Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị - Dương Nguyễn Ngọc Diễm

1. Kiến thức: Hiểu được :

- Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.

- Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.

 Kí hiệu nguyên tử : .X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.

 2. Kỹ năng:

- Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại.

- Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 9878 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị - Dương Nguyễn Ngọc Diễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ- NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
ĐỒNG VỊ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Hiểu được : 
- Nguyên tố hoá học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
- Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử.
- Kí hiệu nguyên tử : .X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron. 
- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.
 2. Kỹ năng: 
- Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại.
- Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị.
3.Thái độ:
- Phát huy khả năng tư duy của học sinh.
- Học sinh hăng say học tập tìm tòi kiến thức mới.
II. TRỌNG TÂM
- Đặc trưng của nguyên tử là điện tích hạt nhân (số p) => nếu có cùng điện tích hạt nhân (số p) thì các nguyên tử đều thuộc cùng một nguyên tố hoá học, khi số n khác nhau sẽ tồn tại các đồng vị.
- Cách tính số p, e, n và nguyên tử khối trung bình.
III.PHƯƠNG PHÁP
Diễn giảng- Phát vấn- Thảo luận.
Kết hợp khéo léo giữa đàm thoại, nêu vấn đề và hoạt động nhóm
IV.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Soạn bài từ sgk. Sbt, stkNhắc nhở HS học kĩ bài 1
*Học sinh: Tự ôn tập và làm 1 số BT của giáo viên ra, Soạn bài trước khi đến lớp.
V.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
 1/ Thành phần cấu tạo nguyên tử ? cấu tạo của hạt nhân nguyên tử ?
	 Nhận xét về khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử ?
 2/Tổng số hạt trong nguyên tử một nguyên tố X là 34. Trong đó số n hơn số p là 1. Tìm số hạt mỗi loại trong nguyên tử?
 3. Bài mới:
Ta đã biết hạt nhân nguyên tử tạo nên từ các hạt proton và nơtron và có kích thước rất nhỏ bé. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề liên quan xung quanh số đơn vị điện tích hạt nhân.
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Hạt nhân nguyên tử
-GV: Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào ? Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào? nêu đặc tính của các hạt ? 
HS: Nguyên tử được cấu tạo bởi e,p và n.Hạt nhân nguyên tử gồm p và n.
 1p= 1+ ; 1e = 1- =>Số P = số e
-GV: Nếu ĐTHN là Z+ thì số đvđt hạt nhân là bao nhiêu? 
HS: Nếu ĐTHN là Z+ thì số đvđt hạt nhân là Z 
-GV: Hãy ĐN về số khối? CT tính số khối? 
- GV lấy vd cho HS tính số khối.
I.HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
1.Điện tích hạt nhân:
-Kí hiệu Z+
-Sốđvđthn Z = Số Proton = Số electron
Vd: nguyên tử Na có Z = 11+ à ngtử Na có 11p, 11e
2.Số khối (A)
ĐN: Là tổng số hạt Proton (Z)và tổng số hạt notron (N) của hạt nhân đó.
CT: A = Z + N -> N = A – Z
Vd1: Hạt nhân nguyên tử O có 8p và 8n à
 A = 8 + 8 = 16
Vd2: Nguyên tử Li có A =7 và Z =3 à
 Z = p = e = 3 ; N = 7-3 =4
Nguyên tử Li có 3p, 3e và 4n
Hoạt động 2: Nguyên tố hóa học
GV: Giải thích và nêu định nghĩa nguyên tố hóa học.
GV: nhấn mạnh nếu điện tích hạt nhân nguyên tử thay đổi thì tính chất của nguyên tử cũng thay đổi theo. 
