Giáo Án Hóa 8 - Nguyễn Thanh Tuấn - Học Kì I

I. MỤC TIÊU:

 -Biết hoá học là gì và biết vai trò quan trọng của hóa học trong đời sống.

 -Biết làm thí nghiệm, biết quan sát, biết tư duy, suy luận sáng tạo

 -Bước đầu hình thành sự yêu thích môn học mới này.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV:

 -Hóa chất: Dung dịch NaOH, CuSO4, HCl, và vài cây đinh sắt.

 -Dụng cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm sạch.

2. HS:

 -Xem bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp (1’):

2. Tiến trình dạy học:

 

doc68 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Hóa 8 - Nguyễn Thanh Tuấn - Học Kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5đ
3/3.25đ
Công thức hóa học
1/0.75đ
1/0.75đ
Hóa trị
1/1đ
2/3đ
3/4đ
Cộng
2/2,75đ
1/1đ
2/1.25đ
3/5đ
8/10đ
III. Đề kiểm tra 1 tiết:
A) PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
1. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào ô trống các câu sau: (2,75đ)
 a. Khí hiđrô, khí oxi là những . . . . . . . . . . . đều tạo nên từ một . . . . . . . . . . . . . . . Nước, muối ăn là những . . . . . . . . . . . đều tạo nên từ hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
(Đơn chất, hợp chất, nguyên tố hóa học, nguyên tử, chất) 
 b. Công thức hóa học dùng để biểu diễn . . . . . . . gồm . . . . . . . . . . . . . . . . và . . . . . . . . . . ghi ở chân. Công thức hóa học của . . . . . . . . . . chỉ gồm một . . . . . . . . . . . . . . . . , còn của . . . . . . . . . . gồm từ hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . trở lên.
(Kí hiệu hóa học, chỉ số, chất, đơn chất, hợp chất, phân tử)
2. Hãy chọn cột A và cột B sao cho phù hợp: (0,75đ)
Cột A	Cột B
Nguyên tố hóa học	Công thức hóa học
1. H (I) và O (II)	a. H2O2
2. Al (III) và SO4 (II)	b. H2O
3. S (IV) và O (II) 	c. SO2
	d. SO3
	e. Al3(SO4)2
	f. Al2(SO4)3
Trả lời: 1- . . . . , 2- . . . . ., 3- . . . . . . 
3. Khẳng định sau gồm hai ý: “Nước cất là một hợp chất, vì nước cất sôi ở đúng 100 ºC”.
Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau: (0.5đ)
A. ý 1 đúng, ý 2 sai.
B. ý 1 sai, ý 2 đúng.
C. Cả 2 ý đều đúng và ý 2 giải thích cho ý 1.
D. Cả 2 ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1.
E. Cả 2 ý đều sai.
B) TỰ LUẬN: (6đ)
1. Phát biểu qui tắc hóa trị. Viết biểu thức. (1đ)
2. Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các trường hợp sau: (1đ)
a. Na2O
b. Ba(NO3)2, biết nhóm NO3 (I)
3.Lập công thức hóa học của những chất sau và tính phân tử khối của những chất đã lập được: (2đ)
a. Si (IV) và H (I)
b. Fe (III) và nhóm SO4 (II)
4. Phân tử một hợp chất gồm một nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử H và nặng gấp 8 lần so với phân tử hiđrô.
Hãy tính nguyên tử khối của X, cho biết tên và kí hiệu của X. (2đ)
IV. Đáp án và thang điểm:
A) PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
1. (2,75 đ). Mỗi chỗ điền đúng được 0,25 đ.
a) Đơn chất, nguyên tố hóa học, hợp chất, nguyên tố hóa học.
b) Chất, kí hiệu hóa học, chỉ số, đơn chất, kí hiệu hóa học, hợp chất, kí hiệu hóa học.
2. Mỗi câu chọn đúng được 0,25 đ
1-b; 2-f; 3-d
3. D (0,5 đ)
B) TỰ LUẬN: (6đ)
1. - Phát biểu đúng nội dung quy tắc (0,5 đ)
 - Viết đúng biểu thức	(0,5 đ)
2. Áp dụng quy tắc hóa trị tính
a) Na (I)	(0,5 đ)
b) Ba (II)	(0,5 đ)
3. Áp dụng quy tắc hóa trị để lập CT:
a) SiH4 	 (0,5 đ)
Phân tử khối = 28 	(0,5 đ)
b) Fe2(SO4)3 	(0,5 đ)
Phân tử khối = 56.2 + (32 + 16.4).3 = 400 	(0,5 đ)
4. Phân tử khối của H = 2	(0,5 đ)
 Phân tử khối của hợp chất = 8.2 = 16	(0,5 đ)
 Nguyên tử khối của X = 16 – 4 = 12	(0,5 đ)
