Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 55,56 - Bài 33: Axit Sunfuric. Muối Sunfat

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - HS biết: tính chất vật lí, tính axit mạnh của H2SO4 loãng và tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc.

 - Hs hiểu: nguyên nhân tính axit, tính oxi hóa của H2SO4 loãng và đặc.

 2. Kĩ năng:

 Cách pha H2SO4 loãng, quan sát thí ngiệm và viết phương trình phản ứng

II. Chuẩn bị:

 GV: hóa chất và dụng cụ thí nghiệm

 HS: ôn lại kiến thức về tính chất axit.

III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: + Nêu tính chất của H2S? viết ptpư chứng minh

 + Nêu tính chất của SO2? Viết ptpư chứng minh

2. Hoạt động:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 8186 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 55,56 - Bài 33: Axit Sunfuric. Muối Sunfat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 55,56:
Bài 33: AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	- HS biết: tính chất vật lí, tính axit mạnh của H2SO4 loãng và tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc.
	- Hs hiểu: nguyên nhân tính axit, tính oxi hóa của H2SO4 loãng và đặc.
 2. Kĩ năng:
	Cách pha H2SO4 loãng, quan sát thí ngiệm và viết phương trình phản ứng
II. Chuẩn bị:
	GV: hóa chất và dụng cụ thí nghiệm
	HS: ôn lại kiến thức về tính chất axit.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: + Nêu tính chất của H2S? viết ptpư chứng minh
	 + Nêu tính chất của SO2? Viết ptpư chứng minh
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: - Quan sát lọ đựng dung dịch axit Sunfuric, axit sunfuric tồn tại ở trạng thái nào? Màu sắc?
- Khi pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc ta pha như thế nào? Tại sao phải pha như vậy?
- Nhắc lại tính chất của axit Clohiđric?
- Axit sunfuric loãng là axit mạnh, có đầy đủ tính chất của một axit. Vậy axit sunfuric loãng có những tính chất nào?
- viết phương trình phản ứng axit sunfuric thể hiện tính chất của một axit?
HS: trả lời, viết ptpư
Hoạt động 2: 
GV: - Axit sunfuric loãng có ính oxi hóa không? Thể hiện ở ion nào?
- Axit sunfuric đặc là chất oxi hóa mạnh, tính oxi hóa thể hiện ở ion (S+6).
- Axit sunfuric đặc oxi hóa được nhiều kim loại, kể cả kim loại sau hidro trong dãy hoạt động hóa học.
- Axit sunfuric đặc nguội không phản ứng với Al, Fe nên có thể dùng bình Nhôm, Sắt để đựng dung dịch axit sunfuric đặc nguội.
HS: viết ptpư
Hoạt động 3: 
GV: - Quá trình sản xuất axit sunfuric được thực hiện thông qua các giai đoạn nào?
- Ở nước ta quặng Pirit sắt có rất nhiều nên có thể sản xuất axit từ chất này.
- Hiện nay sản xuất từ lưu huỳnh bằng cách: đốt S trong oxi không khí , sau đó chuyển SO2 thành SO3, rồi dùng dd H2SO4 để hấp thu ta được Oleeum theo nguyên tắc lội ngược dòng.
- Từ oleeum ta có thể điều chế dd H2SO4 theo các nồng ddoojkhacs nhau theo yêu cầu
HS: trả lời, viết ptpư
Hoạt động 4:
GV: - Axit sunfuric khi phân li cho ra mấy ion H+? Từ đó theo em khi axit sunfuric phản ứng với dd bazơ thu được mấy muối?
- Các muối sunfat trung hòa có tính tan như thế nào?
- Để nhận biết muối sunfat ta có thể dùng dung dịch nào?
- Làm thí nghiệm nhận biết muối sunfat: Na2SO4, MgSO4, H2SO4 bằng dung dịch BaCl2.
I. AXIT SUNFURIC: H2SO4 
 1. Tính chất vật lí:
 2. Tính chất hóa học:
a. Dung dịch H2SO4 loãng:
 - Làm quì tím hóa đỏ.
 - Tác dụng kim loại trước H2 
 2Al + 3H2SO4 à Al2(SO4)2 + 3H2 
 Fe + H2SO4 à FeSO4 + H2 
 - Tác dụng bazơ, oxit bazơ:
 2NaOH + H2SO4 à Na2SO4 + 2H2O 
 Cu(OH)2 + H2SO4 à CuSO4 + 2H2O 
 CaO + H2SO4 à CaSO4 + H2O 
 - Tác dụng với muối của axit yếu hơn:
 CaCO3 + H2SO4 à CaSO4 + CO2 + H2O
b. Axit Sunfuaric đặc: 
 - Tính oxi hóa mạnh: 
 * dd H2SO4 đặc nóng: có tính oxi hóa rất mạnh. Oxi hóa nhiều kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và hợp chất:
2Fe +6H2SO4 đặc à Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
 Cu + 2H2SO4 đặc à CuSO4 + SO2 + 2H2O 
