Giáo án Hóa học 10 - Bài 34: Luyện tập Oxi - Lưu huỳnh - Trương Văn Hường

 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức:

ã Tính chất hoá học (đặc biệt là tính oxi hoá) của các đơn chất: O2, O3, S

ã Tính chất hoá học của một số hợp chất: H2O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4.

2. Kỹ năng:

ã So sánh tính chất hoá học giữa O2 và S dựa vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện của chúng

ã Dùng số oxi hoá để giảI thích tính oxi hoá của oxi, tính oxi hoá, tính khử của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1922 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 34: Luyện tập Oxi - Lưu huỳnh - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57, 58. Bài 34
luyện tập: Oxi - lưu huỳnh
Ngày soạn: 30/03/2009
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức: 
Tính chất hoá học (đặc biệt là tính oxi hoá) của các đơn chất: O2, O3, S
Tính chất hoá học của một số hợp chất: H2O2, H2S, SO2, SO3, H2SO4.
2. Kỹ năng:
So sánh tính chất hoá học giữa O2 và S dựa vào cấu tạo nguyên tử, độ âm điện của chúng
Dùng số oxi hoá để giảI thích tính oxi hoá của oxi, tính oxi hoá, tính khử của lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh
3. Tư tưởng:
II. Phương pháp:
Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.
III. Đồ dùng dạy học:
 Giáo viên: Bảng tóm tắt tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
 Học sinh: Ôn kiến thức trong chương.
IV. Tiến trình bài giảng:
Tiết 57:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10c1
10C2
10C3
10a - tt
10b - tt
10c - tt
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
10'
* Hoạt động 1:
- Yêu cầu học sinh viết cấu hình e của nguyên tử O2, S ở trạng thái cơ bản và trạng tháI kích thích. Viết sự phân bố e lớp ngoài cùng trong các ô lượng tử. So sánh cấu hình e nguyên tử O và S để rút ra nhận xét và kết luận
- Yêu cầu HS cho nhận xét chung về tính oxi hoá và khả năng tham gia phản ứng hoá học của oxi và S.
- Học sinh viết cấu hình e của nguyên tử O2, S ở trạng tháI cơ bản và trạng tháI kích thích. Viết sự phân bố e lớp ngoài cùng trong các ô lượng tử. So sánh cấu hình e nguyên tử O và S để rút ra nhận xét và kết luận
+ Trạng thái cơ bản
+ Trạng thái kích thích
- HS cho nhận xét chung về tính oxi hoá và khả năng tham gia phản ứng hoá học của oxi và S.
Từ đó viết PTHH minh hoạ.
A. kiến thức cần nắm vững
I. Tính chất của oxi và S
1. Cấu hình e nguyên tử:
- Nguyên tử oxi có cấu hình e:
1s22s22p4 có 2 e độc thân, không có phân lớp d.
- Nguyên tử S có cấu hình e:
1s22s22p63s23p4 có 2 e độc thân, có phân lớp d. Nguyên tử S ở trạng tháI kích thích có thể có:
- 4 e độc thân
- 6 e độc thân
2. Hoá tính
a. Các nguyên tố oxi và S có độ âm điện lớn: Chúng là những nguyên tố phi kim có tính oxi hoá mạnh, đặc biệt là oxi.
b. Khả năng tham gia phản ứng hoá học.
10'
* Hoạt động 2:
- Yêu cầu HS lấy thí dụ bằng PUHH để minh hoạ cho khả năng tham gia phản ứng hoá học của lưu huỳnh. Nhận xét sự biến đổi số oxi hoá .