 Vậy X là cacbon (C)	(0,5 đ)
V. Tổng kết:
1. Ghi nhận các sai sót cơ bản của HS . . .
2. Phân loại:
Điểm
Số bài
Tỉ lệ
So với lần KT trước
Tăng
Giảm
9 - 10
7 - 8.9
5 - 6.9
3 - 4.9
1 - 2.9
0
3. Phân tích các nguyên nhân . . .
4. Hướng phấn đấu:
-
Duyệt
-
Ngày soạn: . . . . . . . . . 	Tiết 17. Tuần 9
Ngày dạy: . . . . . . . . . 
CHƯƠNG 2. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Bài 12. SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU: 
	- Biết hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. 
 	-Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
 	-Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí ngiệm.
 	-Học sinh yêu thích bộ môn.
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: 
 Dụng cụ: Nam châm, thìa nhựa, đũa thuỷ tinh, ống nghiệm, giá đỡ, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, kẹp sắt, cốc thuỷ tinh. 
 Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, muối, sắt.
2. HS: 
 Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định lớp (1’): 
2. Bài mới: 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu về hiện tượng vật lí (13’).
- GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 2.1 (SGK trang 45 ) 
- GV hỏi: Hình vẽ đó nói lên điều gì ? 
- GV hỏi: Làấco có thể thực hiện các biến đổi đó?
- GV hỏi: Trong các quá trình trên, chất có bị thay đổi không? 
- GV: Hướng dẫn TN hoà tan muối ăn vào nước và cô cạn dung dịch nước muối.
-GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét chung về các quá trình biến đổi trên.
-GV: Đo gọi là hiện tượng vật lí. Vậy, thế nào là hiện tượng vật lí?
- HS: Quan sát
- HS: Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi: 
Nước D Nước D Nước 
(rắn ) (lỏng ) (hơi)
- HS: Cách biến đổi từng giai đoạn.
- HS: Không thay đổi.
-HS: Theo dõi và rút ra kết luận.
-HS: Có sự thay đổi về trạng thái, nhưng không có sự thay đổi về chất 
-HS: Trả lời và ghi vở.
I- Hiện tượng vật lí: 
Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu, đó là hiện tượng vật lí.
Ví dụ: 
- Nước đun sôi ® hơi nước và hơi ngưng tụ ® thành nước 
- Nghiền nát đường ® bột đường mịn 
Hoạt động 2. Tìm hiểu hiên tượng hoá học (20’).
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm: 
Trộn đều bột Fe với bột S kĩ, đều theo tỉ lệ 32 KL S : 56 Kl Fe rồi chia làm 2 phần.
+P1: Đưa nam châm lại gần.
+P2: Đun nóng, đưa nam châm lại gần kiểm tra SP.
Quan sát hiện tượng xảy ra.
-GV: Em hãy rút ra kết luận? 
-GV: Làm thí nghiệm:
Đun nóng đường trên ngọn lửa đèn cồn.
- GV: Đó là hiện tượng hoá học.Vậy hiện tượng hoá học là gì? 
-GV hỏi: Làm sao có thể phân biệt hiện tượng vật lí và hoá học?
-HS: Theo dõi thí nghiệm và rút ra nhận xét:
- P1: sắt bị nam châm hút 
-P2: Hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển dần sang màu xám đen. Sản phẩm không bị nam châm hút 
-HS: Quá trình biến đổi trên đã có sự thay đổi về chất (có chất mới tạo thành )
-HS: Theo dõi và nêu các hiện tượng quan sát được và nhận xét bản chất sự chuyển đổi trên.
-HS: Hiện tượng hoá học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
-HS: Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo ra hay không 
II- Hiện tượng hoá học:
Là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.
Ví dụ: 
- Nung nóng đường, đường phân huỷ® Than và nước 
- Bỏ kẽm vào axitclohiđric ® Muối kẽm và khí hiđrô
3. Củng cố(10’):
 	-Hiện tượng vật lí là gì? Hiện tượng hoá học là gì? dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học? 
 	-GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập SGK.
