Giáo án Hoá 11 - Hà Thanh Tâm

1- Về kiến thức

Học sinh hiểu :

· Các khái niệm về sự điện li, chất điện li

· Cơ chế của quá trình điện li

· Khái niệm về axit bazơ theo Arrhenius và theo Bronsted

· Sự điện li của nước, tích số ion của nước

· Đánh giá độ axit, độ kiềm của dung dịch dựa vào nồng độ H+ và pH của dung dịch

· Phản ứng trong dung dịch chất điện li

2- Về kỹ năng

· Rèn luyện kỹ năng thực hành : quan sát, so sánh, nhận xét

· Viết phương trình ion và ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch

· Dựa vào hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ để tính nồng độ H+ và nồng độ OH – trong dung dịch

3- Giáo dục tình cảm thái độ

· Tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm

· Rèn luyện tính cẩn thận và tỉ mỉ

· Có được hiểu biết khoa học và đúng đắn về dung dịch axit, bazơ và muối

 

 

doc91 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoá 11 - Hà Thanh Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liên kết trong phân tử là gì ?
Tính số oxi hóa của photpho là bao nhiêu? 
HĐ 2:
HS: quan sát dung dịch H3PO4
Phát biểu về tính chất vật lý của H3PO4
HĐ 3:
Chia nhóm HS để viết các phương trình phản ứng về tính chất hóa học của H3PO4
Và gọi tên sản phẩm
HĐ 4:
HS: nêu ứng dụng và các cách điều chế H3PO4 
GV : ngoài ra còn có thể dùng phản ứng 
PX5 + 4 H2O ® H3PO4 + 5 HX
GV: H3PO4 còn dùng trong việc nhuộm vải, sản xuất men sứ, dùng trong công nghiệp thực phẩm
I- AXIT PHOTPHORIC.
1- Cấu tạo phân tử: 
Công thức cấu tạo :
Trong phân tử H3PO4 P có hóa trị IV và số oxi hóa là +5
2- Tính chất vật lý 
Chất rắn trong suốt không màu
Nhiệt độ nóng chảy : 42,3oC
Háo nước, dễ chảy rữa, tan trong nước theo bất kỳ tỉ lệ nào, không bay hơi, không độc
Tính chất hóa học
Tính oxi hóa –khử
Axit photphoric khó bị khử vì P ở mức +5 bền hơn N
Tác dụng bởi nhiệt
Khi bị đun nóng đến khoảng 200-250oC axit photphoric mất bớt nước 
2H3PO4 ® H4P2O7 + H2O
đun tiếp ở 400-500oC 
H4P2O7 ® 2 HPO3 + H2O
Tính axit
H3PO4 là axit 3 lần axit 
H3PO4 H+ + H2PO4- K1 = 7,6.10 – 3 
H2PO4- H+ + HPO42- K2 = 6,2. 10 – 8 
HPO42- H+ + PO43- K3 = 4,4 . 10 – 13 
Dung dịch H3PO4 có tính chất chung của axit:
- Tác dụng với quỳ tím
- Tác dụng với oxit bazơ và bazơ
- Tác dụng với muối
- Tác dụng với kim loại 
H3PO4 + NaOH ® H2O + NaH2PO4
H3PO4 + 2NaOH ® 2H2O + Na2HPO4
H3PO4 + 3NaOH ® 3H2O + Na3PO4
Điều chế và ứng dụng
Trong phòng thí nghiệm
Dùng HNO3 63% oxi hóa photpho
3P + 5 HNO3 + 2 H2O ® 3 H3PO4 + 5 NO
Trong công nghiệp
Phương pháp chiết :
Ca3(PO4)2 + 3 H2SO4 ® 3 H3PO4 ¯ + 3CaSO4
Phương pháp nhiệt:
4 P + 5 O2 ® 2 P2O5 
P2O5 + 3 H2O ® 2 H3PO4
Axit photphoric được dùng để điều chế muối photphat và sản xuất phân lân
HĐ 5:
Chia nhóm HS để làm bài tập ngắn
Chọn nhóm muối tan trong số các nhóm sau:
A. Na3PO4; BaHPO4; Ca3(PO4)2
B. K3PO4; Ca(H2PO4)2; (NH4)2HPO4
C. NaH2PO4; Mg3(PO4)2; K2HPO4
C. (NH4)3PO4; Ba(H2PO4)2; MgHPO4
Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng sau đây:
NaOH + (NH4)2HPO4
BaCl2 + NaH2PO4
MgCl2 + Na3PO4
Ca(OH)2 + K2HPO4
Chọn câu sai nhúng quỳ tím vào dung dịch các muối sau đây quỳ tím chuyển sang màu xanh
A. Na3PO4 B. K2HPO4 
C. NH4H2PO4 D. (NH4)2HPO4
HĐ 6:
GV: làm thí nghiệm
HS: viết phương trình phản ứng và phương trình ion rút gọn
II- MUỐI PHOTPHAT
Muối photphat có 3 dãy : muối photphat trung hòa và 2 dãy muối photphat axit
1- Tính chất của muối photphat
a) Tính tan