 S + 2H2SO4 đặc à 3SO2 + 2H2O 
2KBr + 2H2SO4 đặc à K2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O 
 * dd H2SO4 đặc nguội: không phản ứng Al, Fe, Au, Pt
 - Tính háo nước.
 3. Ứng dụng: 
 4. Sản xuất axit Sunfuaric: 
a. Sản xuát SO2: từ S hoặc FeS2 
 S + O2 t SO2 
 4FeS2 + 11O2 t 2Fe2O3 + 8SO2 
b. Sản xuất SO3:
 2SO2 + O2 xt, t 2SO3 
c. Hấp thu SO3 bằng dd H2SO4 đặc:
 H2SO4 + nSO3 à H2SO4.nSO3 olêum
Dùng H2O pha loãng oleum à dd H2SO4 đặc
 H2SO4 .nSO3 + nH2O à (n+1) H2SO4 
II. MUỐI SUNFAT. NHẬN BIẾT ION SUNFAT:
 1. Muối Sunfat:
 - Muối trung hòa chứa ion đa số đều tan. Trừ: BaSO4, PbSO4, SrSO4 không tan, Ag2SO4, CaSO4 ít tan.
 - Muối axit chứa ion: 
 2. Nhận biết ion Sunfat: 
 Dùng muối BaCl2, Ba(NO3)2 hoặc Ba(OH)2 để nhận biết ion à BaSO4 kết tủa trắng
 H2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2HCl 
 MgSO4 + Ba(NO3)2 à BaSO4 + Mg(NO3)2
IV. Củng cố: 
 Biết được tính chất của axit Sunfuaric đặc và loãng
 Cách điều chế, nhận biết ion sunfat 
V. Rút kinh nghiệm: 
Tiết tự chọn tuần 28:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	Tính chất hóa học, điều chế axit sunfuric. Nhận biết muối sunfat.
	2. Kĩ năng:
	 Viết phương tình phản ứng và gải bài tập của học sinh.
II. Chuẩn bị:
	GV: các bài tập áp dụng. 
 HS: ôn lại bài cũ
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
Bài 1: 
Viết phương trình phản ưng theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
 FeS à H2S 
 S à SO2 à SO3 à H2SO4 à MgSO4 à BaSO4 
 H2S à SO2
GV: - Đánh số phương trình phản ứng để tránh viết thiếu.
- Dựa vào tính chất của các chất để viết phương trình phản ứng cho chính xác.
- Chú ý đến điều kiện phản ứng.
HS: làm bài
Hoạt động 2: 
Bài 2: 
Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: NaCl, HCl, Ba(NO3)2, Na2SO4, Na2CO3 
GV: - Phân tích cách nhận từng chất cụ thể bằng dung dịch nào
- Từ cơ sở đó ta chọn hóa chất để nhận biết các chất một cách tốt nhất.
- Khi cho một thuốc thử vào các dd cần xem có bao nhiêu chất xảy ra phản ứng? hiện tượng từng phản ứng
- Để nhận được chất thì hiện tượng xảy ra phải rõ ràng, đặc trưng cho từng chất và riêng biệt
HS: làm bài
Hoạt động 3: 
Bài 3: 
Có 100 ml dd H2SO4 98% (D = 1,84 g/ml), người ta muốn pha loãng thể tích axit trên thành dd H2SO4 20%. Tính thể tích nước cần để pha loãng dung dịch trên?
GV: - Tính khối lượng axit trước phản ứng là bao nhiêu?
- Khối lương axit sau khi pha loãng được tính như thế nào?
- Khối lượng dung dịch sau khi pha loãng so với ban đầu tăng hay giảm hơn khối lượng dung dịch ban đầu là bao nhiêu?
- khối lượng axit trước và sau khi pha loãng có thay đổi không?
- Khối lượng nước và thể tích nước nguyên chất liên hệ với nhau như thế nào?
- Vậy muốn tính thể tích nước thêm vào ta chỉ cần tính đại lượng nào?
HS: làm bài
Bài 1: 
1) S + Fe t FeS
2) FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
3) H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl
4) S + O2 t SO2 
5) 2SO2 + O2 xt,t 2SO3 
6) SO3 + H2O H2SO4 
7) H2SO4 + Mg MgSO4 + H2 
8) MgSO4 + BaCl2 BaSO4 + MgCl2 
9) S + H2 t H2S 
10) 2H2S + 3O2 t 2SO2 + 2H2O
11) SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
Bài 2: 
- Lấy mỗi chất ra 1 ít làm MT
- Cho dd H2SO4 vào các MT:
 + MT sủi bọt khí là Na2CO3 
 Na2CO3 + H2SO4 à Na2SO4 + CO2 + H2O
 + MT có kết tủa trắng la Ba(NO3)2
 Ba(NO3)2 + H2SO4 à BaSO4 + 2HNO3 
- Cho quì tím vào 3 MT còn lại, MT làm quì tím hóa đỏ là HCl
- Cho dd BaCl2 vào 2 MT còn lại
 + MT có kết tủa trắng là Na2SO4 
 BaCl2 + Na2SO4 à BaSO4 + 2NaCl
 + MT không hiện tượng là NaCl
Bài 3: 
Trước khi pha loãng: 
 = 100 . 1,84 = 184 g
 = = 
Sau khi pha loãng:
 Gọi là khối lượng nước thêm vào
 = + 
 = 
Do trước và sau khi pha loãng thì khối lượng H2SO4 không đổi nên: = 
 = 
 = 901,6 g
 = 901,6 - = 717,6 g 
 = 717,6 ml
IV. Củng cố: 
V. Rút kinh nghiệm:
 Kí duyệt của tổ trưởng
 Tuần 28: 01 – 04 – 2008
 Phạm Thu Hà

File đính kèm:

  • docAxit Sunfuaric (tiết 55,56).doc