Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 42, Bài 24: Sơ lược về hợp chất có oxi của Clo
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết: thành phần, điều chế và ứng dụng của nước Gia – ven, Clorua vôi.
- HS hiểu: + Nguyên nhân của tính tẩy màu của nước Gia – ven, Clorua vôi.
+ Vì sao nước Gia – ven, Clorua vôi không để được lâu ngoài ánh sáng.
2. Kĩ năng:
Viết phương trình phản ứng và giải thích tính oxi hóa của nước Gia – ven, Clorua vôi.
II. Chuẩn bị:
GV: đồ dùng dạy học.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Giải thích tính tẩy màu của clo ẩm?
2. Hoạt động:
Tiết 42: Bài 24: SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết: thành phần, điều chế và ứng dụng của nước Gia – ven, Clorua vôi. - HS hiểu: + Nguyên nhân của tính tẩy màu của nước Gia – ven, Clorua vôi. + Vì sao nước Gia – ven, Clorua vôi không để được lâu ngoài ánh sáng. 2. Kĩ năng: Viết phương trình phản ứng và giải thích tính oxi hóa của nước Gia – ven, Clorua vôi. II. Chuẩn bị: GV: đồ dùng dạy học. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Giải thích tính tẩy màu của clo ẩm? Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: - Thành phần của nước Gia – ven gồm những chât nào? - NaClO là muối của axit nào? Axit HClO so với axit H2CO3 thì mạnh hay yếu hơn? - Trong không khí, muối NaClO có bền hay không? Nếu không bền thì NaClO sẽ chuyển sang dạng chất nào? - Tại sao nước Gia – ven ( nước tẩy) phải để trong chai sẫm màu? Vì NaClO khi để ngoài ánh sáng thì sẽ bị phân hủy cho muối NaCl và Oxi. - Xác định số oxi hóa của Clo trong muối NaClO? - Từ số oxi hóa của Clo ta có thể dự đoán tính chất hóa học cơ bản của muối NaClO là gì? - Ứng dụng của nước Gia – ven là gì? - Nước Gia – ven được điều chế như thế nào? - Lưu ý: Khi cho Clo phản ứng với dd NaOH cần chú ý là phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường, nếu đun nóng thì sản phẩm thu được là NaClO3. HS: trả lời Hoạt động 2: GV: - Clorua vôi gồm những chất nào? - Muối của một ion kim loại với nhiều gốc axit được gọi là gì? - Clorua vôi để ngoài không khí có bền không? Vì sao? - Ứng dụng của Clorua vôi trong các lĩnh vực nào? - Điều chế Clorua vôi bằng cách nào? HS: trả lời Hoạt động 3: GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 1,2,3 trang 108 SGK I. Nước Gia – ven: - Thành phần: Nước Gia – ven là dung dịch chứa hỗn hợp muối NaCl và NaClO. - Tính chất: + NaClO là muối của axit yếu HClO ( yếu hơn cả H2CO3), trong không khí tác dụng dàn với CO2 tạo HClO. NaClO + CO2 + H2O à NaHCO3 + HClO + Muối NaClO (cả HClO) đều có tính oxi hóa mạnh nên nước Gia – ven có tính tẩy màu và sát trùng. - Điều chế: + Trong phòng thí nghiệm: Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO + H2O + Trong công nghiệp: Điện phân không có màng ngăn dd NaCl 2NaCl + 2H2O à 2NaOH + Cl2 + H2 Do không có màng ngăn nên: Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO + H2O II. Clorua Vôi: - Thành phần: Clorua vôi là muối của kim loại Canxi với hai gốc axit là Clorua Cl- và hipoClorit ClO-. Cl-1 Ctpt: CaOCl2 Ctct: Ca O – Cl+1 Muối của một kim loại với nhiều gốc axit khác nhau gọi là muối hỗn tạp. - Tính chất: + Trong không khí Clorua vôi tác dụng dần với CO2 và hơi nướctạo HClO 2CaOCl2 + CO2 + H2O àCaCO3 +CaCl2 +2HClO + Clorua vôi có tính oxi hóa mạnh nên được dùng làm chất tẩy trắng, sát trùng, tinh chế dầu mỏ, xử lí chất độc, - Điều chế: Cl2 + Ca(OH)2 à CaOCl2 + H2O IV. Củng cố: Về làm bài 4,5 trang 108 SGK V. Rút kinh nghiệm: Tiết tự chọn tuần 21: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tính chất của axit Clohiđric, muối Clorua và các hợp chất có Oxi của Clo 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cân bằng ptpư và giải bài tập của học sinh. II. Chuẩn bị: GV: các bài tập áp dụng. HS: ôn lại bài cũ III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Bài 1: Viết ptpư theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng ( nếu có): NaCl à Cl2 à HClOà HClà ZnCl2à AgClà Ag NaClO GV: - Để tránh viết thiếu phương trình phản ứng cần đánh số phương trình phản ứng. - Căn cứ vào tính chất của các nguyên tố để viết phương trình phản ứng. - Từ NaCl đièu chế Cl2 có thể thông qua phản ứng điện phân nóng chảy. HS: viết pư Hoạt động 2: Bài 2: Nhận biết các dung dịch riêng biệt đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaNO3, NaCl, NaOH, Na2CO3, Ba(OH)2, Na2SO4 GV: - Các dung dịch nào là muối, axit, bazơ? - Dùng chất nào để nhận từng chất cụ thể ở trên? - Thứ tự nhận các chất theo thứ tự nào? Chất nào nhận trước, chất nào nhận sau? - Có nên dùng quì tím ngay từ đầu để nhận các chất không? Sự đổi màu của quì tím như thế nào? HS: làm bài Hoạt động 3: Bài 3: Trong phòng thí nghiệm có các chất: Canxioxit, nước, MnO2, dd H2SO4 70% (D = 1,61 g/ml) và NaCl. a) Viết ptpư điều chế clorua vôi từ các chất trên? b) Tính khối lượng các chất phản ứng nếu thu đươck 254 gam Clorua vôi? GV: - Ta suy ngược lại từ quá trình diều chế Clorua vôi để biết các ptpư như sau: + Điều chế Clorua vôi trong phòng thí nghiệm từ các chất nào? + Cl2, Ca(OH)2 được điều chế từ các chất nào trong các chất trên? + HCl được được điều chế từ chất nào? - Từ suy luận trên ta viết các ptpư điều chế. - Từ khối lượng Clorua vôi ta tính khối lượng các chất đã dùng. HS: làm bài Hoạt động 4: Bài 4: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng hết với dd HCl, toàn bộ khí Cl2 sinh ra được hấp thu hết vào 140 gam dd NaOH 20% ở nhiệt độ thường thu được dung dịch A. Tính nồng độ % các chất tan trong dung dịch A? GV: - Viết phương trình phản ứng giữa các chất. - Từ dữ kiện đề cho ta tính được các đại lượng nào? - Trong phản ứng 2 đề cho số mol của 2 chất phản ứng, làm thế nào để biết chất dư, chất phản ứng hết? - Trong dung dịch A chứa các chất tan nào? - Nêu công thức tính nồng độ % các chất trong dung dịch? HS: làm bài Bài 1: 1) 2NaCl đpnc 2Na + Cl2 2) Cl2 + H2O HCl + HClO 3) Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO + H2O 4) NaClO + CO2 + H2O à NaHCO3 + HClO 5) 2HClO as 2HCl + O2 6) 2HCl + Zn à ZnCl2 + H2 7) ZnCl2 + 2AgNO3 à 2AgCl + Zn(NO3)2 8) 2AgCl as 2Ag + Cl2 Bài 2: - Lấy mỗi chất ra một ít làm mẫuthử. - Cho dd H2SO4 vào các mẫu thử: + MT sủi bọt khí là Na2CO3 Na2CO3 + H2SO4 à Na2SO4 + CO2 + H2O + MT có kết tủa trắng là Ba(OH)2 Ba(OH)2 + H2SO4 à BaSO4 + 2H2O - Cho quì tím vào các MT còn lại, MT làm quì tím hóa xanh là NaOH. - Cho dd BaCl2 vào các MT còn lại, MT có kết tủa trắng là Na2SO4 Na2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2NaCl - Cho dd AgNO3 vào 2 MT còn lại, MT có kết tủa trắng là NaCl, MT không hiện tượng là NaNO3 NaCl + AgNO3 à AgCl + NaNO3 Bài 3: a) CaO + H2O à Ca(OH)2 (1) ? 2 mol NaCl + H2SO4 à NaHSO4 + HCl (2) ? ? 8 mol 4HCl + MnO2 à MnCl2 + Cl2 + H2O (3) ? ? 2mol Cl2 + Ca(OH)2 à CaOCl + H2O (4) ? ? 2 mol = = 2 mol Từ pư (4) ta có: = 2 mol Pư (3). Ta suy ra: 2 mol = 8 mol Pư (2) ta có: nNaCl = = 8 mol Pư (1) ta có: nCaO = 2 mol Vậy: mCaO = 2 . 56 = 112 gam mNaCl = 8 . 58,5 = 468 gam = 2 . 87 = 174 gam = 8 . 98 = 784 gam = = 1120 gam Bài 4: MnO2 + 4HCl à MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1) 0,2 mol 0,2 mol Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO + H2O (2) 0,2 mol ? ? ? = = 0,2 mol = = 0,7 mol Từ Ptpư (2) ta thấy dd NaOH dư Dung dịch A chứa: NaCl: 0,2 mol NaClO: 0,2 mol và NaOH dư Từ pư (2) pư = 0,4 mol dư = 0,7 – 0,4 = 0,3 mol mddA = + mddNaOH = 0,2 . 71 + 140 = 154,2 g C%NaCl = .100% = 7,6% C%NaClO = .100% = 9,7% C%NaOH dư = .100% = 7,8% IV. Rút kinh nghiệm: Kí duyệt của tổ trưởng Tuần 21: 28 – 01 – 2008 Phạm Thu Hà
File đính kèm:
- Hợp chất có Oxi của Clo (tiết 42).doc