Giáo án Hóa học 10 – Học kì 1 từ tiết 37 đến tiết 48
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố halogen tương tự nhau. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm halogen.
2.Kĩ năng:
- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử F, Cl, Br, I.
- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử.
- Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm.
- Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động
II. TRỌNG TÂM: Mối liên hệ giữa cấu hình lớp electron ngoài cùng, độ âm điện, bán kính nguyên tử. với tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh.
III.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình- phát vấn - kết nhóm
IV. CHUẨN BỊ:
*Giáo viên:
- Dụng cụ : Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá, .
- Hoá chất : Zn, dd H2SO4, dd CuSO4, đinh sắt, dd KMnO4
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
hông dâng từ ống nghiệm (2) sang ống nghiệm (1) gây vỡ ống nghiệm Hoạt động 3: - Gv phát vấn hs về cách nhận biết ion clorua -Hs trình bày cách nhận biết Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra. - GV hướng dẫn HS đánh số 1, 2, 3 vào các ô.n. Thảo luận cách nhận biết . I. Nội dung: 1. Điều chế khí Clo. Thử tính tẩy màu của khí Clo ẩm: - Ống nghiệm: KMnO4 (bằng 2 hạt ngô) - Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống nhỏ giọt chứa dd HCl đặc. - Kẹp 1 mảnh giấy màu ẩm ở miệng ống nghiệm - Đặt ống nghiệm trên giá để ống nghiệm - Mở khoá ống nhỏ giọt cho 3-4 giọt HCl đặc vào KMnO4. 2. Điều chế axit clohiđric: - Kẹp ống nghiệm (1) trên giá thí nghiệm - Cho vào khoảng: 2g NaCl rắn + 3ml dd H2SO4 đặc -Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có gắn ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L dẫn sang ống nghiệm (2) có chứa 3ml H2O. - Đun nhẹ ống nghiệm (1) bằng đèn cồn. 3. BT thực nghiệm phân biệt các dung dịch Có 3 lọ hoá chất mất nhãn: dd HCl, dd NaCl, dd HNO3. Hoạt động 2: Thực hành Hs tiến hành thực hành GV bao quát lớp, hướng dẫn khi cần II. Thực hành 4. Nhận xét- Dặn dò: - Hoàn thành vở thực hành - Chuẩn bị bài “Sơ lược về hợp chất có oxi của clo” Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................. @Ngày soạn: 6/1/2014 BÀI 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO Tiết 42 I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Biết được: Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất. - Hiểu được: Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi). 2.Kĩ năng: - Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Gia-ven, clorua vôi . - Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia-ven, clorua vôi trong thực tế. 3.Thái độ: Tích cực, chủ động II. TRỌNG TÂM: Tính oxi hóa mạnh, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất của một số hợp chất có oxi của clo. III.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình- phát vấn- kết nhóm IV. CHUẨN BỊ: *Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng *Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: (8phút) Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau: HCl, NaOH, NaNO3, NaCl? 3.Bài mới: Đặt vấn đề: Sản phẩm của phản ứng giữa khí clo và dung dịch NaOH là gì? ® Vào bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nước javen - Sản phẩm của phản ứng giữa khí clo với dd NaOH là gì? Học sinh viết PTHH - Gv thông tin về nước javen - NaClO tạo nên từ axit nào? - Gv thông tin về axit hipoclorơ ® Tính chất của nước javen? ® Ứng dụng ® Gv trình chiếu thí nghiệm về tính tẩy màu của nước javen - Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết nước javen được điều chế bằng cách nào? - Học sinh trả lời - Gv kết luận I. NƯỚC JAVEL: dd hỗn hợp NaCl, NaClO (Natri hipoclorit) 1. Tính chất: * NaClO là muối của axit yếu (yếu hơn H2CO3) nên dễ tác dụng với CO2 của không khí * Tính oxi hoá mạnh nên có tính tẩy màu 2. Ứng dụng Nước Javel được dùng: Sát trùng; Tẩy trắng vải, giấy, sợi… 3. Điều chế Cho Cl2 tác dụng với NaOH loãng, nguội: (*) Trong công nghiệp: Người ta điều chế bằng cách điện phân dd NaCl không có vách ngăn.NaCl + H2O NaOH + ½Cl2 + ½H2 vì không có vách ngăn giữa 2 cực nên Cl2 tác dụng với NaOH theo phương trình (*). NaCl + H2O NaClO + H2 Hoạt động 2: Clorua vôi - Gv giới thiệu công thức hoá học - Trong phân tử có gốc ClO-, như vậy clorua vôi có chất gì? - Hs trả lời ® Viết PTHH chứng minh tính oxi hoá? - Clorua vôi tạo nên axit hipocloro (là một axit yếu) nên trong không khí ẩm nó cũng có phản ứng với CO2 và hơi nước như nước javen - Hs viết PTHH - Ứng dụng? - Tương tự nước javen, clorua vôi cũng