Giáo án Hình học 7 tuần 11 tiết 22: Bài 3- Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được các trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh- cạnh của tam giác. Biết cách vẽ 1 tam giác biết 3 cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh – cạnh để chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình, quan sát hình.
3. Thái độ: Biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: thước thẳng, thước đo góc, compa.
2. HS: thước thẳng, compa, bảng nhóm.
Tuần 11 Tiết 22 Ngày soạn: 18/11/2007 Ngày dạy: 21/11/2007 Bài 3 TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC CẠNH – CẠNH – CẠNH (C.C.C) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm được các trường hợp bằng nhau cạnh- cạnh- cạnh của tam giác. Biết cách vẽ 1 tam giác biết 3 cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh – cạnh để chứng minh 2 tam giác bằng nhau. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng vẽ hình, quan sát hình. 3. Thái độ: Biết trình bày bài toán chứng minh 2 tam giác bằng nhau. II. CHUẨN BỊ 1. GV: thước thẳng, thước đo góc, compa. 2. HS: thước thẳng, compa, bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3’) Để kiểm tra xem 2 tam giác có bằng nhau hay không ta cần xét mấy điều kiện? Đó là những điều kiện nào? Với 2 tam giác chỉ có 3 cạnh tương ứng bằng nhau thì chúng có bằng nhau không? Để biết được chúng ta học bài mới. HS nêu định nghĩa Để kiểm tra xem 2 tam giác có bằng nhau không ta cần xét 3 điều kiện về góc và 3 điều kiện về cạnh. Đó là 3 góc tương ứng bằng nhau, 3 cạnh tương ứng bằng nhau. Hoạt động 2: Vẽ tam giác biết ba cạnh (10’) GV nêu bài toán : Vẽ êABC biết AB= 2cm ; BC= 4cm ; AC= 3cm Yêu cầu đại diện nhóm trình bày và lên bảng thực hiện. HS thảo luận theo nhóm vẽ và trình bày cách vẽ. - HS nêu cách vẽ . Cả lớp thực hành vẽ vào vở. 1. Vẽ tam giác biết ba cạnh của nó: Bài toán: Vẽ êABC biết AB= 2cm ; BC= 4cm ; AC= 3cm. Giải: Cách vẽ : Vẽ 1 trong 3 cạnh đã cho, ví dụ BC= 4cm. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ BC vẽ các cung tròn (B,2cm) và (C, 3cm). Hai cung tròn cắt nhau tại A. Nối AC ; AB ta được êABC A 3 2 4 B C Hoạt động 3: Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh (15’) Cho HS thực hiện ?1 Qua bài toán trên ta thấy êABC và êA’B’C’ có 3 cặp cạnh bằng nhau. Từ đó suy ra 3 cặp góc từng đôi 1 bằng nhau => êABC = êA’B’C’. Qua đó ta có thể đưa ra dự đoán gì ? - Thông báo tính chất. Yêu cầu HS làm ?2 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ lại cả 2 tam giác ABC và A’B’C’. HS đo và nhận xét Hai tam giác có 3 cạnh tương ứng bằng nhau thì bằng nhau. HS nhắc lại tính chất HS làm ?2. 2. Trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh - cạnh A A’ B C B’ C’ * Tính chất: êABC và êA’B’C’có: AB = A’B’; AC=A’C’; BC=B’C’ => êABC = êA’B’C’ ?2 Xét êACD và êBCD có: AC = CB; AD = BD; CD: cạnh chung => êACD = êBCD => A = B = 1200 Hoạt động 4: Luyện tập (15’) GV treo bảng phụ vẽ hình 68, 69, 70. Yêu cầu HS làm BT17/114 SGK. GV hướng dẫn HS làm bài chứng minh 2 ê bằng nhau. Ví dụ H.68 : Xét êABC và êABD có AB : cạnh chung AC= AD (gt) BC= BD (gt) Vậy êABC=êABD (c.c.c) GV treo bảng phụ cho HS sửa bài và rèn cách trình bày bài HS quan sát bảng phụ và làm theo nhóm vào bảng nhóm hình 69, 70 3. Luyện tập Bài 17/114 SGK : H.68 : Xét êABC và êABD có: AB : cạnh chung AC = AD (gt) BC=BD (gt) => êABC=êABD (c.c.c) H.69 : Xét êMPQ và êQMN có MQ: cạnh chung MP = NQ(gt) PQ= MN(gt) => êMPQ = êQMN (c.c.c) H.70 : Xét êEHI và êIKE có: EH = IK (gt) IH=EK (gt) EI: cạnh chung => êEHI=êIKE Xét êEHK và êIHK có: HK: cạnh chung EH = IK (gt) IH = EK (gt) => êEHK=êIHK Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà(2’) - Học thuộc tính chất, ôn lại cách vẽ 1 tam giác biết 3 cạnh. - Đọc mục: “Có thể em chưa biết” - BTVN : 15, 16, 18, 19/114 SGK
File đính kèm:
- TIET22.doc