Giáo án Hình học 8 - Tiết 13: Luyện tập hình bình hành - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- 100 % HS phát biểu được các khái niệm và các tính chất cơ bản của hình bình hành, dấu hiệu nhận biết hình hình hành

2. Kỹ năng:

- 100 % HS Vận dụng các tính chất cơ bản , điều kiện để một tứ giác là hình bình hành để giải bài tập

- 100 % HS Vẽ hình bình hành chính xác và sử dụng tính chất của hình để giải các dạng toán

3. Thái độ:

- Liên hệ với những vấn đề trong thực tế

- Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT, máy chiếu, máy tính, máy chiếu vật thể, .

- Chuẩn bị câu hỏi gợi mở, các bảng phụ vẽ các hình, thước, sơ đồ tư duy

2. Học sinh: học bài cũ đọc bài trước ở nhà, dụng cụ vẽ hình.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)

2. Nội dung:

 

docx4 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 21/10/2024 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 13: Luyện tập hình bình hành - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2020


Tiết 13: LUYỆN TẬP HÌNH BÌNH HÀNH 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- 100 % HS phát biểu được các khái niệm và các tính chất cơ bản của hình bình hành, dấu hiệu nhận biết hình hình hành
2. Kỹ năng:
- 100 % HS Vận dụng các tính chất cơ bản , điều kiện để một tứ giác là hình bình hành để giải bài tập
- 100 % HS Vẽ hình bình hành chính xác và sử dụng tính chất của hình để giải các dạng toán
3. Thái độ: 
- Liên hệ với những vấn đề trong thực tế 
- Rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.
- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT, máy chiếu, máy tính, máy chiếu vật thể,.
- Chuẩn bị câu hỏi gợi mở, các bảng phụ vẽ các hình, thước, sơ đồ tư duy
2. Học sinh: học bài cũ đọc bài trước ở nhà, dụng cụ vẽ hình. 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
2. Nội dung: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
A. Hoạt động : KHỞI ĐỘNG – KIỂM TRA BÀI CŨ ( 4 phút)
Mục tiêu: học sinh nhớ lại tính chất của hình bình hành 
Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở.
 - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
Luật chơi: Cử 2 đội chơi , mỗi đội 2 bạn tìm nhanh lỗi sai trên sơ đồ tư duy và dán chữ có sẵn để sửa lại cho đúng trong thời gian 1 phút.
Sau đó GV chiếu sơ đồ tư duy chuẩn trên màn hình máy chiếu
I. Củng cố kiến thức

B. Hoạt động : LUYỆN TẬP ( 35 phút)
Mục tiêu: - học sinh nhớ lại tính chất của hình bình hành ,
 rèn kỹ năng vẽ hình và tư duy logic.
Kỹ năng phân tích đề bài và sử dụng tính chất hợp lí để chứng minh hình học
Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở.
 - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
 GV chiếu đề bài lên màn hình: 
Cho DABC có E là trung điểm của AB, F là trung điểm của AC. Lấy điểm H sao cho F là trung điểm của EH.
1)Chứng minh AH // EC.
GV: Để chứng minh AH // EC ta cần chứng minh điều gì?
HS: chứng minh tứ giác AECH là hình bình hành
GV: Tứ giác AECH là hình bình hành theo dấu hiệu nào?
Từ đó giáo viên dẫn dắt HS theo sơ đồ suy luận ngược và gọi 1 HS lên bảng trình bày.
AH// EC
Tứ giác AECH là hình bình hành
EH và AC cắt nhau tại F, F là trung điểm của EH và AC
GV: Chiếu bài HS lên máy chiếu vật thể và nhận xét.
2)Tứ giác EBCH là hình bình hành.
GV: Cho HS hoạt động nhóm 4 bạn trong 5 phút: Hãy viết sơ đồ suy luận ngược để đưa ra các cách chứng minh tứ giác EBCH là hình bình hành.
Sau khi HS thảo luận xong, gọi đại diện nhóm lên trình bày và gọi các nhóm nhận xét.
GV: chiếu sơ đồ 4 cách chứng minh tứ giác EBCH là hình bình hành và gọi HS lên bảng trình bày 1 cách ngắn gọn nhất
Gọi K là trung điểm của EC. Chứng minh B, K, H thẳng hàng.
GV: để chứng minh B, K, H thẳng hàng ta cần chứng minh điều gì?
HS: Chứng minh K là trung điểm BH
GV: hãy thảo luận nhóm 2 bạn trong thời gian 3 phút viết sơ đồ chứng minh B, K, H thẳng hàng.
B, K H thẳng hàng
K là trung điểm của BH
Tứ giác EBCH là hình bình hành
4)chứng minh: 
? Để chứng minh thì ta cần chứng minh điều gì?
HS: Chứng minh KF là đường trung bình của tam giác AEC
GV: Từ đó ta suy ra điều gì?
HS: 
GV: AE và AB có quan hệ như thế nào với nhau để suy ra được 
HS: 
GV: chuẩn hóa và gọi HS lên trình bày.
II. LUYỆN TẬP :
Xét tứ giác AECH có:
AC cắt EH tại F( gt)
F là trung điểm AC ( gt)
F là trung điểm của EH (g)
Suy ra: tứ giác AECH là hình bình hành ( dhnb)
Vì tứ giác AECH là hình bình ( cmt)
Suy ra: AE // CH và AE = CH ( t/c hình bình hành)
Suy ra: CH // BE ( A, E, B thẳng hàng)
Có AE = EB ( vì E là trung điểm AB)
Suy ra: EB = CH
Xét tứ giác EBCH có:
EB = CH ( cmt)
EB // CH ( cmt)
Suy ra tứ giác EBCH là hình hình hành ( dhnb)
3) Chứng minh B, K, H thẳng hàng
Vì tứ giác EBCH là hình bình hành ( cmt)
Mà K là trung điểm của EC ( gt) 
Suy ra K cũng là trung điểm của BH ( tính chất hình bình hành)
Suy ra: 3 điểm B, K, H thẳng hàng
4)chứng minh: 
Xét tam giác AEC có
K là trung điểm EC ( gt)
F là trung điểm của AC ( gt)
Suy ra KF là đường trung bình của tam giác AEC
Suy ra: KF = 1/ 2 AE ( t/c..)
Mà AE = EB = AB / 2 ( vì E là trung điểm của AB)
Suy ra KF = AB / 4
C. D Hoạt động : VẬN DỤNG , TÌM TÒI , MỞ RỘNG ( 5 phút)
Mục tiêu: - HS vận dụng các tính chất hbh linh hoạt, tư duy logic và hợp lý để giải toán
Kỹ năng phân tích đề bài và sử dụng tính chất hợp lí để chứng minh hình học
Phương pháp: - Vấn đáp gợi mở.
 - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
Bài tập vận dụng :
Bài 1: Qua người lớn hoặc qua internet về một số cách trang trí trong kiến trúc, hãy tìm những bức tranh có hình ảnh hình bình hành..
Bài 2: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các dấu hiệu nhận biết hình bình hành.
- Làm bài tập Số 83, 85, 87, 89 (SBT/ trang 69)

Rút kinh nghiệm...........................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_13_luyen_tap_hinh_binh_hanh_nam_hoc.docx
Giáo án liên quan