Giáo án: Hình Học 9 Học kì 2

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

 HS nắm vững ba vị trí tương đối của 2 đường tròn ; khái niệm dây chung, đường nối tâm.

 HS nắm chắc các định lí về đường nối tâm.

 2. Kĩ năng

 Vận dụng các kiến thức trên để làm bài tập

II.CHUẨN BỊ :  GV : Bảng phụ hình vẽ : 86, 87, 88 / SGK.

 HS : Xem trước bài học này ở nhà.

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

 Bài mới :

 

doc59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án: Hình Học 9 Học kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ường kính AB.
‚ Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
+ Áp dụng tính chất nào để đựng một cung chứa góc 550 ?
+ GV gọi 1 HS lên bảng nêu cách dựng.
* Bài tập 46 / SGK 
+ Áp dụng hệ quả về góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung.
+ 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại theo dỏi sửa sai nếu có.
* Cách dựng như sau:
+ Dựng đoạn thẳng AB = 3 cm.
+ Dựng xÂB = 550.
+ Dựng tia Ay Ax.
+ Dựng đường trung trực d của AB. Gọi O là giao điểm của d với Ay.
+ Dựng đường tròn tâm O bán 
kính OA. Khi đó cung là cung chứa góc 550
+ Tiếp tuyến ntn với bán kính của đường tròn ?
+ Điểm K nhìn đoạn thẳng AB cố định dưới góc bằng bao nhiêu độ ?
* Bài tập 48 / SGK 
+ Tiếp tuyến vuông góc ới bán kính tại tiếp điểm.
+ K nhìn đoạn thẳng AB cố định dưới góc vuông.
Ta có tiếp tuyến AK vuông góc với bán kính của (B) tại tiếp điểm K => K nhìn đoạn thẳng AB cố định dưới góc vuông.
Do đường tròn (B) có bán 
kính không lớn hơn AB nên quỹ tích các điểm K nói trên là đường tròn đường kính AB.
Giáo viên
Học sinh
+ GV cho HS nhắc lại tỉ số lương giác của góc nhọn.
à Tính xem điểm I nhìn AB dưới góc bao nhiêu độ ?
b) Muốn chứng minh một bài toán tìm quỹ tích ta làm ntn?
* Bài tập 50 / SGK 
+ 1 HS.
+ HS áp dụng công thức tỉ số tg để tính.
+ 1 HS.
a) Vì BMA = 900 (nội tiếp chắn nửa đường tròn), nên trong tam giác vuông BIM, có:
tgAI B = 
=> AI B 26034’
Vậy góc AI B là góc không đổi.
b) * Phần thuận:
Khi điểm M chuyển động trên đường tròn đường kính AB thì I
 cũng chuyển động, nhưng luôn nhìn đoạn AB dưới góc 26034’. Vậy, điểm I thuộc hai cung chứa góc 26034’ dựng trên đoạn thẳng AB ( Hai cung AmB và Am’B). Tuy nhiên, khi M trùng với A thì cát tuyến AM trở thành tiếp tuyến A1AA2 . 
Khi đó, điểm I trùng với A1 hoặc trùng với A2. Vậy, điểm I chỉ thuộc cung A1mB và A2m’B.
* Phần đảo :
Lấy điểm I bất kì thuộc cung A1mB hoặc A2m’B, I’A cắt đường tròn đường kính AB tại M’. Trong tam giác vuông BM’I’, có tgI = . Do đó M’I’ = 2MB.
* Kết luận: 
Quỹ tích các điểm I là hai cung A1mB và A2m’B chứa góc 26034’ dựng trên đoạn thẳng AB (A1A2 AB tại A).
ƒ Lời dặn : 
ð Xem các bài tập quỹ tích đã giải và làm tiếp các bài tập trong SGK.
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Tuần 28	Ngày soạn: ...... /....../.........
Tiết 49	Ngày dạy: ...... /....../.........
Bài 7
 Tứ Giác Nội Tiếp Đường Tròn 
I.MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: + Hiểu được cách chứng minh thuận và đảo, kết luận quỹ tích của cung chứa góc 
	+ Hiểu được quỹ tích của cung chứa góc, biết thuật ngữ của cung chứa góc trên một đoạn thẳng. 
 2. Kỹ năng: 	+ Biết dựng cung chứa góc và biết áp dụng cung chứa góc vào bài toán dựng hình 
	+ Biết trình bầy lời giải của bài toán dựng hình và bài toán quỹ tích gồm hai phần 
thuận và đảo, kết luận.
II.CHUẨN BỊ : Ä GV + HS: Thước thẳng , compa (Bảng phụ bài tập 53)
Ä HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
 Kiểm tra:
1) Cho hình vẽ : 