5. Hướng dẫn ( 1’):
 	-Làm lại các bài tập SGK trang 47
 	-Chuẩn bị bài 13: Phản ứng hoá học.
IV. Rút kinh nghiệm:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngày soạn: . . . . . . . . . 	Tiết 18. Tuần 9 
Ngày dạy: . . . . . . . . . 
Bài 13. PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (T1)
I. MỤC TIÊU: 
 -Biết được phản ứng hoá học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
 -Biết được bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành các phân tử khác.
 -Rèn luyện cho HS kỹ năng viết phương trình chữ. 
 -Phân biệt được các chất tham gia và tạo thành trong một phản ứng hoá học.
II. CHUẨN BỊ : 
1. GV: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hiđro và khí oxi tạo thành nước.
2. HS: Đọc trước bài ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp (1’): 
2. Kiểm tra bài cũ (7’): 
 -HS1: Hiện tượng vật lí là gì? Hiện tượng hoá học là gì ? Cho ví dụ minh hoạ.
 -HS2: Sữa bài tập 2 SGK/47. 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Định nghĩa phản ứng hoá học(15’).
-GV: Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học.Vậy phản ứng hoá học là gì? 
-GV: Trong phản ứng hoá học có chất ban đầu, chất mới. 
Chất ban đầu gọi là chất gì? 
Chất mới sinh gọi là chất gì? 
- GV: Lấy ví dụ:
Lưu huỳnh + oxi ® lưu huỳnh đioxit 
(Chất tham gia) (sản phẩm) 
-GV hỏi:Vậy cách viết phương trình chữ ntn? 
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS viết phản ứng đường phân huỷ thành than và nước.
- GV: Lấy thêm ví dụ yêu cầu HS thực hiện viết phương trình chữ và cho HS đọc các phản ứng trên. 
-HS: Nghe giảng và trả lời:
Quá trình làm biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hoá học. 
- HS: Trả lời:
- Chất tham gia 
- Chất tạo thành (sản phẩm) 
-HS: Nghe giảng.
- HS: Tên các chất phản ứng ® Tên các sản phẩm 
-HS: Chú ý theo dõi và tập đọc.
-HS:
 Đường ® Than + Nước.
I- Định nghĩa: 
 Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. 
- Chất ban đầu (biến đổi trong phản ứng) gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia) 
- Chất sinh ra sau phản ứng gọi là sản phẩm 
* Cách ghi phương trình chữ của phản ứng:
Tên các chất phản ứng ® Tên các sản phẩm 
Ví dụ : t0
- Đường ® Than + Nước
- Kẽm + axitclohiđric ® kẽm clorua + khí hiđro 
Hoạt động 2. Diễn biến của phản ứng hoá học(14’).
- GV: Cho HS quan sát h. 2.5
và hỏi:
1.Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào? 
2.Các nguyên tử nào liên kết với nhau? 
3.Trong phản ứng (hình b): các nguyên tử nào liên kết với nhau? 
4.So sánh số nguyên tử H và O trong phản ứng b và trước phản ứng a? 
5.Sau phản ứng có các phân tử nào? 
-GV hỏi: Các nguyên tử nào liên kết với các nguyên tử nào ? 
-GV hỏi: Em hãy so sánh thành phần và liên kết của chất tham gia và sản phẩm.
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về diễn biến của phản ứng hoá học? 
-HS: Quan sát và trả lời
- Hai phân tử Hiđro, 1 phân tử Oxi. 
- 2H liên kết với nhau; 2O liên kết với nhau. 
- Trong phản ứng các nguyên tử chưa liên kết với nhau 
- Số nguyên tử H và O ở a bằng số nguyên tử H ở b. 
- Sau phản ứng có các phân tử nước (H2O) tạo thành. 
-HS: 1O liên kết với 2H. 
- Số nguyên tử mỗi loại không thay đổi. Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
-HS: Kết luận và ghi vở.
II- Diến biến của phản ứng hoá học: 
- Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác 
4. Củng cố (7’):
 	-HS nhắc lại các kiến thức chính của bài.
 	-Viết phương trình chữ của:
 a. Kẽ

File đính kèm:

  • docHoc ky I T Tuan.doc
Giáo án liên quan