Giáo án Hóa học 10 - Ban cơ bản - Bùi Xuân Đông
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
HS hiểu: - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học
- Mối liên quan giữa cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố với vị trí của chúng trong BTH. Từ đó, dự đoán tính chất hoá học của các nguyên tố.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: BTH các nguyên tố hoá học, bảng câm, bảng 5/T.38/sgk
2. Học sinh: Ôn bài BTH các ng.tố hoá học.
III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, thuyết trình, đàm thoại, tư duy logic.
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 15
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
1) Nhóm là gì? Hãy sắp xếp các nguyên tố có Z=8,11,14,17 vào nhóm thích hợp trong BTH.
2) Xác định vị trí các nguyên tố có Z=16,20 trong BTH. Lớp ngoài cùng của chúng có bao nhiêu electron? Là nguyên tố KL hay PK?
3. Bài mới :
Vào bài: Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, cấu hình electron ng.tử các nguyên tố biến đổi ra sao, có tuân theo qui luật nào không? Tiết học hôm nay sẽ giải đáp cho các em điều đó.
ứng như hướng dẫn trong vở thí nghiệm Lưu ý: + Nên dùng dung dịch H2SO4 khoảng 15%, có thể tiết kiệm hoá chất bằng cách làm thí nghiệm với lượng nhỏ trong hõm sứ. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích: - Hiện tượng: có bọt khí hiđro nổi lên - Hs viết PTHH của phản ứng: 0 +1 +2 0 Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 Gv hỏi: - Dựa vào số oxi hoá, xác định vai trò các chất? Hoạt động 3: Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối Cách tiến hành: Thực hiện phản ứng như hướng dẫn trong vở thí nghiệm Lưu ý: Dùng đinh sắt nhỏ hoặc đoạn dây sắt dài khoảng 2cm, đã đánh sạch Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích: Hiện tượng: lớp kim loại đồng được giải phóng phủ trên bề mặt đinh (hoặc dây) sắt. Màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần Hs viết PTHH của phản ứng: +2 0 +2 0 CuSO4 + Fe à FeSO4 + Cu Hoạt động 4: Thí nghiệm 3: Phản ứng oxi hoá - khử trong môi trường axit Cách tiến hành: Thực hiện phản ứng như hướng dẫn trong vở thí nghiệm Lưu ý: Hs dùng ống nhỏ giọt nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 vào ống nghiệm đựng hỗn hợp dung dịch FeSO4 và H2SO4, lắc ống nghiệm nhẹ và đều Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích: - Hiện tượng: màu tím của dung dịch KMnO4 sẽ mất dần đi khi nhỏ từng giọt dung dịch này vào hỗn hợp dung dịch FeSO4 và H2SO4. Đến khi màu tím của KMnO4 không nhạt đi thì dừng không nhỏ tiếp KMnO4 nữa Hs viết PTHH của phản ứng: +7 +2 +3 +2 2KMnO4 + 10FeSO4 + 8H2SO4 à 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O Hoạt động 5: Công việc sau buổi thực hành - Gv: + Nhận xét đáng giá buổi thực hành + Nhắc hs viết bản tường trình - Hs: thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học - Gv: kiểm tra, cho điểm VI. RÚT KINH NGHIỆM: Ngày 23/12/2006 Tiết 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: ôn tập nội dung kiến thức của học kì I, chuẩn bị cho kiểm tra học kì I 2. Kĩ năng: rèn luyện kĩ năng giải toán II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Chuẩn bị nội dung ôn tập phát trước cho học sinh chuẩn bị. 2. Học sinh: - Ôn tập toàn bộ nội dung kiến thức thông qua các bài học, các phiếu học tập đã phát và phiếu ôn tập học kì III. PHƯƠNG PHÁP: Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 35 MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KỲ I (Chú ý: Học sinh xem lại các tờ ôn tập chương I,II, nội dung lý thuyết và bài tập SGK, SBT 10) 1. Điền vào khoảng trống trong bảng dưới đây: KHNT ĐTHN Số đthn Số khối Số p Số n Số e H 30 26 92+ 143 63 29 2. Điền vào khoảng trống trong bảng dưới đây: Ntố c/h e n/c Số lớp e Số e lớp n/c Chu kỳ/nhóm Loại ntố s,p../kl,pk Z = 35 2s22p1 