Giáo án Hình học 8 - Tuần 7 - Tiết 13: Luyện tập - Lương Mỹ Quỳnh Lam

Hoạt động 1: (15’)

 GV giới thiệu bài toán và hướng dẫn HS vẽ hình.

 So sánh AB và CF.

 Vì sao?

 AB và CF có song song với nhau hay không?

 Vậy ABFC là hình gì?

 ABCF là hình bình hành ta suy ra được điều gì về hai cạnh AC và BF?

 GV hướng dẫn HS chứng minh AC//=BE

 Từ (1) và (2) ta suy ra được điều gì từ hai đoạn thẳng BE và BF? E, B, F như thế nào?

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tuần 7 - Tiết 13: Luyện tập - Lương Mỹ Quỳnh Lam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP §8
Ngày Soạn: 29 – 09 – 2014
Ngày dạy: 02 – 10 – 2014
Tuần: 7
Tiết: 13
I. Mục Tiêu: 
	1. Kiến thức:
	- Hiểu được hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm. Nhận biết đđược hai đoạn thẳng đối 
 xứng với nhau qua một điểm. Biết được hình bình hành là hình có tâm đối xứng
	2. Kĩ năng:
	- Vận dụng các tính chất của hình có tâm đối xứng để chứng minh các bài tập có liên quan.
	3. Thái độ:
	- Rèn tính cẩn thận, chính xác, rèn chứng minh một bài toán hình học.
II. Chuẩn Bị:
	Giáo Viên
 Học Sinh
Giáo án; SGK. 
 - thước thẳng, compa, eke
SGK; chuẩn bị bài ở nhà
thước thẳng, compa, eke
III. Phương Pháp: đặt và giải quyết vấn đề.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp (1’)
8A1:/27
8A2:/26
HS vắng: ..............................................
HS vắng: ............................................
	2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
 	HS1: Thế nào là hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua một điểm?
	 HS2: làm bài 51 SGK / tr96
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (15’)
	GV giới thiệu bài toán và hướng dẫn HS vẽ hình.
	So sánh AB và CF.
	Vì sao?
	AB và CF có song song với nhau hay không?
	Vậy ABFC là hình gì?
	ABCF là hình bình hành ta suy ra được điều gì về hai cạnh AC và BF?
	GV hướng dẫn HS chứng minh AC//=BE
	Từ (1) và (2) ta suy ra được điều gì từ hai đoạn thẳng BE và BF? E, B, F như thế nào?
	HS chú ý theo dõi và vẽ hình vào vở.
	AB = CF
	Cùng bằng CD
 AB//CF	
 Là hình bình hành.
 AC//=BF
 BE = BF
	E, B, F thẳng hàng.
Bài 52: 
Giải:
Ta có:	AB//CD và AB = CD
	CF = CD
Suy ra AB//=CF
Do đó: ABFC là hình bình hành 
Nên AC//=BF	(1)
Tương tự ta có: AC//=BE	(2)
Từ (1) và (2) ta suy ra ba điểm E, B, F thẳng hàng và BE = BF
Hay E là điểm đối xứng của F qua B.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 2: (12’)
	GV giới thiệu bài toán và hướng dẫn HS vẽ hình.
	Ta dễ dàng thấy được M, O, N thẳng hàng. GV hướng dẫn HS chứng minh OM = ON thông qua chứng minh hai tam giác bằng nhau nào?
 cho HS làm nhóm chỉ ra các yếu tố bằng nhau. Để chứng minh hai tam giác vừa nêu bằng nhau?
 GV: cho đại diện HS lên nhận xét.
 GV: củng cố nhanh về tính chất hai điểm đối xứng qua một điểm.
	HS chú ý theo dõi và vẽ hình vào vở.
 HS: phá hiện đúng rOMB và rOND 
 HS làm nhóm 3 phút sau đó 1HS lên bảng các e còn lại chứng minh vào vở 
 (đối đỉnh)
	OB = OD (vì ABCD là hbh)
	 (slt, AB//CD)
 HS chú ý sửa lỗi trình bày. 
 HS: củng cố kiến thức. 
Bài 55: 
Giải:
Xét rOMB và rOND ta có:
 	(đối đỉnh)
	OB = OD	(vì ABCD là hbh)
	(slt, AB//CD)
Do đó: rOMB = rOND	(g.c.g)
Suy ra: OM = ON
Vậy: M là điểm đối xứng của N qua O.
 	4. Củng Cố: (6’)
 	- GV cho HS trả lời nhanh bài tập 56.
	5. Dặn Dò: (4’)
 	- Về nhà xem lại các bài tập đã giải.
	- GV hướng dẫn HS làm bài tập 53.
6. Rút kinh nghiệm tiết dạy: 

File đính kèm:

  • docHH8T13.doc