Giáo án Hóa học 10 - Bài 32: Hiđro Sunfua - Lưu huỳnh Đioxit - Lưu huỳnh Trioxit - Lê Thị Minh Diễn

 1. Học sinh biết được:

 - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axít yếu, ứng dụng của H2S.

 -> Hiểu được tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh)

 2. Học sinh vận dụng:

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S

- Viết phương trình minh họa tính chất của H2S

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2617 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 32: Hiđro Sunfua - Lưu huỳnh Đioxit - Lưu huỳnh Trioxit - Lê Thị Minh Diễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 02/03/2010
 Lớp: 10/4
 GVDM: Cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hồng
 GSTT: Lê Thị Minh Diễn 
BÀI 32: HIDRO SUNFUA 
 LƯU HUỲNH DIOXI -LƯU HUỲNH TRIOXIT 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1. Học sinh biết được:
 - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axít yếu, ứng dụng của H2S.
 -> Hiểu được tính chất hóa học của H2S (tính khử mạnh) 
 2. Học sinh vận dụng: 
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của H2S
- Viết phương trình minh họa tính chất của H2S
II. PHƯƠNG PHÁP 
 - Diễn giảng- phát vấn- Hoạt động nhóm
III. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: 
 - Chuẩn bị bảng phụ, phiếu hoc tập
2. Học sinh:
 - Làm BTVN trước khi đến lớp
- Học bài cũ 
- Chuẩn bị bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục, giới thiệu GV dự giờ (nếu có)
2. Bài cũ: (9 phút)
- Trò chơi ô chữ
3. Bài mới
 Tiết 51: HIĐRO SUNFUA
 LƯU HUỲNH ĐIOXIT - LƯU HUỲNH TRIOXIT
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2: (3 phút)
- Trạng thái? Mùi đặc trưng?
- Tỷ khối so với KK?
- Tính tan trong nước?
- Lưu ý : Về tính độc hại của H2S có ở khí ga, xác động vật, thực vật, nước thải nhà máy. 
Hoạt động 3: (10 phút)
GV:
- Tên gọi của axít H2S?
- So sánh mức độ axít H2S với axít cacbonic (H2CO3)
- H2S là axít mấy lần axít? Có thể tạo ra những muối nào?
=>Viết ptpư của H2S tạo nên muối trung hòa và muối axít.
- Làm thế nào để biết muối nào được tạo ra?
- GV hướng dẫn HS đọc tên muối.
GV cho VD: Cho 200ml dd NaOH 1M tác dụng với 100 ml dd H2S 1M. Có thể tạo ra những muối nào?
Hoạt động 4: (8 phút)
GV:
- Nguyên tố S trong H2S có số oxi hoá thay đổi như thế nào?
-H2S tác dụng với O2 tạo sản phẩm gì?
HS: 
-S-2 ->S0 ->S+4
-Đk thường (thiếu oxi): tạo S
-Đk T0 cao tạo SO2
GV: Viết phương trình phản ứng khi cho dd H2S tác dụng với dd Br2.
=> Có thể dùng phản ứng này để nhận biết H2S 
Hoạt động 4: (4 phút)
 GV yêu cầu HS: 
- Đọc sách giáo khoa, từ đó rút ra kết luận về trạng thái thiên nhiên của H2S? 
 - Phương pháp điều chế?
 - Cách thu khí H2S?
A. HIĐRO SUNFUA 
I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Chất khí, có mùi trứng thối đặc trưng
- Rất độc và ít tan trong nước 
- Nặng hơn KK ( d = 34/29≈1.17)
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axít yếu
Dung dịch axít sunfuhiđric (H2S):
-> Tính axít rất yếu (yếu hơn axít cacbonic).
- Là axít 2 lần axit, có thể tạo ra 2 loại muối:
+ Muối trung hòa: S2-
+ Muối axít: HS-
Vd: H2S + NaOH " NaHS + H2O
 Natri hidrosunfua
 H2S + 2NaOH " Na2S + 2H2O
 Natri sunfua
- Để xác định muối tạo ra ta lập tỉ lệ mol:
 nNaOH
 T = 
 nH2S
+ Nếu T ≤ 1" muối NaHS
+ Nếu T ≥ 2" muối Na2S
+ Nếu 1 < T < 2 " muối NaHS và muối Na2S
 VD:
 nNaOH = 0,2.1= 0,2 mol
 nH2S = 0,1.1 = 0,1mol
 " T = 2 " tạo muối Na2S
2. Tính khử mạnh
- Nguyên tố S trong H2S có số oxi hóa thấp nhất (-2) 
" H2S có tính khử mạnh.
 -2 Tính khử 0 +4 +6
 S S; S ; S
 a. Tác dụng với oxi
- Dd H2S: 
 2 H2S + O2 → 2S + 2H2O
Vd: 
- Khí H2S
b. Tác dụng với dung dich Br2
 -2 0 +6 -1
 H2S + 4Br2 +4 H2O H2SO4 +8 HBr
 (Màu vàng nâu ) (Không màu )
III. TRẠNG THÁI THIÊN NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ 
1. Trạng thái thiên nhiên (SGK)
2. Điều chế: 
a. Trong phòng thí nghiệm
 FeS + 2HCl " FeCl2 + H2S#
b. Trong công nghiệp (SGK)
IV. CỦNG CỐ- BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Củng cố
* Hướng dẫn HS tóm tắt trọng tâm bài đã học:
+ Dd H2S là axít yếu, axít 2 lần axit, có thể tạo ra 2 loại muối trung hòa và muối axit
+ Là chất khử mạnh
2. Bài tập củng cố
 Dùng phiếu học tập
Bài 1: Cho mg FeS vào dd HCl dư thu được 6,68l khí A (đktc). Dẫn khí A vào bình B chứa 450ml dd NaOH 1M. 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Tính m và khối lượng muối thu được ở bình B
Bài 2: Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S nhưng lại không có sự tích tụ của khí đó trong không khí? Viết PTPƯ?
V. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA GV
 Đà Nẵng ngày tháng 3 năm 2010
 Giáo viên hướng dẫn
 Trần Thị Thanh Vân

File đính kèm:

  • docBAI 32HIDRO SUNFUA.doc