- Yêu cầu HS chỉ rõ phản ứng nào chứng minh oxi có tính oxi hoá mạnh hơn S
- Yêu cầu HS viết CTCT của H2O2.Cho biết 
+ Số oxi hoá .
+Tính chất hoá học
- Yêu cầu HS viết CTCT của SO2, SO3, H2SO4 và Cho biết: 
+ Số oxi hoá .
+Tính chất hoá học
- HS lấy thí dụ bằng PUHH để minh hoạ cho khả năng tham gia phản ứng hoá học của lưu huỳnh. Nhận xét sự biến đổi số oxi hoá .
- HS chỉ rõ phản ứng nào chứng minh oxi có tính oxi hoá mạnh hơn S
+ Oxi phản ứng với hầu hết các kim loại, mức độ của phản ứng.
+ Phản ứng của oxi với S
+ Phản ứng của oxi với hợp chất của S.
II. Tính chất các hợp chất của oxi , lưu huỳnh.
1. Hợp chất của oxi: hiđro peoxit
2. Những hợp chất của lưu huỳnh: H2S, SO2, SO3, H2SO4
* Trạng thái oxi hoá : -2
+ Hợp chất H2S.
+ Tính chất: Tính khử
* Trạng tháI oxi hoá : 0
+ Đơn chất S.
+ Tính chất: Tính khử và tính oxi hoá
* Trạng tháI oxi hoá : +4
+ Hợp chất SO2, H2SO3
+ Tính chất: Tính khử và tính oxi hoá.
* Trạng thái oxi hoá : +6
+ Hợp chất SO3, H2SO4
+ Tính chất: tính oxi hoá.
5'
* Hoạt động 3:
- Củng cố kiến thức về tính oxi hoá của H2SO4, 
- HS xác định phương án đúng là : D
B. Bài tập:
* Bài 1: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử?
A. O3 B. H2SO4 
C. H2S D. H2O2
15'
* Hoạt động 4:
- Các em nghiên cứu bài 2 trong 1'.
- Một em lên bảng giải BT này.
- Nghiên cứu.
- lên bảng.
* Bài tập 2: Nếu đốt Mg trong khong khí rồi đưa vào bình đựng khí SO2, nhận they có 2 chất bột được sinh ra: Bột a màu trắng và n bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với H2SO4 loãng nhưng cháy được trong không khí sinh ra khí C làm mất màu dung dịch KMnO4.
a. Hãy cho biết tên chất A, B, C và giảI thích.
b. Viết phương trình hoá học xảy ra
---//---
4. Củng cố bài giảng: (3')
Bài 1; Bài 2/146.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
Bài 3, Bài 4/146.
Tiết 58:
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10c1
10C2
10C3
10a - tt
10b - tt
10c - tt
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Bài 4/146.
3. Giảng bài mới:
Câu 1: (20 phút)
1. Hoà tan a gam Fe2O3 vào một lượng rất dư dd H2SO4 loãng, thêm b gam sắt tinh khiết sau đó thêm nước cất đến thể tích đúng 500ml. Lấy 25 ml dd đó rồi thêm dần 12,50 ml dd KMnO4 0,096M thì xuất hiện màu hồng tím rất nhạt trong dd. Tính a và b, biết tổng khối lượng Fe2O3 và Fe tinh khiết đã dùng là 7,20 gam.
2. Một hỗn hợp A có khối lượng là 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II. Hòa tan hết A bằng dd H2SO4 loãng thu được khí B. Cho toàn bộ khí B hấp thụ hết bởi dd Ba(OH)2 dư thu được 15,76 gam kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính phần trăm theo khối lượng của chúng trong A.
--- // ---
1. Gọi x là số mol Fe2O3 và y là số mol Fe đã lấy 
 	Fe2O3 + 3H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + 3H2O
	x mol x mol
 	Fe2(SO4)3 + Fe đ 3FeSO4
 	x mol x mol 3x mol
 	Fe + H2SO4 đ FeSO4 + H2ư
 	(y – x) mol (y – x) mol