* Tất cả các muối dihidrophotphat đều tan trong nước 
* Trong số các muối hidrophotphat và photphat trung hòa chỉ có muối kali, natri và amoni là dễ tan
b) Phản ứng thủy phân
Các muối photphat tan bị thủy phân trong dung dịch 
Na3PO4 + H2O Na2HPO4 + NaOH
PO43- + H2O HPO42- + OH – 
2- Nhận biết ion photphat
Dung dịch AgNO3 
Tạo kết tủa màu vàng 
3Ag+ + PO43- ® Ag3PO4 ¯
3-Củng cố
Làm bài tập 4 tại lớp 
4- Bài tập về nhà
Làm bài tập 2, 3 , 5, 6, 7 và 8 trang 83 SGK 
 NGµY SO¹N:
 NGµY GI¶NG:
 TUÇN:
 TIÕT:
Bài 19 :	PHÂN BÓN HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Về kiến thức:
Biết được nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng 
Biết thành phần một số loại phân bón hóa học thường dùng
Biết cách bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hóa học
Về kỹ năng:
Có khả năng nhận biết một số loại phân bón hóa học 
Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học
II. CHUẨN BỊ:
GV: Hình ảnh về sản xuất phân bón 
HS: Xem lại các bài muối amoni, muối nitrat, muối photphat
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ:
Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ :
Quặng photphoric ® photpho ® diphotpho pentaoxit ® axit photphoric ® amoni photphat ® axit photphoric ® canxi photphat
2 -Giảng bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học 
HĐ 1:
Chia nhóm HS thuyết trình dựa theo câu hỏi gợi mở của GV
GV: Phân đạm là hợp chất cung cấp nguyên tố dinh duỡng nào cho cây trồng ?
* Phân đạm có tác dụng như thế nào đối với cây trồng ?
* Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá như thế nào ?
Gồm các muối nào ?
* Loại phân này thích hợp cho loại đất nào ? tại sao ?
Gồm các muối nào ?
* Phân đạm amoni và phân đạm nitrat có ưu và khuyết điểm gì khi sử dụng ?
* Cho biết công thức của muối urê ?
* Urê có đặc điểm gì ? Hàm lượng nitơ là bao nhiêu ?
* Urê được điều chế bằng cách nào ?
* Trong đất urê chuyển hóa như thế nào ?
Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng
Có ba loại phân bón hóa học chính
I- PHÂN ĐẠM
Phân đạm cung cấp nitơ cho cây trồng
Kích thích quá trình sinh trưởng của cây, làm tăng tỉ lệ của protein thực vật , cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, hoặc quả.
* Bằng hàm lượng %N trong phân .
1- Phân đạm amoni : NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3 
* Loại đất ít chua, vì muối bị thủy phân tao ra môi trường axit
2- Phân đạm nitrat :NaNO3, Ca(NO3)2 
* Tan nhiều trong nước, nên cây hấp thụ nhanh, nhưng cũng dễ bị nước cuốn trôi.
3 Urê : (NH2)2CO
* Màu trắng, tan nhiều trong nước , 46%N
* CO2 + 2NH3 ® (NH2)2CO + H2O
*dưới tác dụng của vi sinh vật urê bị phânhuỷ cho ra NH3 hoặc chuyển dần thành muối amoni cacbonat khi tác dụng với nước:
(NH2)2CO + 2H2O ® (NH4)2CO3
HĐ 2:
* Phân lân cung cấp nguyên tố dinh dưỡng gì cho cây trồng ?
* Phân lân có tác dụng gì cho cây trồng ?
* Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá như thế nào ? 
* Nguyên liệu chính để điều chế phân lân là gì ?
* Thành phân chính của phân lân nung chảy là gì ? phân lân nung chảy thích hợp cho loại đất nào ?
thành phần chính của phân supephotphat là gì ?
a-Supephotphat đơn : 
* hàm lượng photpho ?
* cách điều chế ?
b-Supephotphat kép : 
* hàm lượng photpho ?
* quá trình điều chế ?
II – PHÂN LÂN :
Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion PO43-
Phân lân cần cho cây ở thời kỳ sinh trưởng 
1- Phân lân nung chảy 