được tạo nên từ phản ứng giữa khí clo và dd Ca(OH)2, 300C - Học sinh viết PTHH - Gv giới thiệu phương pháp điều chế từ CaO II. CLORUA VÔI: CaOCl2 1. Tính chất Là chất bột màu trắng, có mùi xốc của khí Clo. Có tính oxi hoá mạnh. Tác dụng với axit HCl CaOCl2 + 2HCl ® CaCl2 + Cl2 + H2O Tác dụng với CO2 (Trong không khí ẩm) 2. Ứng dụng Dùng tẩy trắng sợi, vải, giấy, tẩy nước. Xử lý các chất độc. Dùng trong tinh chế dầu mỏ. 3. Điều chế Cho Cl2 tác dụng với dd Ca(OH)2 ở 30oC: hay 4. Củng cố: - Nước javen và clorua vôi có tính chất gì? Ứng dụng? Điều chế? 5. Dặn dò: - HS làm bài 1,2,3,4,5 SGK - Chuẩn bị bài “Flo-Brôm-Iôt” Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ .............................................................................................................................................................................. @Ngày soạn: 12/1/2014 BÀI 25: FLO- BRÔM- IÔT (tiết 1) Tiết 43 I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Biết được: Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng. Hiểu được : Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot. 2.Kĩ năng: - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot. - Viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. 3.Thái độ: Tích cực, chủ động trong hoạt động nhóm II. TRỌNG TÂM: Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá, flo có tính oxi hoá mạnh nhất; nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot III.PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình- phát vấn- kết nhóm IV. CHUẨN BỊ: *Giáo viên: Giáo án, thí nghiệm mô phỏng *Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục... 2.Kiểm tra bài cũ: (10phút) Viết PTHH hoàn thành chuỗi biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng- nếu có): NaCl Br2 AgBr 3.Bài mới: Đặt vấn đề: Tính chất hoá học cơ bản của halogen là gì? → Vào bài HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nội dung hoạt động nhóm - Gv nêu các nội dung cần thảo luân của từng chất - Học sinh chia nhóm 2 thành viên Các nội dung thảo luận: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí Tính chất hoá học Hoạt động 2: Hoạt động nhóm Học sinh thảo luận theo nhóm 2 thành viên rút ra các nội dung Gv bao quát lớp Đại diện hs lên bảng trình bày từng nội dung Hs khác nhận xét, bổ sung I. FLO 1.Trạng thái tự nhiên - Trong tự nhiên, Flo chỉ tồn tại dạng hợp chất. Hợp chất của Flo có trong men răng của người và động vật, trong lá cây của 1 số loài cây, phần lớn tập trung trong 2 khoáng vật: Florit (CaF2), Criolit (Na3AlF6). - Chất khí, màu lục nhạt, rất độc 2. Tính chất hoá học a. Tác dụng với kim loại: Flo là phi kim mạnh nhất nên oxi hoá hầu hết các kim loại kể cả Au và Pt. Ví dụ: (Vàng florua) (Sắt III Florua) b. Tác dụng với phi kim: (Trừ oxi và Nitơ) Ví dụ: F2 + C → CF4 c. Tác dụng với Hidrô: H2 tác dụng với F2 ngay ở to thấp (–250oC) H2 (K) + F2 (K) → 2HF(K) D=–288,6KJ/mẫu (Phản ứng gây nổ mạnh ở to rất thấp) d. Tác dụng với nước: Khi Flo đi qua nước, thì nước bốc cháy 2F2 + 2H2O → 4HF + O2 II. BROM Trạng thái tự nhiên – tính chất vật lý Giống Clo, Brom tồn tại trong tự nhiên dạng hợp chất, chủ yếu là muối Bromua Kali, Natri, Magie. Hàm lượng Brom trong tự nhiên ít hơn Clo và Flo. Muối Bromua có trong nước biển. Brom là chất lỏng màu nâu đỏ, dễ bay hơi, Brom ít tan trong nước, nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. Tính chất hoá học: Brom là chất oxi hoá mạnh nhưng kém Clo. a. Tác dụng với kim loại: Oxi hoá nhiều kim loại, phản ứng toả nhiệt. Ví dụ: (Sắt (III) Bromua) (Natri Bromua) b. Tác dụng với Hidrô: Phản ứng không gây nổ, khi đun nóng phản ứng cũng toả nhiệt, nhưng ít hơn so với phản ứng của Clo. H2 + Br2 → 2HBr D=–35,98 KJ/mol c. Tác dụng với nước: Phản ứng khó khăn hơn so với phản ứng của Clo. d. Tác dụng với dd muối Iot: Brom oxi hoá được I–. Ví dụ: Br2 + 2NaI ® 2NaBr + 2I2 e. Tác dụng với chất oxi hoá mạnh: Ví dụ: Với nước Clo: Br2: Thể hiện tính khử. Cl2: Thể hiện tính oxi hoá. III. IOT Trạng thái tự nhiên – tính chất vật lý Trong tự nhiên iot tồn tại dạng hợp chất, có trong 1 số loài rong biển, tuyến giáp của người. Ở nhiệt độ thường iot là tinh thể có màu tím đen, có vẻ sáng kim loại. Tính chất hóa học Tác dụng với kim loại: Oxi hoá nhiều kim loại. Ví dụ: (Natri Iotua) (Sắt II Iotua) (Nhôm Iotua) Tác dụng với Hidrô: Iot tác dụng với hidrô ở nhiệt độ cao, phản ứng thuận nghịch. ½ H2 (k) + ½ I2 (r) HI DH = +25,94 KJ/mol Tác dụng với hồ tinh bột: Iot + hồ tinh bột ® có màu xanh. Þ Hồ tinh bột là thuốc thử để nhận biết iot
File đính kèm:
- Giao an Hoa 10 chuong 5.doc