Giáo án Hóa học 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I - Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh biết:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn.

2 .Kỹ năng: Học sinh vận dụng:

Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng tuần để suy ra được các thông

tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
 BÀI 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
I - Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:	Học sinh biết:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn.
2 .Kỹ năng: Học sinh vận dụng:
Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng tuần để suy ra được các thông 
tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.
II- Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định lớp. 
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
Nội dung
HĐ của gv
HĐ của hs
Sơ lược về sự phát minh ra bảng tuần hoàn.
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN.
1. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
 3. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.
II. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.
1. Ô nguyên tố:
 (1). Số hiệu nguyên tử Z. (Stt).
 (2). Kí hiệu hoá học.
 (3). Tên nguyên tố hoá học.
 (4). Nguyên tử khối.
 (5). Độ âm điện.
 (6). Cầu hình electron.
 (7). Số oxi hoá.
Stt nguyên tố đúng bằng số hiệu NT. Ntố đó.
2. Chu kì:
a. Chu kì là dãy những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
b.Stt Ck =số lớp (e) trong nguyên tử.
c. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm ( trừ CKI là CK đặc biệt).
3. Nhóm nguyên tố.
 Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột. 
Có hai loại nhóm nhóm A và nhóm B:
Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hoá trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm.
( trừ 2 cột cuối của nhóm VIIIB, trường hợp ngoại lệ, như: 28Ni d84s2 ,
 78Pt[Xe]4f 14 5d9 6s1 .
(Stt nhóm = số electron hoá trị)
Xác định số thứ tự nhóm A.
Khối các nguyên s và p:
Cấu hình có dạng: " nsanpb
Xác định số thứ tự nhóm B .
Khối các nguyên tố f, d: Cấu hình electron hoá trị ngyên tố d có dạng:
 (n -1)dansb
- Những nhóm chứa nguyên tố s là nhóm IA, IIA.
- Những nhóm chứa nguyên tố p là nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He).
- Những nhóm chứa nguyên tố d gồm các nguyên tố thuộc nhóm B.
GV cho HS nghiên cứu SGK vầ sự phát minh ra bảng tuần hoàn.
GV cho HS nhìn vào bảng tuần hoàn và GV lần lượt giới thiệu từng nguyên tắc kèm theo VD minh hoạ:
GV giới thiệu và chỉ rõ các dữ liệu ghi trong ô, sau đó y/c HS nhắc lại.
GV chỉ vào vị trí của từng chu kì trên bảng tuần hoàn và nêu rõ đặ điểm của từng chu kì:
- Cho biết chu kì là gì?
- Đối chiếu, vấn đáp và rút ra KL.
GV chỉ vào vị trí của từng nhóm trên bảng tuần hoàn và nêu rõ đặc điểm của nhóm.
HS nhắc lại trong một cột nguyên tử các nguyên tố có đặc điểm gì giống nhau?
GV thông báo cách xác định nhóm A, B
Hs rút ra kết luận
( Ch HS đọc SGK).GV đọc tóm tắt:
HS chú theo dõi bài giảng.
HS nhìn vào bảng và nhắc lại.
HS trả lời và rút ra kết luận
Hs chú ý
Hs chú ý và trả lời
HS chú ý
Hs kết luận
3. Củng cố và dặn dò
GV cho bài tập:
1. Cho Các cấu hình nguyên tử các nguyên tố từ đó suy ra:
 a) Hãy cho biết số đthn, số e và Stt nguyên tố trong bảng.
 b) Cho biết X nằm ở chu kì nào?
 c) Cho biết X nằm ở nhóm nào?
 d) Số electron hoá trị bằng bao nhiêu?
( Kẻ sẵn bảng để HS điền vào)
Cấu hình của
Số e của NT
Đthn
Stt
Chu kì
Cột
KL, PK, KH
35X: 1s2 2s2 2p6 3s23p63d104s24p5 
20Y: 1s2 2s2 2p6 3s23p64s2 
18 Z: 1s2 2s2 2p6 3s23p6 
13 I: 1s2 2s2 2p6 3s23p1
16Q: 1s2 2s2 2p6 3s23p4 
17J: 1s2 2s2 2p6 3s23p5 
9F: 1s2 2s2 2p5 
Hướng dẫn về nhà: SGK trang 35: Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6. SBT: 2.1 đến 2.7 trang 13.
(Cách học bài, hướng dẫn học sinh làm các bài tập,
hướng dẫn cách chuẩn bị bài mới,nhắc lại mục tiêu cần đạt của bài học).
Phª duyƯt
Ngµy th¸ng n¨m 09
Gi¸o viªn
§inh ThÞ Ngoan

File đính kèm:

  • docGA 3cot lop 10.doc