Thành phần chính là hỗn hợp photphat và silicat của canxi và magie
Không tan trong nước nên chỉ thích hợp với đất chua
2- Supephotphat 
a) Supephotphat đơn 
Chứa 14-20% P2O5
Sản xuất bằng cách cho bột quặng photphoric tác dụng với H2SO4 
Ca3(PO4)2 + 2 H2SO4 ® Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 
b) Supephotphat kép 
Chứa 40 - 50% P2O5
Sản xuất bằng cách cho bột quặng photphoric tác dụng với H2SO4 qua hai giai đoạn
Ca3(PO4)2 + 3 H2SO4 ® 2 H3PO4 + 3CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4 H3PO4 ® 3 Ca(H2PO4)2
HĐ 3:
* Phân kali cung cấp nguyên tố dinh dưỡng gì cho cây trồng ?
* Phân kali có tác dụng gì cho cây trồng ?
* Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá như thế nào ? 
III- PHÂN KALI
Phân kali cung cấp K+ giúp cây hấp thụ nhiều đạm hơn 
Độ dinh dưỡng tính bằng %K2O ứng với lượng K trong thành phần của phân bón
KCl và K2SO4
Trong tro có K2CO3 cũng cung cấp K cho cây trồng 
HĐ 4:
HS: nghiên cứu SGK
So sánh ưu nhược điểm của các loại phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy với 
supephotphat
IV- MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN KHÁC
1- Phân hỗn hợp và phân phức hợp 
Phân hỗn hợp và phân phức hợp chứa đồng thời hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng
Phân hỗn hợp NPK
Phân hỗn hợp amophot
2- Phân vi lượng
Cung cấp lượng nhỏ các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo
Dùng quá liều có hại cho cây trồng
3-Củng cố
Làm bài tập 3 và 4 tại lớp 
4- Bài tập về nhà
Làm bài tập 2, 5 và 6 trang 87 SGK 
CHƯƠNG III : NHÓM CACBON
MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG
Về kiến thức
Học sinh biết :
Cấu tạo nguyên tử và vị trí của nguyên tố nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn
Tính chất vật lý , tính chất hóa học ứng dụng đơn chất và một số hợp chấ tcủa cacbon và silic
Phương pháp điều chế đơn chất và một số hợp chất của cacbon và silic
Về kỹ năng 
Hình thành và củng cố các kỹ năng: quan sát, phân tích, tổng hợp và dự đoán 
Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng tự nhiên
Rèn luyện kỹ năng giải bài tập định tính và định lượng 
Giáo dục tình cảm thái độ
Thông qua nội dung kiến thức, giáo dục tình cảm yêu quý và bảo vệ thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi truờng 
Bài 19 :	KHÁI QUÁT VỀ NHÓM CACBON
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Về kiến thức
Học sinh biết :
Ký hiệu hóa học tên gọi các nguyên tố nhóm cacbon
Học sinh hiểu :
Tính chất hóa học chung của các nguyên tố nhóm cacbon
Qui luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất
Về kỹ năng
Rèn luyện khả năng so sánh, vận dụng quy luật chung vào một nhóm nguyên tố
Rèn luyện khả năng lập luận, tìm được mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hóa học của nguyên tố
CHUẨN BỊ
GV : Bảng tuần hoàn, bảng 4.1
HS: Xem lại kiến thức cấu tạo nguyên tử ; quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn
TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
Kiểm tra bài cũ
Lập phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion rút gọn xảy ra trong dung dịch của các phản ứng sau :
Kali phophat và bari nitrat; natri photphat và nhôm sunfat; kaliphophat và canxi clorua
Giảng bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung bài học 
HĐ 1
HS tìm vị trí các nguyên tố nhóm cacbon trong bảng tuần hoàn, gọi tên và viết ký hiệu hóa học của chún

File đính kèm:

  • dochoa 11 co ban.doc
Giáo án liên quan