Giáo án Hóa học 10 - Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS hiểu

 - Cấu tạo bảng tuần hoàn

 - Sự biến đổi tuần hoàn cáu hình electron nguyên tử, tính chất của các nguyên tố hóa học.

 2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn, giải các bài toán có liên quan.

II. Chuẩn bị:

 GV dặn trước các bài tập trong tiết luyện tập.

III. Tiến trình dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1663 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 - Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 19,20 và tiết tự chọn:
Bài 11: LUYỆN TẬP: BẢNG TUẦN HOÀN, 
SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS hiểu 
	- Cấu tạo bảng tuần hoàn
	- Sự biến đổi tuần hoàn cáu hình electron nguyên tử, tính chất của các nguyên tố hóa học.
	2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn, giải các bài toán có liên quan.
II. Chuẩn bị:
	GV dặn trước các bài tập trong tiết luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (10 phút) Kiểm tra bài cũ
GV: đọc câu hỏi và gọi HS trả lời
HS: trả lời câu hỏi của GV
Hoạt động 2: (20 phút) ôn tập phần lý thuyết
GV: Đặt câu hỏi và ghi tóm tắt kiên thức
 - Nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
- Dựa vào đại lượng nào để xác định ô nguyên tố?
- Để biết nguyên tố đó ở chu kì, nhóm nào ta căn cứ vào đâu?
- Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì, nhóm?
- Nhóm A, B gồm các loại nguyên tố nào? Cách xác định loại nguyên tố? 
- Trong cùng chu kì, nhóm A thì tính kim loại, phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện, hóa trị của nguyên tố biến đổi như thế nào?
- Độ âm điện có ảnh hưởng đến tính kim loại, phi kim của nguyên tố ra sao?
HS: trả lời
Hoạt động 3: (15 phút) làm bài tập
Bài 1: Nguyên tố S (Z = 16)
Xác định vị trí S trong bảng tuần hoàn?
xác định công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất với H của S
So sánh tính của S với O (Z = 8) và với Cl (Z = 17)
GV: Hướng dẫn từng bước
- Xác định vị trí S trong bảng tuần hoàn ta cần xác định các đại lượng nào?
- Để xác định được công thức hóa học của hợp chất ta cần biết gì?
- Căn cứ vào đâu ta có thể biết nguyên tử có tính KL hay PK?...
Hết tiết 1
HS: làm bài
Hoạt động 3: (15 phút) làm BT 11 trong phiếu học tập
Bài 2: Cho X (Z = 11), Y (Z = 12), Z (Z = 13). 
Xác định công thức oxit cao nhất và công thức hiđroxit tương ứng của X, Y, Z
So sánh tính kim loại của X, Y, Z từ đó sắp xếp theo chiều tăng dần tính bazơ của các hiđroxit tương ứng của chúng.
GV: Cho 1 học sinh trình bày phương pháp làm sau đó giọ học sinh khác lên trình bày lên bảng 
Hướng dẫn từng bước
HS: làm bài
Hoạt động 4: (12 phút) là bt 8 SGK trang 54
HS: đọc đề và trình bày phương pháp làm
GV: hướng dẫn lại và gọi 1 HS lên bảng trình bày.
HS: nhận xét bài làm của bạn
GV: nhận xét đánh già và cho điểm (nếu làm tốt)
Hoạt động 5: (18 phút) Kiểm tra 15 phút
GV: ổn định lớp, dặn dò và phát đề
HS: làm bài
Khái niệm chu kì, nhóm nguyên tố? giớ thiệu khái quát bảng TH.
Thế nào là tính kim loại, phi kim của nguyên tố HH? độ âm điện là gì?
Trong một chu kì, nhóm thì tính kim loại, phi kimthay đổi như thế nào?
(SGK)
Bài 1:
 a) Cấu hình electron của S: 
1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
 Vị trí S: STT: 16, Chu kì: 3, Nhóm: VI A
 b) oxit cao nhất S có hóa trị VI: SO3
 công thức hợp chất với H, S có hóa trị II: H2S 
 c) O (Z = 8): 1s2 2s2 2p4
 Cl (Z = 17): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
Từ cấu hình electron ta thấy:
S cà O cùng nhóm, mà ZS > ZO nên tính phi kim của S yếu hơn O
S cà Cl cùng chu kì, mà ZS < ZCl nên tính phi kim của S yếu hơn Cl
Bài 2: 
a. cấu hình electron của các nguyên tử:
X (Z = 11): 1s2 2s2 2p6 3s1
Y (Z = 12):1s2 2s2 2p6 3s2 
Z (Z = 13): 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
X nhóm IA => oxit cao nhất X2O => XOH
Y nhóm IIA => oxit cao nhất YO => Y(OH)2
Z nhóm IIIA => oxit cao nhất Z2O3 => Z(OH)3
b. ta thấy X, Y, Z cùng chu kì 3 mà ZX < ZY < ZZ nên tính kim loại được xếp theo chiều tăng dần như sau: Z < Y < X. 
Tương tự tính bazơ tương ứng của chúng cúng có độ mạnh tỉ lệ thuận với tính kim loại
Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH
bt 8 SGK trang 54
Từ công thức RH4 => oxit cao nhất là RO2
=> % Oxi = (2.16) x100% / (2.16 + MR) = 53,3%
Giải ra ta được MR = 28
Vậy R là Si
(đề đính kèm)
IV. Củng cố:
V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc19-20. b11 luyên tập.doc