Hãy tính: sđDÂB + sđDCB
2) HS khác lên vẽ hình theo yêu cầu:
a) Vẽ một đường tròn tâm O rồi vẽ tứ giác có tất cả bốn đỉnh đều nằm trên đường tròn đó.
b) Vẽ một đường tròn tâm I rồi vẽ tứ giác tuỳ ý có ba đỉnh nằm trên đường tròn đó còn đỉnh thứ tư thì không nằm trên đường tròn.
‚ Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
+ Từ các hình vẽ 2a,b ở phần kiểm tra, GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nhận biết hình nào gọi là tứ giác nội tiếp đường tròn (yêu cầu HS chỉ rõ kiến thức nằm ở trang mấy mục mấy trong SGK.
+ HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
1) Khái niệm tứ giác nội tiếp:
* Định nghĩa:
Tứ giác có bốn đỉnh đều nằm trên một đường tròn gọi là tứ giác đường tròn (gọi tắt là tứ giác nội tiếp).
+ Dựa vào câu 1 ở phần kiểm tra, hỏi: Trong tứ giác nội tiếp, tổng số đo 2 góc đối diện bằng mấy?
+ HS dựa vào kết quả của câu 1 (phần kiểm tra) à định lí
2) Định lý :
Trong một tứ giác nội tiếp, tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800.
+ GV giới thiệu định lí đảo trong SGK và hướng dẫn HS đi chứng minh.
+ Giả sử tứ giác ABCD có B + D = 1800
+ Vẽ đường tròn tâm O đi qua ba điểm A, B, C à ta đi chứng minh điểm D cũng nằm trên đường tròn tâm O.
+ HS ghi định lí trong SGK hoặc chừa trống về nhà ghi.
3) Định lí đảo:
Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng 1800 thì tứ giác đó nội tiếp được đường tròn.
ƒ Củng cố:Ä Bài tập 53, 54 / SGK.
 Lời dặn : ð Học thuộc lòng định nghĩa tứ giác nội tiếp. Đặc biệt, học thật kỹ định lí thuận và đảo của tứ giác nội tiếp một đường tròn.
ð Bài tập về nhà : 55, 56, 57, 58 / SGK
Rút kinh nghiệm
…………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 28	Ngày soạn: ...... /....../.........
Tiết 50	Ngày dạy: ...... /....../.........
I.MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
+ Hiểu được cách chứng minh thuận và đảo, kết luận quỹ tích của cung chứa góc 
	+ Hiểu được quỹ tích của cung chứa góc, biết thuật ngữ của cung chứa góc trên một 
đoạn thẳng. 
 2. Kỹ năng:
+ Biết dựng cung chứa góc và biết áp dụng cung chứa góc vào bài toán dựng hình 
	+ Biết trình bầy lời giải của bài toán dựng hình và bài toán quỹ tích gồm hai phần 
thuận và đảo, kết luận.
II.CHUẨN BỊ : 	
Ä HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
 Kiểm tra : 
1) – Phát biểu định nghĩa tứ giác nội tiếp. Phát biểu định lí thuận, định lí đảo của tứ giác nội tiếp?
 – Bài tập: 55 / SGK.
‚ Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
+ GV gợi ý HS áp dụng định lí góc ngoài của D để tính số đo của góc ABC, từ đó suy ra các góc còn lại.
* Bài tập 56 / SGK 
+ 1 HS lên bảng làm. Các HS còn lại theo dỏi và sửa sai nếu có.
(Hình 47 trang 89 / SGK)
* Ta có :
ABC = Ê + BCE (1) (góc ngoài của tam giác BEC)
ADC = F + DCF (góc ngoài của tam giác CDF)
=> 1800 – ABC = F + DCF (2)
(1) – (2) => – 1800 + 2. ABC = 200 (BCE, DCF đối đỉnh)
 => ABC = 1000 => ADC = 800
* ADC = 800 => CDF = 1000
DCF = 1800 – (1000 + 200) = 600 => BCD = 1200
=> BÂD = 600.
+ GV gọi HS nhắc lại định lí đảo của tứ giác nội tiếp.
* Bài tập 57 / SGK 
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
* Hình bình hành không nội tiếp được trong một đường tròn vì tổng 2 góc đối có thể không bằng 1800.
* Hình chữ nhật nội tiếp được trong một đường tròn vì tổng 2 góc đối bằng 1800.
* Hình vuông nội tiếp được trong một đường tròn vì tổng 2 góc đối bằng 1800.
* Hình thang không nội tiếp được trong một đường tròn vì tổng 2 góc đối có thể không bằng 1800.
* Hình thang vuông không nội tiếp được trong một đường tròn vì tổng 2 góc đối có thể không bằng 1800.