3p2 3.a) Các ion A2+, B+, X-, Y2- có cấu hình e giống với Ar (Z=18) . Viết cấu hình e của nguyên tử A,B,X,Y b) Cấu hình e 1s22s22p6 có thể là của nguyên tử hay ion nào? 4. Các phát biểu sau ĐÚNG hay SAI A.Cấu hình e của Cu và Cu2+ lần lượt là : 1s22s22p63s23p64s1 3d10.và 1s22s22p63s23p63d9. B.Theo quy tắc bát tử thì cấu trúc bền là cấu trúc giống như khí hiếm Ne C.Trong phản ứng oxh-khử thì HCl chỉ thể hiện tính khử D.Trong phản ứng oxh-khử thì N+5 trong HNO3 chỉ thể hiện tính oxh. E.Số oxh của oxi trong các chất sau: Al2O3, H2O2, F2O, O2 lần lượt là: -2, -1, +2 , -2 F.Khi 1 chất oxi hoá tiếp xúc với 1 chất khử phải xảy ra phản ứng oxi hoá-khử G.Một chất chỉ có thể thể hiện tính oxi hoá hoặc chỉ có thể thể hiện tính khử. H.Số oxi hoá của 1 nguyên tố bao giờ cũng là 1 số nguyên dương. I. Số oxi hoá luôn trùng với hóa trị J.trong các phản ứng hóa học kim loại chỉ thể hiện tính khử và không có số oxh âm. K.Phản ứng phân hủy luôn luôn là phản ứng oxi hoá-khử 5.Theo định nghĩa: 1u =mC = kg = 1,6605.10-27kg. a) Hãy tính khối lượng các hạt proton, n, e theo đơn vị u. Biết me = 9,1094.10-31kg, mn = 1,6748.10-27kg, mp = 1,6727.10-27kg b) Tính khối lượng nguyên tử đồng vị O-16 theo đơn vị nguyên tử lượng u c) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. -Tìm số hạt mỗi loại -Tính khối lượng nguyên tử X ra đơn vị u, kg 6.Clo tự nhiên là hỗn hợp của 2 đồng vị: 35Cl có nguyên tử khối là 34,97; 37Cl có nguyên tử khối là 36,97. Biết đồng vị 35Cl chiếm 75,77%. Tính nguyên tử khối trung bình của clo tự nhiên. 7. Tính hàm lượng % về số nguyên tử mỗi loại đồng vị của các nguyên tố Cu và Br, biết rằng: a) Đồng tự nhiên (Cu = 63,54) gồm 2 đồng vị 63Cu và 65Cu b) Brom tự nhiên (Br = 79,92) gồm 2 đồng vị 79Br và 81Br 8. Dựa vào kết quả câu 6 hãy cho biết a) Trong 19,062g Cu có bao nhiêu nguyên tử của mỗi loại đồng vị b) Tính % số nguyên tử của đồng vị 79Br trong HBr cho H = 1 9.a)Khi cho hạt nhân He bắn phá vào hạt nhân N người ta thu được 1 proton và 1 hạt nhân X. Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của hạt nhân X và hãy cho biết X là nguyên tố gì? b)Khi cho hạt nhân He bắn phá vào hạt nhân Be người ta thu được 1 nơtron và 1 hạt nhân Y. Hỏi số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân Z của hạt nhân Y và hãy cho biết Y là nguyên tố gì? 10.Khi điện phân 75,97g NaCl (muối ăn tinh khiết) nóng chảy nta thu được 29,89g Na. Hãy xác định nguyên tử khối của Cl biết nguyên tử khối của Na là 22,99 11.Hãy cho biết điều khẳng định nào sau đây đúng A.Chỉ có hạt nhân nguyên tử Oxi tỉ lệ giữa số proton và số nơtron mới là 1: 1 B.Số khối hạt nhân nguyên tử là nguyên tử khối C.Ntư của 1 nguyên tố có điện tích hạt nhân xác định D.Trong vỏ nguyên tử , các e có mức năng lượng càng thấp thì chuyển động càng xa hạt nhân. E.Trong nguyên tử (nhóm A)các e thuộc lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của 1 nguyên tố F.Ngày nay nta đã biết, trong nguyên tử các e chuyển động theo quĩ đạo hình elip G.Trong nguyên tử các e lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao H.Những nguyên tố f thuộc họ Lantan và họ Actini I. Hợp chất khí với H của các nguyên tố nhóm VIIA là RH J. Oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố nhóm VII A là R2O7 và HRO4. 12.