Giáo án Hình học 8 - Tuần 2 đến 4

TIẾT 3: HÌNH THANG CÂN

I- MỤC TIÊU

 + Kiến thức: - HS nắm vững các định nghĩa, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết về hình thang cân.

 + Kỹ năng: - Nhận biết hình thang hình thang cân, biết vẽ hình thang cân, biết sử dụng. định nghĩa, các tính chất vào chứng minh, biết chứng minh 1 tứ giác là hình thang cân.

 + Thái độ: Rèn tư duy suy luận, sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng: com pa, thước, tranh vẽ bảng phụ, thước đo góc.

- Phương pháp: Dạy học tích cực

III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)

- Điểm danh học sinh trong lớp.

- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ: Treo bảng phụ ghi đề bài tập.

 

doc15 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tuần 2 đến 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 trang 75 Sgk
Giải 
Gọi O là giao điểm của AC và BD, ta có:
Ta có: AB// CD (gt) 
Nên: (soletrong)
( soletrong)
Do đó DOAB cân tại O 
 Þ OA = OB (1)
Lại có (gt) 
OC = OD (2)
Từ (1) và (2) Þ AC = BD 
Bài 18 trang 75 Sgk
a/ AB // CE => Tứ giác ABEC là hình thang 
Mà AC // BE 
 AC = BE ( nx )
Do AC = BD ( gt )
 BD = BE 
Khi đó tam giác BEC cân tại B
b)- Có: (BDE cân tại B)
Mà: AC // BE 
 = Ê (2 góc đồng vị) 
- Xét ACD và BDC:
 AC = BD (gt)
 (c/m trên)
 DC chung
 ACD = BD (c. g. c)
 c) Vì:ACD = BDC (c/m trên)
 ADC = BCD (2 góctương ứng)
 hình thang ABCD cân.
4. Củng cố 
- Gọi HS nhắc lại các kiến thức đã học trong §2, §3.
 Nêu định nghĩa hình thang, hình thang cân. 
 Tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân
- Chốt lại cách chứng minh hình thang cân
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại lý thuyết và xem lại các bài tập đã làm.
- BTVN 16; 19/ 75 Sgk
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
TIẾT 5 : 
ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC
I. MỤC TIÊU: 
 - Kiến thức: học sinhnắm vững định nghĩa đường trung bình của tam giác, nội dung định lí 1 và định lí 2.
 - Kỹ năng: học sinhbiết vẽ đường trung bình của tam giác, vận dụng định lý để tính độ dài đoạn thẳng, chứng minh 2 đoạn thẳng bằng nhau, 2 đường thẳng song song.
 - Thái độ: học sinh thấy được ứng dụng của đường trung bình vào thực tế, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: 
- Đồ dùng: thước, bảng phụ.
- Phương pháp: Dạy học tích cực.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ: Treo bảng phụ ghi đề bài tập.
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. Kiểm tra bài cũ (8’)
 GV đưa ra đề kiểm tra trên bảng phụ :
 Các câu sau đây câu nào đúng? Câu nào sai? Hãy giãi thích rõ hoặc chứng minh cho điều kết luận của mình. 
- HS lên bảng trả lời (có thể vẽ hình để giải thích hoặc chứng minh cho kết luận của mình)
- HS còn lại chép và làm vào vở bài tập :
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
Tứ giác có hai góc kề một cạnh bù nhau và có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
Tứ giác có hai góc kề một cạnh bằng nhau là hình thang cân.
Tứ giác có hai góc kề một cạnh bù nhau và có hai góc đối bù nhau là hình thang cân. 
Đúng (theo định nghĩa)
Sai (vẽ hình minh hoạ)
Đúng (giải thích)
Sai (giải thích + vẽ hình )
Đúng (giải thích)
 3. Bài mới (2’)
§4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC
- GV giới thiệu bài trực tiếp ghi bảng 
- HS ghi bài 
Định nghĩa (10’)
1. Kiến thức : HS nắm vững định nghĩa đường trung bình của tam giác
2. Kỹ năng : HS vẽ được đường trung bình của tam giác.
1. Đường trung bình của tam giác 
a. Định lí 1: (sgk) 
GT DABC AD = DB, DE//BC
 KL AE =EC
 Chứng minh (xem sgk) 
- Cho HS thực hiện ?1
- Quan sát và nêu dự đoán ?