* Hình thang cân nội tiếp được trong một đường tròn vì tổng 2 góc đối bằng 1800.
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
+ Khi nào thì tứ giác ABCD nội tiếp một đường tròn ?
+ GV gọi 1 HS lên chứng minh.
* Bài tập 58 / SGK 
+ Khi tứ giác ABCD có tổng hai góc đối diện bằng 1800.
+ 1 HS lên bảng làm.
Do tam giác ABC đều nên BÂC = ABC = ACB = 600 (1)
* DB = DC => DDBC cân tại D suy ra: 
DBC= DCB =ACB = 300 (2)
Từ (1) và (2) suy ra : ABD = ACD = 900
=> ABD + ACD = 1800
=> Tứ giác ABCD nội tiếp được đường tròn đường kính AD.
ƒ Lời dặn : 
ð Xem lại các bài tập đã giải và làm tiếp các bài tập còn lại tróngGK và cac bài tập tương tự trong SBT.
ð Bài tập về nhà : 59 và bài tập trong SBT.
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Tuần 29	Ngày soạn: ...... /....../.........
Tiết 51	Ngày dạy: ...... /....../.........
Bài 8
Đường Tròn ngoại tiếp.
Đường tròn nội tiếp
I.MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
+ Hiểu được cách chứng minh thuận và đảo, kết luận quỹ tích của cung chứa góc 
	+ Hiểu được quỹ tích của cung chứa góc, biết thuật ngữ của cung chứa góc trên một 
đoạn thẳng. 
 2. Kỹ năng:
+ Biết dựng cung chứa góc và biết áp dụng cung chứa góc vào bài toán dựng hình 
	+ Biết trình bầy lời giải của bài toán dựng hình và bài toán quỹ tích gồm hai phần 
thuận và đảo, kết luận.
II.CHUẨN BỊ : 	
Ä HS: Làm các bài tập đã dặn tiết trước.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
 Kiểm tra : 
– Thế nào gọi là đa giác đều ?
 – Cho hình vuông ABCD. Có đường tròn nào đi qua 4 đỉnh A, B, C, D không? Có đường tròn nào tiếp xúc với 4 cạnh của hình vuông ABCD không?
‚ Bài mới : 
Giáo viên
Học sinh
Trình bày bảng
+ Từ câu hỏi ở trên (phần kiểm tra), GV yêu cầu tra cứu SGK và cho biết:
- Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác có tên gọi như thế nào?
- Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác có tên gọi ntn?
+ Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác.
+ Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác gọi là đường tròn nội tiếp đa giác.
1. Định nghĩa:
1) Đường tròn đi qua tất cả các đỉnh của một đa giác gọi là đường tròn ngoại tiếp đa giác và đa giác gọi là nội tiếp đường tròn.
2) Đường tròn tiếp xúc với tất cả các cạnh của một đa giác gọi là đường tròn nội tiếp đa giác và đa giác gọi là ngoại tiếp đường tròn.
+ GV giới thiệu như SGK.
+ Bài tập ? / SGK 
2. Định lí:
Bất kì đa giác nào cũng có một và chỉ một đường tròn ngoại tiếp, có một và chỉ một đường tròn nội tiếp.
* Chú ý: Trong đa giác đều, tâm của đường tròn ngoại tiếp trùng với tâm của đường tròn nội tiếp và gọi là tâm của đa giác đều.
ƒ Củng cố :
Ä Nhắc lại các định nghĩa, định lí vừa học.
Ä Bài tập 61 / SGK.
„ Lời dặn : 
ð Xem kỹ định nghĩa tứ giác ngoại tiếp, tứ giác nội tiếp đường tròn.
ð Bài tập về nhà : 62, 63, 64 / SGK
Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Tuần 29	Ngày soạn: ...... /....../.........
Tiết 52	Ngày dạy: ...... /....../.........
Bài 8
Độ Dài Đường Tròn, Cung Tròn 
I.MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: 
+ H/s nhớ được công thức tính độ dài đường tròn C = 2pR hoặc (C = pd).
+ H/s biết cách tính độ dài cung tròn.
 2. Kỹ năng:
+ Biết vận dụng công tác C = 2pR ; d = 2R; l = để tính các đại lượng chưa biết 
trong công thức và vận dụng giải 1 số bài toán thực tế liên quan.
II.CHUẨN BỊ : 	
Ä HS: Thước, compa, kéo, tấm bìa.
III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 
 Ki

File đính kèm:

  • docGIAO AN HINH HOC 9 HK2 20142015.doc