Điền chữ đúng hoặc sai trước câu phát biểu đúng hoặc sai: A/ Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng của số proton . B/chu kỳ gồm những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron C/Bảng hệ thống tuần hoàn gồm có 8 chu kỳ và 7 nhóm. D/Các chu kỳ 1,2,3 chỉ bao gồm các nguyên tố họ s,p. E/Các nguyên tử của các nguyên tố phân nhóm phụ có số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm F/Tất cả các nguyên tố thuộc phân nhóm chính đều thuộc chu kỳ nhỏ G/Tất cả các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ đều thuộc chu kỳ lớn H/Tất cả các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ nhóm VIII đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng I/Trong 1 chu kỳ số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8 theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (trừ chu kỳ 1) J/Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm bao giờ cũng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau K/ Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng 1 phân nhóm chính bao giờ cũng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau L/Tính chất hh của các nguyên tố trong cùng 1 nhóm bao giờ cũng giống nhau M/ Tính chất hh của các nguyên tố trong cùng 1phân nhóm (chính hoặc phụ) bao giờ cũng giống nhau 13.a) Hãy cho biết : tên kim loại mạnh nhất ở nhóm kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, phi kim mạnh ở nhóm Halogen b) So sánh tính chất hóa học cơ bản của Al, S với các nguyên tố đứng xung quanh 14. Cho các ntố sau đây: 11A , 13B , 8D, 9E. Hãy cho biết hai ntố sau đây nếu cho kết hợp với nhau sẽ có công thức như thế nào và tạo thành theo dạng liên kết nào: a) A + D b) A + E. c) B + D d) B + E 15. Viết công thức electron, công thức cấu tạo và xác định hóa trị của các chất sau: Cl2, F2, N2, H2O, H2S, NH3, CH4, CO2, SiF4, NF3, C2H2, C2H4, C2H6. 16. Cho số hiệu ntử của các ntố sau: 8A, 5B, 1E, 17D.Hãy cho biết các ntố sau đây nếu cho kết hợp với nhau sẽ có công thức như thế nào và tạo thành theo dạng liên kết nào, viết sơ đồ hình thành liên ết đó ? a) E + E b) B + B c) A + E d) E + D e) E + B f) A + A 17. Viết cấu hình e đầy đủ cho các ntử: có e lớp ngoài cùng là: 2s1, 3s23p5 ; elctrron ở phân lớp ngoài cùng là: 2p4, 3px.Cho biết ntố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm.. Biết x>2 18. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong ntử X, Y, Z lần lượt là : 13, 58, 28. Tìm kí hiệu ntử của X,Y,Z. Biết rằng : số khối của Y nhỏ hơn 40 ; Z có 6 e ở lớp ngoài cùng. 19. Viết công thức oxit cao nhất của 1 ntố R ở phân nhóm chính nhóm VI. Trong oxit đó ,oxi chiếm 60% khối lượng. Tìm R . R ở phân nhóm chính nhóm VII. Trong hợp chất khí với hiđro của R chứa 97,26%R. Tìm công thức hợp chất khí với hiđro của R. Ôxit cao nhất của 1 ntố ứng với công thức là R2O5. Hợp chất của nó với hiđro có chứa 8,82%H. Tìm khối lượng ntử và tên ntố R. Một ntố tạo hợp chất với hiđro có công thức RH3. Ntố này chiếm 25,93% về khối lượng trong oxit bậc cao nhất. Định tên ntố R. Cho 0,78g một kim loại kiềm t/d với nước thì có 0,224 lít khí bay ra ở đkc. Tìm tên kloại kiềm. 20.Trong phân tử 2 nguyên tử của một nguyên tố , liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử phải là: A. Liên kết ion B.Liên kết cộng hóa trị phân cực C.Liên kết cho-nhận (phối trí) D. Liên kết cộng hóa trị không phân cực 21.Khuynh hướng nào dưới đây không được sử dụng trong quá trình hình thành liên kết hóa học? A.Dùng chung e B. Cho-nhận e C.Hấp thụ e D.Dùng chung e tự do 22.Liên kết nào dưới đây không thuộc liên kết hóa học: A.Liên kết ion B. Liên kết kim loại C.Liên kết cộng hóa trị D.Liên kết hiđro (lực tương tác yếu giữa các phân tử) 23.Sự kết hợp của các nguyên tử nào dưới đây không thể tạo hợp chất dạng X2Y hoặc XY2 A. Na và O B. K và S C. Ca và O D. Ca và Cl 24. các nguyên tử nào dưới đây đều đã đạt cấu hình bền của khí hiếm gần kề: A. BeH2. B. AlCl3 C. SiH4 D.PCl5. VI. RÚT KINH NGHIỆM: Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I (theo đề của sở GD & ĐT thành phố Đà Nẵng) Ngày 25/12/2006 CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN Tiết 37 §. Bài 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Biết được: - Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn. - Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử và một số tí
File đính kèm:
- Giao an Hoa 10 moiHay.doc