- Nói và ghi bảng định lí. 
- Cminh định lí như thế nào?
- Vẽ EF//AB. 
- Hình thang BDEF có BD//EF =>?
- Mà AD=BD nên ?
- Xét rADE và rAFC ta có điều gì ?
- rADE và rAFC như thế nào?
- Từ đó suy ra điều gì ?
- HS thực hiện ?1 (cá thể): 
- Nêu nhận xét về vị trí điểm E 
- HS ghi bài và lặp lại
- HS suy nghĩ
- EF=BD
- EF=AD
; AD=EF
rADE = rAFC (g-c-g)
 AE = EC
 * Định nghĩa: (Sgk)
 DE là đường trung bình của DABC
 -Vị trí điểm D và E trên hình vẽ? 
- Ta nói rằng đoạn thẳng DE là đường trung bình của tam giác ABC. Vậy em nào có thể định nghĩa đường trung bình của tam giác ? 
- Trong một D có mấy đtrbình? 
- HS nêu nhận xét: D và E là trung điểm của AB và AC 
- HS phát biểu định nghĩa đường trung bình của tam giác 
- HS khác nhắc lại. Ghi bài vào vở
-Có 3 đtrbình trong một D 
Tính chất đường trung bình tam giác (15’)
1. Kiến thức : HS biết được tính chất của đường trung bình của tam
2. Kỹ năng : Vận dụng được tính chất đường trung bình của tam giác vào giải toán
b. Định lí 2 : (sgk)
 A
 D E F
B C
Gt rABC ;AD=DB;
AE = EC
 Kl DE//BC; DE = ½ BC
Chứng minh : (xem sgk)
- Yêu cầu HS thực hiện ?2 
- Gọi vài HS cho biết kết quả
- Từ kết quả trên ta có thể kết luận gì về đường trung bình của tam giác? 
- Cho HS vẽ hình, ghi GT-KL
- Muốn chứng minh DE//BC ta phải làm gì?
- Hãy thử vẽ thêm đường kẻ phụ để chứng minh định lí 
- GV chốt lại bằng việc đưa ra bảng phụ bài chứng minh cho HS 
- Thực hiện ?2
- Nêu kết quả kiểm tra: 
 DE = ½ BC
- HS phát biểu: đường trung bình của tam giác 
- Vẽ hình, ghi GT-KL 
- HS suy nghĩ 
- HS kẻ thêm đường phụ như gợi ý thảo luận theo nhóm nhỏ 2 người cùng bàn rồi trả lời (nêu hướng chứng minh tại chỗ) 
4. Củng cố (8’)
?3 
DE= 50 cm
Từ DE = ½ BC (định lý 2) 
=> BC = 2DE=2.50=100 
Bài 20 trang 79 Sgk
- Cho HS tính độ dài BC trên hình 33 với yêu cầu:
- Để tính được khoảng cách giữa hai điểm B và C người ta phải làm như thế nào?
- GV chốt lại cách làm (như cột nội dung) cho HS nắm 
- Yêu cầu HS chia nhóm hoạt động 
- Thời gian làm bài 3’
- GV quan sát nhắc nhở HS không tập trung
- GV nhận xét hoàn chỉnh bài
- HS thực hiện ? 3 theo yêu cầu của GV: 
- Quan sát hình vẽ, áp dụng kiến thức vừa học, phát biểu cách thực hiện 
- DE là đường trung bình của rABC
=> BC = 2DE
- HS1 phát biểu: 
- HS2 phát biểu:  
- HS chia làm 4 nhóm làm bài
- Sau đó đại diện nhóm trình bày
- Ta có =500
=>IK//BC
mà KA=KC (gt)
=>IK là đường trung bình nên IA=IB=10cm
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại lý thuyết và xem lại các bài tập đã làm
- BTVN 20, 21, 22 / 79, 80 Sgk.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
TIẾT 6 
ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm vững Định nghĩa ĐTB của hình thang, nắm vững NộI DUNG định lí 3, định lí 4.
- Kỹ năng: Vận dụng định lí tính độ dài các đoạn thẳng, chưng minh các hệ thức về đoạn thẳng. Thấy được sự tương quan giữa định nghĩa và định lí về đường trung bình trong tam giác và hình thang, sử dụng tính chấtđường TB tam giác để chưng minh các tính chất đường trung bình hình thang.
- Thái độ: Phát triển tư duy lôgíc
II. CHUẨN BỊ: 
- Đồ dùng: thước, bảng phụ.
- Phương pháp: Dạy học tích cực
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
- Điểm danh học sinh trong lớp.
- Chuẩn bị kiểm tra bài cũ: Treo bảng phụ ghi đề bài tập.
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
1/ Định nghĩa đường trung bình của tam giác.(3đ)
2/ Phát biểu định lí 1, đlí 2 về đường trbình của D. (4đ)
3/ Cho DABC có E, F là trung điểm của AB, AC. Tính EF biết BC = 15cm. (3đ) 
- Treo bảng phụ đưa ra đề kiểm tra. Cho HS đọc đề 
- Gọi một HS 
- Kiểm tra vở bài làm vài HS
