Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 59: Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của Lưu huỳnh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 Củng cố kiến thức về tính chất các hợp chất của Lưu huỳnh.

 2. Kĩ năng:

 Kĩ năng thực hành, quan sát, giải thích hiện tượng.

II. Chuẩn bị:

1. Dụng cụ:

 - Ống nghiệm, giá để - ống dẫn thủy tinh

 - Kẹp, thìa lấy hóa chất - Nút cao su có lỗ

 - Ống hút nhỏ giọt

2. Hóa chất:

 - Chất: FeS, Cu, Na2SO3 - Dung dịch: HCl loãng, H2SO4 đặc

3. Tổ chức:

 Chia HS thành những nhóm nhỏ ( khoảng 5 HS/ nhóm)

 Cho HS về đọc trước bài thực hành và các kiến thức có liên quan đến bài thực hành.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 17206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 59: Bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của Lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59:
BÀI THỰC HÀNH SỐ 5: 
TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA LƯU HUỲNH 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	Củng cố kiến thức về tính chất các hợp chất của Lưu huỳnh.
 2. Kĩ năng: 
 Kĩ năng thực hành, quan sát, giải thích hiện tượng.
II. Chuẩn bị:
Dụng cụ: 
 - Ống nghiệm, giá để	- ống dẫn thủy tinh	
 - Kẹp, thìa lấy hóa chất	- Nút cao su có lỗ	
 - Ống hút nhỏ giọt	
2. Hóa chất:
	- Chất: FeS, Cu, Na2SO3	- Dung dịch: HCl loãng, H2SO4 đặc
3. Tổ chức:
 Chia HS thành những nhóm nhỏ ( khoảng 5 HS/ nhóm)
	Cho HS về đọc trước bài thực hành và các kiến thức có liên quan đến bài thực hành.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: - Hướng dẫn HS cách lắp dụng cụ, lấy hóa chất.
- Các dụng cụ cần đậy kín không để khí thoát ra, nhất là khí H2S, SO2 
- Các dung dịch Brom, H2SO4 đặc cần lấy lượng ít và cẩn thận.
Hoạt động 2: 
Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của Hiđrosunfua: 
- Lắp dụng cụ điều chế H2S từ FeS và dd HCl như hình 6.8 SGK
- Đốt khí thoát ra từ ống vuốt nhọn
Quan sát hiện tượng, viết ptpư và xác định vai trò từng chất?
GV: - Khi lắp dụng cụ cần đảm bảo độ kín, không để khí H2S thoát ra
- Khi đốt cần cẩn thận khí SO2 tạo thành
Hoạt động 3: 
Thí nghiệm 2: Tính khử của Lưu huỳnh đioxit
Cho dd HCl vào ống nghiệm có nhánh chứa Na2SO3 Dẫn khí SO2 sinh ra qua dd Brom. Quan sát hiện tượng, viết ptpư và xác định vai trò từng chất?
GV: - Khi điều chế không để khí SO2 thoát ra
- Cẩn thận khi lấy dung dịch Brom
Hoạt động 4: 
Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của Lưu huỳnh đioxit
- Dẫn khí H2S điều chế được vào nước à dd H2S
- Dẫn khí SO2 sinh ra vào dd H2S
Quan sát hiện tượng, viết ptpư và xác định vai trò từng chất?
Hoạt động 5: 
Thí nghiệm 4: Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc: 
Cho 4 giọt dd H2SO4 đặc vào ống nghiệm rồi cho lá đồng nhỏ vào và đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng, viết ptpư và xác định vai trò từng chất?
GV: - Lấy dung dịch H2SO4 đặc phải cẩn thận không để dính vào tay, quần áo.
- Khi cho lá đồng vào phải đậy kín ống nghiệm
Hoạt động 6: 
GV: - HS viết và nộp bài tường trình
- Hướng dẫn HS thu dọn hóa chất, rửa dụng cụ và vệ sinh phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của Hiđrosunfua:
- Hiện tượng: + Khí H2S không màu thoát ra
 + Khí H2S cháy cho ngọn lửa màu xanh
- Ptpư: FeS + 2HCl à FeCl2 + H2S
 2H2S + 3O2 à 2SO2 + 2H2O
H2S: là chất khử
O2 là chất oxi hóa
Thí nghiệm 2: Tính khử của Lưu huỳnh đioxit
- Hiện tượng: + Ống nghiệm có nhánh sủi bọt khí
 + Ống nghiệm đựng dd Brom bị mất 
 Màu
- Ptpư: Na2SO3 + 2HCl à 2NaCl + SO2 + H2O
 SO2 + Br2 + 2H2O à H2SO4 + 2HBr
SO2 là chất khử ; Br2 là chất oxi hóa
Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của Lưu huỳnh đioxit
- Hiện tượng: dd H2S bị vẩn đục, có màu vàng
- Pư: SO2 + 2H2S à 3S + 2H2O 
 SO2 là chất oxi hóa; H2S là chất khử
Thí nghiệm 4: Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc: 
- Hiện tượng: sủi bọt khí và dung dịch chuyển sang màu xanh (màu dd CuSO4) 
- Pư: Cu + 2H2SO4 đặc à CuSO4 + SO2 + 2H2O 
H2SO4 là chất oxi hóa, Cu là chất khử
IV. Củng cố: 
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBài thực hành 5 (tiết 59).doc