GV: yêu cầu HS phải phân biệt được khái niệm nguyên tử và nguyên tố (nguyên tử là hạt vi mô gồm hạt nhân và lớp vỏ, nguyên tố là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân)
GV cho ví dụ
-GV: Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu của nguyên tố đó, kí hiệu là Z.
-GV: Hãy viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố: K, Na, F, I?
- GV lấy một số ví dụ để HS xác định số khối, số hiệu nguyên tử :
- HS vận dụng tính số n của các nguyên tố trên.
II.NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1. Định nghĩa:
Nguyên tố hóa học gồm những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân .
Vd: Tất cả các nguyên tử có cùng Z là 8 đều thuộc nguyên tố oxi, chúng đều có 8p, 8e
2. Số hiệu nguyên tử (Z):
- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó
- Kí hiệu là Z.
3. Kí hiệu nguyên tử:
Nguyên tố X có số khối A và số hiệu nguyên tử Z được kí hiệu như sau:
Số khối g 
Số hiệu g 
f Kí hiệu nguyên tử tutttutử 
VD:
Hoạt động 3: Đồng vị
- GV: lấy vd các đồng vị của H và yêu cầu HS hãy tính số p, số n của proti, đơteri, triti theo các kí hiệu nguyên tử.
-Từ đó yêu cầu HS rút ra nhận xét?
- GV: àNhững nguyên tử như thế nào được gọi là đồng vị của một nguyên tố. Vậy đồng vị là gì ?
HS: Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, nhưng khác về số nơtron nên số khối khác nhau.
-GV nhấn mạnh chú ý
III.ĐỒNG VỊ
- VD: Nguyên tố hiđro có 3 đồng vị :
 Proti 	Đơteri 	 Triti 
- Đồng vị: là những nguyên tử có cùng số proton, nhưng khác về số nơtron nên số khối khác nhau.
-VD: Nguyên tố oxi có 3 đồng vị
 , , 
Chú ý: 
- Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có thể có số khối khác nhau
- Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau
Hoạt động 4: Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
-GV: đưa ra định nghĩa nguyên tử khối là gì? 
-GV: Em nào nhắc lại cho cô biết khối lượng nguyên tử tính ntn?
HS: mnt = mp + mn + me
-GV: nếu me rất nhỏ thì khối lượng nguyên tử có bằng khối lượng hạt nhân không?
HS: Do me<<0
mnguyên tử = mhạt nhân nguyên tử
-GV đưa ra ví dụ để HS hiểu rõ hơn
-GV: đưa ra khái niệm nguyên tử khối trung bình và công thức tính.
-GV: cho ví dụ cụ thể
-GV: cho HS chép đề bài, yêu cầu HS trình bày ý tưởng giải bài toán
HS: lên bảng
- GV: Nhận xét và bổ sung
IV.NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1.Nguyên tử khối
- Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
- Do me<<0
 -> mnguyên tử = mhạt nhân nguyên tử
- Vậy nguyên tử khối coi như bằng số khối:
 A=Z+N
Vd: Xác định nguyên tử khối của P biết P cóZ=15, N=16 à Nguyên tử khối của P=31
2.Nguyên tử khối trung bình
Trong tự nhiên đa số nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị ( có số khối khác nhau ) à Nguyên tử khối của nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó.
 X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y
 a,b : % số nguyên tử của đồng vị X, Y
VD1: Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị chiếm 75,77% và chiếm 24,23% nguyên tử khối trung bình của clo là:
VD2: Cho Cu = 63,54 
Tìm % , ?
Giải:
 -Gọi% là x thì % là 100-x
 =63,54
 => x = 27% =% 
 => % = 100-27 = 73%
VI.CỦNG CỐ
- Biểu thức tính nguyên tử khối trung bình?
- Cấu tạo nguyên tử ?
- Mối liên hệ giữa các loại hạt trong nguyên tử ?
VII.DẶN DÒ VỀ NHÀ
 - Tổng hợp và ghi nhớ các kiến thức trọng tâm ở bài 1 , 2
 - Làm bài tập 3,6,7,8/14 SGK 
 - Đọc phần tư liệu Trang 14- 15
 - Chuẩn bị Bài 3: LUYỆN TẬP: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ

File đính kèm:

  • docxlop 10bai 2 co ban.docx