- Theo dõi HS làm bài 
- Cho HS nhận xét, đánh giá câu trả lời và bài làm cảu bạn 
- Cho HS nhắc lại đnghĩa, đlí 1, 2 về đtb của tam giác  
- HS đọc đề kiểm tra , thang điểm trên bảng phụ.
- HS được gọi lên bảng trả lời câu hỏi và giải bài toán. 
- HS còn lại nghe và làm bài tại chỗ 
- Nhận xét trả lời của bạn, bài làm ở bảng 
- HS nhắc lại 
- Tự sửa sai (nếu có) 
3. Bài mới 
§4. ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA HÌNH THANG
- GV giới thiệu trực tiếp và ghi bảng: chúng ta đã học về đtb của tam giác và tính chất của nó. Trong tiết học này, ta tiếp tục nghiên cứu về đtb của hthang. 
- HS nghe giới thiệu, ghi tựa bài vào vở 
Đường trung bình của hình thang (11’)
1. Kiến thức : HS hiểu được định lý về hình thang
2. Kỹ năng : HS áp dụng được định vào giải toán.
2. Đường trung bình của hình thang
a/ Định lí 3: (sgk trg 78) 
GT
hình thang ABCD (AB//CD) AE = ED ; EF//AB//CD 
KL
BF = FC 
- Nêu ?4 và yêu cầu HS thực hiện 
- Hãy đo độ dài các đoạn thẳng BF, CF rồi cho biết vị trí của điểm F trên BC 
- GV chốt lại và nêu định lí 3
- HS nhắc lại và tóm tắt GT-KL 
- Gợi ý chứng minh : I có là trung điểm của AC không? Vì sao? Tương tự với điểm F? 
- HS thực hiện ?4 theo yêu cầu của GV 
- Nêu nhận xét: I là trung điểm của AC ; F là trung điểm của BC 
- Lặp lại định lí, vẽ hình và ghi GT-KL
- Chứng minh BF = FC bằng cách vẽ AC cắt EF tại I rồi áp dụng định lí 1 về đtb của D trong DADC và DABC 
Định nghĩa (7’)’
1. Kiến thức : HS hiểu được định nghĩa đường trung bình của hình thang
2. Kỹ năng : HS vẽ được đường trung bình của hình thang.
Định nghiã: (Sgk trang78)
EF là đtb của hthang ABCD 
- Cho HS xem tranh vẽ hình 38 (sgk) và nêu nhận xét vị trí của 2 điểm E và F 
- EF là đường trung bình của hthang ABCD vậy hãy phát biểu đnghĩa đtb của hình thang?
- Xem hình 38 và nhận xét: E và F là trung điểm của AD và BC 
- HS phát biểu định nghĩa 
- HS khác nhận xét, phát biểu lại (vài lần) 
Tính chất đường trung bình hình thang (15’)
1.Kiến thức : HS nắm được tính chất đường trung bình của hình thang
2.Kỹ năng : HS áp dụng được tính chất đường trung bình của hình thang vào giải toán .
b/Định lí 4 : (Sgk)
Chứng minh (sgk)
- Yêu cầu HS nhắc lại định lí 2 về đường trung bình của tam giác 
- Dự đoán tính chất đtb của hthang? Hãy thử bằng đo đạc? 
- Có thể kết luận được gì? 
- Cho vài HS phát biểu nhắc lại 
 - Cho HS vẽ hình và ghi GT-KL Gợi ý cm: để cm EF//CD, ta tạo ra 1 tam giác có EF là trung điểm của 2 cạnh và DC nằm 
trên cạnh kia đó là DADK
- GV chốt lại và trình bày chứng minh như sgk
- Cho HS tìm x trong hình 44 sgk
- HS phát biểu đlí 
- Nêu dự đoán – tiến hành vẽ, đo đạc thử nghiệm 
- Rút ra kết luận, phát biểu thành định lí 
- HS vẽ hình và ghi Gt-Kl 
- HS trao đổi theo nhóm nhỏ sau đó đứng tại chỗ trình bày phương án của mình .
- HS nghe hiểu và ghi cách chứng minh vào vở 
- HS tìm x trong hình 
(x = 40m)
4. Củng cố (5’)
 	Cho HS nhắc lại tính chất đường trung bình của tam giác, hình thang.
	Cách chứng minh đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh tam giác, hình thang.
5. Hướng dẫn về nhà: (5’)
- Ôn lại lý thuyết và xem lại các bài tập đã làm
- BTVN 23, 24, 25 / 80 Sgk.
- Bài 23 trang 80 Sgk Sử dụng định nghĩa.
- Bài 24 trang 80 Sgk Sử dụng định lí 4
- Bài 25 trang 80 Sgk
 Chứng minh EK là đường trung bình của tam giác ADC
Chứng minh KF là đường trung bình của tam giác BCD
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
TIẾT 7 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Kiến thức: HS vận dụng được lí thuyết để giải toán nhiều trường hợp khác nhau. Hiểu 

File đính kèm:

  • docH8 tuan2-4.doc