá học của oxi.
Gv yêu cầu hs rút ra kết luận.
Hoạt động 4 : 
Dựa vào các kiến thức của mình, hãy nêu những ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất?
Hoạt động 5 : 
 Hãy cho biết cách điều chế khí oxi đã được học ở chương trình hoá 8?
 Gv thực hiện điều chế khí oxi trong PTN từ KMnO4 và yêu cầu hs nhận xét hiện tượng xảy ra và viết ptpư? 
Trong công nghiệp oxi được điều chế bằng mấy cách? Nêu các cách?
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi, sau đó điền vào phiếu học tập.
Dựa vào kiến thức đã học và sgk để trả lời câu hỏi : 
Vì oxi có 2e độc thân lớp ngoài cùng nên 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau bằng 2 liên kết cộng hoá trị không có cực tạo thành phân tử oxi.
Hs quan sát bình đựng khí oxi và trả lời câu hỏi, sau đó điền vào phiếu học tập.
Học sinh trả lời và điền vào phiếu học tập.
Hs nói về hiện tượng cháy rừng ở Việt Nam và trên thế giới dựa vào các tài liệu đã sưu tầm và sự hiểu biết của hs.
Hs dựa vào kiến thức đã biết của mình để trả lời câu hỏi.
Hs dựa vào các kiến thức đã được học về độ âm điện, tính oxi hoá, tính khử để giải thích :
Nguyên tố oxi có độ âm điện lớn (3,44), chỉ đứng sau F (3,98) → oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hoá mạnh.
Oxi có 6e lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận thêm 2e để đạt được cấu hình bền của khí hiếm → trong đa số hợp chất, oxi có số oxi hoá là -2.
Hs làm thí nghiệm và điền vào phiếu học tập.
Hs rút ra kết luận và điền vào phiếu học tập.
Hs dựa vào kiến thức đã có và sgk để trả lời câu hỏi.
Hs dựa vào kiến thức đã có để trả lời câu hỏi.
Hs quan sát,nhận xét hiện tượng và viết ptpư.
Hs xem sgk để trả lời câu hỏi
I. Cấu tạo phân tử oxi :
 Oxi : 1s22s22p4
Có 2e độc thân ở lớp ngoài cùng.
→ CTCT : O=O
II. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của oxi:
Tính chất vật lí : 
Oxi là chất khí, không màu, không mùi, không vị.
Nặng hơn không khí, hoá lỏng ở -1830C, ít tan trong nước.
Trạng thái tự nhiên :
Trong không khí, oxi là sản phẩm của của quá trình quang hợp : 
6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2
III. Tính chất hoá học : 
Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hoá mạnh.
Oxi có thể oxi hoá hầu hết các kim loại ( trừ Au, Pt) và phi kim (trừ halogen).
Oxi có thể oxi hoá nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Tác dụng với kim loại : 
Tác dụng với phi kim :
Tác dụng với hợp chất :
IV. Ứng dụng của oxi :
 Có vai trò quyết định đối với sự sống của con người và động vật. 
 Cần cho công nghiệp luyện kim, hàn cắt kim loại, thuốc nổ, nhiên liệu tên lửa.
V. Điều chế oxi : 
Trong phòng thí nghiệm :
Oxi được điều chế bằng cách phân huỷ những hợp chất chứa oxi, kém bền với nhiệt như KMnO4, KClO3, H2O2
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 → 2KCl + 3O2
2H2O2 → 2H2O + O2
Trong công nghiệp: 
Oxi được điều chế bằng 2 cách : từ không khí và từ nước.
Hoạt động 6 : củng cố kiến thức. Cho học sinh làm một số bài tập để củng cố kiến thức :
Bài 1 : Người ta sử dụng đèn xì axetilen để hàn, cắt kim loại. Phải trộn hỗn hợp khí oxi và axetilen với tỉ lệ như thế nào để được hỗn hợp cháy tốt nhất, tiết kiệm hoá chất nhất?
Bài 2 : Bài 3(sgk, tr.162)
Bài 3 : Bài 5(sgk, tr.162)
Hs về nhà làm bài tập 1,2,4 sgk tr.162

File đính kèm:

  • docbai 41.doc