Giáo án Hình lớp 11 tiết 4: Phép đối xứng tâm

PHÉP ĐỐI XỨNG TÂM

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

Nắm được khái niệm phép đối xứng tâm.

Các tính chất phép đối xứng tâm.

Biểu thức toạ độ của phép đối xứng tâm.

2. Kỹ năng

Qua ĐO(M) tìm được toạ độ M.

Hai phép đối xứng tâm khác nhau khi nào.

Xác định được một điểm của một điểm một hình qua một phép đối xứng tâm.

3. Tư duy và thái độ

Rèn khả năng tư duy logic.

Giáo dục tính khoa học, chính xác.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình lớp 11 tiết 4: Phép đối xứng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	: 14-8-2010
Tiết	: 4
phép đối xứng tâm
Ngày giảng: 	ngày  lớp  tiết .
	ngày  lớp  tiết .
	ngày  lớp  tiết .
I.Mục tiêu
1. Kiến thức 
Nắm được khái niệm phép đối xứng tâm.
Các tính chất phép đối xứng tâm.
Biểu thức toạ độ của phép đối xứng tâm.
2. Kỹ năng
Qua ĐO(M) tìm được toạ độ M’.
Hai phép đối xứng tâm khác nhau khi nào.
Xác định được một điểm của một điểm một hình qua một phép đối xứng tâm.
3. Tư duy và thái độ
Rèn khả năng tư duy logic.
Giáo dục tính khoa học, chính xác.
II. Nội dung
Kiến thức trọng tâm
Khái niệm các phép tịnh tiến.
Xác định ảnh của vật qua phép tịnh tiến.
Kiến thức khó
Biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến.
III. Phương tiện dạy học 
1. Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo án, bảng phụ
2. Chuẩn bị của học sinh:
SgK, kiến thức cũ về các phép dời hình đã biết.
IV.Tiến trình tổ chức dạy học
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Nêu định nghĩa phép biến hình ?Định nghĩa phép đối xứng trục và tính chất ?
Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 
HĐTP1: Tiếp cận khái niệm
Cho hình bình hành ABCD tâm O. GV nêu vđ: Điểm A đối xứng với điểm C qua O, điểm C cũng được gọi là ảnh của A qua phép đối xứng tâm O. Vậy thế nào được gọi là phép đối xứng tâm? ĐN:
Cho điểm I. Phép biến hình biến điểm I thành chính nó, biến điểm M khác I thành điểm M’ sao cho I là trung điểm của MM’ gọi là phép đối xứng tâm I.
KH: ĐI(M) = M’
+ Nếu ĐI(M) = M’ thì ĐI(M’) = ?
+ Hãy nêu mối quan hệ giữa và?
GV nêu nhận xét: M’ = ĐI(M) =-
HĐTP 2: Củng cố khái niệm:
+ Cho hs thực hiện hoạt động 1 trong sgk:
CM: M’ = ĐI(M) M = ĐI(M’) 
Gợi ý: theo nhận xét trên thì M’ = ĐI(M) ?
 đpcm
E
E
+ Cho hình bình hành ABCD. Gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Đường thẳng kẻ qua O vuông góc với AB, cắt AB tại E và cắt CD tại F. Hãy chỉ ra các cặp điểm trên hình vẽ đối xứngvới nhau qua tâm O
A
B
O
C
D
F
+ Ghi nhận kiến thức.
+ Trả lời câu hỏi:
+ ĐI(M’) = M
+ =-
+ M’ = ĐI(M) =-=- 
M = ĐI(M’) 
+ Các cặp điểm đối xứng nhau qua tâm O là: A và C; B và D; E và F.
Hoạt động 2: Biểu thức toạ độ của phép đối xứng tâm O:
+ GV treo hình 1.22:
Cho hệ trục toạ độ Oxy và điểm M(x;y). Hãy tìm điểm M’ đối xứng với điểm M qua gốc toạ độ O?
+ Khi đó toạ độ của M’ là?
biểu thức toạ độ của phép đối xứng tâm O:
Trong hệ trục toạ độ Oxy cho M(x;y), M’ = ĐO(M) =(x’;y’), khi đó:
 + Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho điểm A(-4;3). Tìm ảnh của A qua phép đối xứng tâm O?
+ Điểm M’ đối xứng với M qua O có toạ độ là M(-x; -y)
+ ảnh A’ của A qua phép đối xứng tâm O có toạ độ là: (4; -3)
Hoạt động 3: tính chất của phép đối xứng tâm, tâm đối xứng của một hình:
HĐTP 1:
+ Cho N’ = ĐI(N) và M’ = ĐI(M). Hãy so sánh MN và M’N’?
tính chất 1: 
Nếu M1 = ĐI(M) và N1 = ĐI(N) thì MN = M1N1 (Phép đối xứng tâm bảo toàn khoảng cách của hai điểm bất kì)
+ Giáo viên nêu tính chất 2 cho học sinh:
HĐTP 2:
+ Dựa vào tính chất trên hãy dựng ảnh của hình bình hành qua phép đối xứng tâm I (với I là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành) 
Nêu định nghĩa tâm đối xứng của một hình: Điểm I được gọi là tâm đối xứng của hình H nếu phép đối xứng tâm I biến H thành chính nó.
+ Yêu cầu học sinh lấy ví dụ.
+ Học sinh vẽ hình rồi nhận xét: MN = M’N’
+ Hình bình hành biến thành chính nó khi lấy đối xứng qua giao điểm của hai đường chéo.
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày 23 tháng 08 năm 2010
Tổ trưởng kí duyệt
Đào Minh Bằng

File đính kèm:

  • docTiet 4.doc