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 đ 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Số mol FeSO4 có trong 500 ml dd :
	 (mol)
Hệ phương trình : 
	x = 0,01 mol a = 1,6 gam ; y = 0,10 ; b = 5,6 gam.	 
2. Gọi công thức chung của 2 muối là CO3, n là số mol 2 muối, là khối lượng mol nguyên tử trung bình của 2 kim loại 
	CO3 + H2SO4 = SO4 + CO2 ư + H2O	(1)
	 n	 n	 n	 n 	mol	
	 CO2 + Ba(OH)2 = BaCO3 ¯ + H2O	(2)
	 n	 	 	 n	 	mol	
Số mol BaCO3 = số mol CO2 = = 0,08 (mol)
	n = đ 	đ A gồm MgCO3, CaCO3
Gọi x, y là số mol MgCO3, CaCO3
	ị x = 0,05 mol và y = 0,03 mol
	ị 	 ; 
	 = 41,67%.
Câu 2: (15 phút)
1. Người ta pha loãng 100,0 ml dd axit sunfuric nồng độ 98%, D = 1,84 gam/ml thành dd axit sunfuric nồng độ 20%.
 a. Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào ?
 b. Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng (khối lượng riêng của nước là 1,0 gam/ml).
2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng : 
Trong đó A1 là hợp chất của S và 2 nguyên tố khác có khối lượng mol bằng 51, tổng số nguyên tử trong phân tử A1 là 7.
--- // ---
1. a) Cách pha loãng : H2SO4 theo SGK.
 b) Khối lượng H2SO4 : 180,32 (gam)
Khối lượng dd H2SO4 20% : 901,60 (gam)
Khối lượng nước cần dùng : m = 901,60 – 180,32 = 721,28 (gam).
2. Gọi công thức của hợp chất A1 là XxYySz ta có khối lượng mol của A1 :
Xx + Yy + 32z = 51 ị z = 1 và x + y = 7 – z = 6 ; Xx + Yy = 51 – 32 = 19
Khối lượng mol nguyên tử trung bình của X và Y là : vậy một trong 2 nguyên tố có khối lượng nguyên tử < 3,3 chỉ có thể là H.
Trường hợp I : hợp chất A1 là muối axit MHS trong M có 5 nguyên tử nên không thể của một nguyên tố vậy M cũng chứa X và H : Xx + (y–1).1 = 18 chỉ có nghiệm phù hợp là x = 1, y = 5, X = 14. Vậy A1 là NH4HS (amoni hiđrosunfua)
Trường hợp II : A1 là muối trung hòa XxHyS ta có : Xx + y = 19, x + y = 6 không có gốc hoá trị II nào phù hợp.
Các PTHH :
	NH4HS + 2NaOH đ Na2S + NH3ư + 2H2O	(1)
	Na2S + 2HCl đ 2NaCl + H2Sư	(2)
	2H2S + 3O2 đ 2SO2 + 2H2O	(3)
	SO2 + 2NH3 + H2O 	 đ (NH4)2SO3 	(4)
	(NH4)2SO3 + H2O + Br2 đ (NH4)2SO4 + 2HBr 	(5)
	(NH4)2SO4 + BaCl2 đ 2NH4Cl + BaSO4¯	(6)
	 NH4Cl + AgNO3 đ NH4NO3 + AgCl¯	(7)
4. Củng cố bài giảng: (3')
Câu hỏi:
a) Khi điều chế oxi trong PTN bằng phương pháp nhiệt phân dd H2O2 khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước. Người ta có thể làm khô khí oxi bằng cách dẫn khí đi qua các ống sứ chứa : 
	A. Bột CaO.	B. Na kim loại.
	C. Bột photpho.	D. CaSO4.10H2O.
b) Dạng thù hình bền nhất của lưu huỳnh ở nhiệt độ phòng là :
	A. Lưu huỳng tà phương (Sa). 	B. Lưu huỳng đơn tà (Sb). 
	C. Cả hai dạng Sa và Sb.	D. Không có dạng nào bền.
	Chọn câu trả lời đúng. 
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
BT trong SGK/147.
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
............................................................................................
chuyên môn duyệt
Ngày ...... / ...... / 20 ......

File đính kèm:

  • docTiet 57, 58 - HH 10 CB.doc