Giáo án Hình học 8 năm học 2013-2014 - Nguyễn Ngọc Thời

 ?Nhận xét sự khác nhau cơ bản giữa hình 1, 2, 3 và 5?

Các hình 1, 2, 3 là các tứ giác.

(chỉ vào tứ giác ABCD). Tứ giác này gọi là tứ giác ABCD.

?Thế nào là tứ giác ABCD?

?1 hình muốn là tứ giác thì cần phải thỏa mãn mấy điều kiện? là những điều kiện nào?

?Tại sao hình 4 không phải là tứ giác?

Tứ giác ABCD còn được gọi tên là tứ giác BCDA, BADC .

? Đọc tên các tứ giác còn lại?

 Đoạn thẳng AB gọi là cạnh tứ giác.

?Tứ giác có mấy cạnh? Là những cạnh nào?

 Điểm A gọi là 1 đỉnh của tứ giác.

?Tứ giác ABCD có mấy đỉnh? là những đỉnh nào?

?Trong các tứ giác trên tứ giác nào thoả mãn tính chất nằm trên cùng một nửa mặt phẳng bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác?

Khi đó tứ giác ABCD gọi là tứ giác lồi.

 

doc174 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 8 năm học 2013-2014 - Nguyễn Ngọc Thời, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của đa giác đó.
*Chú ý:Từ nay khi nói đến đa giác mà không giải thích gì thêm thi ta hiểu đó là đa giác lồi.
A
B
C
E
D
.M
F
.N
.P
.Q
.R
[?3]
-Các đỉnh là các điểm : A, B, C, D, E, F.
-Các đỉnh kề nhau là: A và B, B và C, C và D,
 D và E, E và F, F và A.
-Các cạnh là các đoạn thẵng: AB, BC, CD, DE, 
 và FA.
-Các đường chéo là các đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau: AC, CF, CE, BD, BF, BE, AD.
-Các góc là: , , , , , 
-Các điểm nằm trong là: M, N, P
-Các điểm nằm ngoài là: Q và R.
*Lưu ý: Đa giác n đỉnh gọi là hình n- giác (n-cạnh).
2. Đa giác đều.
a)
d)
c)
b)
*Định nghĩa: SGK
[?4]
3. Củng cố:
- Nhắc lại khái niệm đa giác định nghĩa đa giác lồi, đa giác đều.
- Công thức tính tổng các góc trong đa giác.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
-Học và nắm chắc định nghĩa đa giác lồi,đa giác đều, công thức tính tổng các góc trong đa giác.
-Làm bài tập 3 trong SGK, BT1,BT2 trong SBT.
-Xem trước bài diện tích hình chữ nhật.
 Ngày .....tháng ......năm 2013
 Chuyên môn
 (Duyệt)
Ngày soạn: 19/ 11/ 2013 
Ngày dạy: 8C: 21/ 11/ 2013 8A: 23/ 11/ 2013 8B: 23/ 11/ 2013
TIẾT 27: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1.Kiến thức : Hiểu cách xây dựng công thức tính diện tích hình chữ nhật.
 - Biết định lí về diện tích hình chữ nhật .
 - Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, biết suy ra công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
 2. Kỹ năng:
 - Vận dụng được công thức tính diện tích hình chữ nhật, tam giác vuông, hình vuông để giải bài tâp liên quan
 3. Tư duy: Linh hoạt, logic, sáng tạo. 
 4.Thái độ: Thấy được tính thực tiển của toán học.
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên : Bảng phụ, thước.
 2.Học sinh : Học bài và đọc bài mới.
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 - PP vấn đáp, pp nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại ...
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 -Phát biểu định nghĩa đa giác lồi,đa giác đều.
 2. Bài mới: Đặt vấn đề:
 ở các lớp dưới ta đã phần nào biết được công thức tính diện tích hình chữ nhật, vậy cơ sở nào cho ta công thức đó và khi tính được diện tích hình chữ nhật rồi có thể tính diện tích các hình khác thông qua hình chữ nhật hay không đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
Hoạt động 1:Khái niệm diện tích đa giác.
GV: a./ Nếu xem một ô vuông là một dơn vị diện tích, thì diện tích hình A và B là bao nhiêu đơn vị diện tích? Có kết luận gì khi so sánh diện tích hai hình này?
b./Vì sao nói diện tích hình D gấp 4 lần diện tích hình C?
c./So sánh diện tích hình C với diện tích hình E?
HS: Học sinh hoạt động theo nhóm làm trên phiếu học tập do giáo viên chuẩn bị trước.
GV:Từ hoạt động trên rút ra nhận xét gì về:
