Giáo án Hình học lớp 11 (cơ bản) tiết 26: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Tên bài dạy: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian.

Tiết: 26.

Mục đích:

 * Về kiến thức:

 + HS biết khái niệm phép chiếu song song.

 + HS biết khái niệm hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng.

 * Về kỹ năng:

 + HS biết xác định phương chiếu và mặt phẳng chiếu trong một phép chiếu song song.

Chuẩn bị:

 * Giáo viên:

 + Thước kẻ, phấn màu, máy chiếu.

 * Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà theo yêu cầu của GV.

Phương pháp: Đàm thoại gợi mở.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học lớp 11 (cơ bản) tiết 26: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài dạy: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian.
Tiết: 26.
Mục đích:
 * Về kiến thức:
 + HS biết khái niệm phép chiếu song song.
 + HS biết khái niệm hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng.
 * Về kỹ năng:
 + HS biết xác định phương chiếu và mặt phẳng chiếu trong một phép chiếu song song.
Chuẩn bị:
 * Giáo viên:
 + Thước kẻ, phấn màu, máy chiếu.
 * Học sinh: Chuẩn bị bài trước ở nhà theo yêu cầu của GV.
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở.
Tiến trình lên lớp:
 * Ổn định lớp.
 * Kiểm tra bài cũ:
 + Vị trí tương đối của hai mặt phẳng trong không gian ?
 + Điều kiện để hai mặt phẳng song song ?
 * Bài mới:
1. Phép chiếu song song
Hoạt động 1: Tiếp cận định nghĩa.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
— Chiếu hình minh họa.
— Xác định hình chiếu của M trên (P) ?
— Giới thiệu khái niệm phương chiếu, mặt phẳng chiếu.
— Chiếu hình minh họa hình chiếu của một hình qua phép chiếu song song.
— Hình chiếu song song của một đường thẳng là gì ?
— HS xác định trên hình vẽ.
— Có thể là điểm hoặc là đường thẳng.
2. Tính chất
2.1. Định lý 1
Hoạt động 2: Tiếp cận nội dung định lý.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
— Chiếu hình minh họa cho các trường hợp.
— Khi nào phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng trùng nhau ?
— Khi nào phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song ?
— Khi mặt phẳng qua hai đường thẳng song song với phương chiếu.
— Khi mặt phẳng qua hai đường thẳng không song song với phương chiếu.
3. Hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng
Hoạt động 3: Tiếp cận khái niệm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
— Thế nào là hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng ?
— Trong hình 2.68, hình nào biểu diễn cho hình lập phương ?
— Xác định phương chiếu trong hình 2.68c ?
— Hình biểu diễn của các hình thường gặp ?
— Các hình 2.69a, 2.69b, 2.69c là hình biểu diễn của các tam giác nào ?
— Các hình 2.70a, 2.70b, 2.70c, 2.70d là hình biểu diễn của các hình bình hành nào ?
— Là hình chiếu song song trên một mặt phẳng theo một phương chiếu nào đó.
— Hình a và c.
— Vuông góc mặt phẳng chiếu.
— HS ghi nhận.
— 2.69a: tam giac đều; 2.69b: tam giác cân; 2.69c: tam giác vuông.
— 2.70a: hình bình hành; 2.70b: hình vuông; 2.70c: hình thoi; 2.70d: hình chữ nhật.
 * Củng cố:
 + Thế nào là phép chiếu song song ?
 + Thế nào là hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng ?
 + Hình biểu diễn của một số hình thường gặp ?
 * Dặn dò: Làm bài tập 2 – 3 SGK trang 77.

File đính kèm:

  • docHH11-t26.doc
Giáo án liên quan