-Thế nào là diện tích của một đa giác?
-Quan hệ giửa diện tích đa giác với một số thực.
HS: Phát biểu “Khái niệm diện tích đa giác” theo yêu cầu của GV.
GV: Vậy diện tích đa giác có những tính chất gì?
HS:Phát biểu tính chất trong SGK.
Hoạt động 2: Diện tích hình chữ nhật.
GV:Nếu hình chữ nhật trên có kích thước là 3 đơn vị dài và 2 đơn vị dài. Thì diện tích hình chữ nhật trên là bao nhiêu?
Tổng quát, nếu hình chữ nhật có hai skích thước là a và b. Diện tích hình chữ nhật được tính như thế nào?
HS:Trả lời tại chổ.
GV:Chốt lại công thức tính diện tích hình chữ nhật và lấy ví dụ.
Hoạt động 3: Công thức tính diện tích hình vuông,tam giác vuông.
GV:Từ công thức tính diện tích hình chữ nhật, hãy tìm công thức tính diện tích hình vuông và tam giác vuông, trên cơ sở mối liên hệ giửa hình chữ nhật với hình vuông, hình chữ nhật với tam giác ?
HS: Trả lời miệng.
-Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.
-Diện tích tam giác vuông bằng nửa diện tích hình chữ nhật tương ứng.
GV: Khi chứng minh diện tích tam giác vuông ta vận dụng tính chất nào?
HS: Trả lời.
Hoạt động 4: 
*Bài tập 1:
GV:Đưa đề bài tập sau lên đèn chiếu:
a.Nếu chiều dài tăng gấp đôi, chiều rộng hình chữ nhật không đổi, diện tích hình chữ nhật đó thay đổi như thế nào?
b.Nếu chiều dài, chiều rộng tăng gấp ba lần thì diện tích hình chữ nhật đó thay đổi như thế nào?
c. Nếu chiều dài tăng gấp bốn lần, chiều rông tăng gấp bốn lần, diện tích hình chữ nhật đó thay đổi như thế nào?
HS: Trả lời trên giấy trong.
1.Khái niệm diện tích đa giác:
Chú ý:
-Số đo của phần mặt phẳng giới hạn bởi một đa giác được gọi là diện tích đa giác đó.
-Mổi đa giác có diện tích xác định.Diện tích đa giác là một số dương.
*Tính chất diện tích đa giác.
-Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
-Nếu một đa giác được chia thành những đa giác không có điểm trong chung thì diện tích nó bằng tổng các diện tích đó.
-Nếu chọn hình vuông có cạnh bằng 1(đơn vị dài) làm đơn vị đo diện tích thì diện tích tương ứng bằng 1(đơn vị diện tích)
 Ký hiệu diện tích đa giác ABCDE là SABCDE .
2.Công thức tính diện tích hình chữ nhật:
 Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó:
S = a.b
a
b
(a , b cùng đơn vị)
3.Công thức tính diện tích hình vuông, tam giác vuông.
a
a
a
b
Diện tích hình vuông bằng bình phương cạnh của nó:
S = a2
Diện tích tam giác vuông bằng nửa tích hai cạnh góc vuông.
S = ab
4. Luyện tập:
*Bài tập 1:
a) Diện tích hình chữ nhật mới gấp đôi diện tích hình chữ nhật củ.
b) Diện tích hình chữ nhật mới tăng gấp 9 lần diện tích hình chữ nhật củ.
c) Diện tích hình chữ nhật mới gấp 16 lần diện tích hình chữ nhật cũ.
 3.Củng cố: Nhắc lại khái niệm và tính chất diện tích đa giác, các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông..
 4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc các khái niệm, tính chất diện tích đa giác, các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông vận dụng giải được các bài tập liên quan.
- Làm bài tập 7, 8 trong SGK.
- Xem trước các bài tập ở phần luyện tập.
 Ngày ....tháng ......năm 2013 
 Chuyên môn
 (Duyệt)
Ngày soạn: 26/ 11/ 2013
Ngày dạy: 8C: 28/ 11/ 2013 8B: 28/ 11/ 2013 8A: 29/ 11/ 2013
TIẾT 28: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Củng cố và khắc sâu công thức tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình vuông, tam giác vuông.
 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông. Có khả năng phân tích, tổng hợp các bài toán.
 3. Tư duy: Linh hoạt, logic, sáng tạo. 
 4. Thái độ: Nghiêm túc trong việc áp dụng vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên: Bảng phụ ghi các đề bài tập và lời giải..
 2.Học sinh: Làm các bài tập về nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 PP luyện tập và thực hành, nhóm và vấn đáp, đàm thoại, 
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 	
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Viết công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông?
 2. Bài mới: (Đặt vấn đề): ở tiết trước ta đã học các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông , hôm nay cô trò ta cùng vận dung vào giải các bài tập thực tế hơn..
Hoạt động của GV và HS
A
E
D
C
B
12
x
Ghi bảng
Hoạt động 1: 
1. Bài tập 9(Trang 119, SGK)
GV: Gọi HS đọc đề bài tập 9 trang 119, SGK.
HS: Đọc đề và nêu phương hướng giải bài tập trên và lên bảng trình bày, dưới lớp làm vào giấy nháp.
GV: Nhận xét và chốt lại cách giải bài tập.
Tìm yếu tố chưa biết thông qua mối liên hệ giữa các yếu tố đó.
Hoạt động 2:
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 11(SGK) như đã chuẩn bị sẳn ở nhà.
GV: Cho học sinh đọc bài tập 13(SGK)
1. Bài tập 9:
Ta có : SABCD = 12.12 = 144 cm2
S ABE = 12x
Mà SABE = 1/3SABCD 
Hay 12x = 1/3.144
Vậy x = 4 cm
2. Bài tập 11( SGK)
HS: Rút ra cách giải bài tập trên.
GV: Chốt lại phương pháp giải và yêu cầu học sinh thực hiện.
HS: Lên bảng làm bài.
GV: Cùng HS nhận xét và sửa sai.
* Bài tập trắc nghiệm:
1.Diện tích hình chữ nhật thay đổi như thế nào nếu chiều dài tăng thêm 3 lần, chiều rộng giảm 3 lần.
Diện tích không đổi.
Diện tích tăng lên 6 lần.
Diện tích tăng lên 9 lần.
Cả A, B, C đều sai.
2.Diện tích của hình chữ nhật thay đổi như thế nào nếu chiều dài tăng lên 3 lần chiều rộng tăng 3 lần.
Diện tăng lên ba lần.
Diện tích tăng lên 6 lần.
Diện tích tăng lên 9 lần.
Cả A, B, C đều sai.
A
K
H
E
G
F
D
C
B
3. Bài tập 13(SGK)
Chứng minh hai hình chữ nhật EFBK và EGDH có cùng diện tích.
Ta có : AHEF là hình chữ nhật,
 ÞÑAHE = ÑAFE 
Tương tự : ÑEGC = Ñ EKC
Mà ÑADC = ÑABC
ÞSEFBK = SEGDH 
4. Bài tập trắc nghiệm:
Đáp án:
1(A)
2(C)
 3. Củng cố: Nhắc lại các công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông, tam giác vuông.
 4. Hướng dẫn về nhà: Hướng dẩn làm bài tập 15(SGK); Về nhà làm bài tập 14, 15 Ngày ....tháng ......năm 2013
 Chuyên môn
 (Duyệt)
Ngày soạn: 27/ 11/ 2013
Ngày dạy: 8C: 29/ 11/ 2013 8A: 30/ 11/ 2013 8B: 30/ 11/ 2013
TIẾT 29: DIỆN TÍCH TAM GIÁC
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Hiểu được công thức tính diện tích tam giác từ công thức tính diện tích tam giác vuông. 
 2. Kỹ năng: Vận dụng được công thức tính diện tích tam giác để giải bài toán về diện tích cụ thể.
 3. Tư duy: Linh hoạt, logic, sáng tạo, ....
 4. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên : Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh : Xem trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 PP nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, đàm thoại, gợi mởi.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Kiểm tra bài cũ: ? Nhắc lại các tính chất về diện tích đa giác .
2. Bài mới: (Đặt vấn đề)
 Ở các lớp dưới ta đã biết qua công thức tính diện tích tam giác , vậy để chứng minh công thức đó như thế nào. Đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS 
Ghi bảng
HĐ1: 
A
C
 H
B
GV: Phát phiếu học tập có nội dung như sau:
1) SABC = S....+ S
 SABH = ... và SAHC = 
A
C
 H
B
Vậy S ABC = .
2) 
SABC = S.. - S..
 SABH = .. và SAHC = .
Vậy S ABC = .
Hs: Hoạt động theo nhóm và điền vào bảng phụ GV đã chuần bị sẳn.
GV: Đưa kết quả các nhóm lên bảng và cùng học sinh nhận xét .
GV: Chốt lại cách chứng minh định lý .
GV:Tổ chức học sinh làm [?] trong sách giáo khoa.
 GV: Cho HS quan sát hình 128, 129, 130 và yêu cầu HS giải thích.
HĐ2. Bài tập 18:(SGK/121)
Cho tam giác ABC và đường trung tuyến AM. Chứng minh SAMB = SAMC.
Định lý:
 S = a.h
GT
KL
ÑABC có diện

File đính kèm:

  • docGiao an H hoc 8 chuan 2014.doc