Giáo án Hình học 7 kỳ II

1. Mục tiêu.

a) Kiến thức.

- Ôn tập các trường hợp bằng nhau của hai tam giác: cạnh-cạnh-cạnh, cạnh-góc-cạnh, góc-cạnh-góc.

b) Kỹ năng.

- Chứng minh hai tam giác bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh, cạnh-góc-cạnh, góc-cạnh-góc.

c) Thái độ.

- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.

- Cẩn thận, chính xác, trung thực.

2. Đồ dùng dạy học.

- GV: SGK, SGV, thước đo góc, bảng phụ.

- HS: Thước thẳng, thước đo góc, ôn bài cũ.

3. Phương pháp.

- Tìm và giải quyết vấn đề.

- Tích cực hóa hoạt động của HS.

4. Tiến trình dạy học.

a) Ổn định tổ chức lớp. (1')

b) Kiểm tra bài cũ.

c) Bài mới. (35')

 

docx84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 7 kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.....................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 51: §3. QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA MỘT TAM GIÁC.
BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC
	Ngày soạn: 08/03/2014.
	Ngày dạy: 20/03/2014. Tại lớp: 7A. Tổng số HS: 29. Vắng:..........
	Ngày dạy: 20/03/2014. Tại lớp: 7B. Tổng số HS: 30. Vắng:..........
1. Mục tiêu.
a) Kiến thức.
- Hiểu định lí và hệ quả nói về quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác và bất đẳng thức tam giác.
b) Kỹ năng.
- Biết cách chứng minh định lý về bất đẳng thức tam giác.
- Biết và vận dụng được điều kiện cần để nhận biết ba đoạn thẳng cho trước có là ba cạnh của một giác hay không.
c) Thái độ.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực.
2. Đồ dùng dạy học.
- GV: Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị dụng cụ học tập. Làm các bài tập về nhà, xem trước bài mới.
3. Phương pháp.
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học.
a) Ổn định tổ chức lớp. (1')
b) Kiểm tra bài cũ. (5')
- HS: Phát định lí các đường xiên và hình chiếu của chúng.
c) Bài mới.
* Đặt vấn đề: Như SGK – 61.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Bất đẳng thức tam giác. (15')
GV: Yêu cầu HS làm ?1 ra giấy nháp để khẳng định không thể vẽ được tam giác có độ dài 3 cạnh là 1, 2, 4cm.
GV: giới thiệu định lí.
Gọi 2 HS đọc định lí trong SGK.
HS: Đọc định lí.
GV: Hướng dẫn HS chứng minh định lí.
? Làm thế nào để tạo ra 1 tam giác có 1 cạnh là BC, 1 cạnh là AB + AC.
(Trên tia đối của tia AB lấy D sao cho AD = AC)
GV: Hướng dẫn học sinh:
AB + AC > BC
BD > BC
- Yêu cầu học sinh chứng minh.
- Gọi 1 học sinh trình bày miệng
HS: Trình bày.
GV: Hướng dẫn học sinh CM ý thứ 2
AB + AC > BC
AB + AC > BH + CH
AB > BH và AC > CH
- Giáo viên lưu ý: đây chính là nội dung bài tập 20 (SGK-Trang 64).
HS: Thực hiện.
1. Bất đẳng thức tam giác.
Định lí: Trong một tam giác, tổng độ dài hai cạnh bất kỳ bao giờ cũng lớn hơn độ dài cạnh còn lại. 
?2 
GT
ABC
KL
AB + AC > BC; 
AB + BC > AC;
AC + BC > AB
Chứng minh:
Từ A kẻ AH ^ BC
Trường hợp 1: H Î BC BC = BH + HC
AHB Có AB >BH (ch >cgv)
AHC Có AC >CH (ch >cgv)
AB + AC > BH + HC = BC
Trường hợp 2: H ÏBC chứng minh tương tự.
HĐ2: Hệ quả của bất đẳng thức tam giác. (15')
? Nêu lại các bất đẳng thức tam giác.
? Phát biểu qui tắc chuyển vế của bất đẳng thức.
? Áp dụng qui tắc chuyển vế để biến đổi các bất đẳng thức trên.
HS: Lần lượt trả lời.
GV: Gọi 3 học sinh lên bảng làm.
HS: Thực hiện.
GV: Yêu cầu học sinh phát biểu bằng lời hệ quả.
GV: nêu ra trường hợp kết hợp 2 bất đẳng thức trên.
GV: Yêu cầu học sinh làm ?3.
HS: trả lời miệng.
GV: Nêu lưu ý.
2. Hệ quả của bất đẳng thức tam giác.
AB + BC > AC
BC > AC - AB
 AB > AC - BC
* Hệ quả: Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại.
AC - AB < BC < AC + AB
?3
Không có tam giác với 3 canh 1cm; 2cm; 4cm vì 1cm + 2cm < 4cm
* Lưu ý: Khi xét độ dài ba đoạn có thỏa mãn bất đẳng thức tam giác hay không ta chỉ cần so sánh độ dài lớn nhất với với tổng hai độ dài còn lại, hoặc so sánh độ dài nhỏ nhất với hiệu hai độ dài còn lại.
d) Củng cố. (8')
Bài tập 15 (SGK - Tr.63) (Học sinh hoạt động theo nhóm)
a) 2cm + 3cm < 6cm không thể là 3 cạnh của 1 tam giác.
b) 2cm + 4cm = 6cm không thể là 3 cạnh của 1 tam giác.
c) 3cm + 4cm > 6 cm là 3 cạnh của tam giác.
Bài tập 16 (SGK - Tr.63). Áp dụng bất đẳng thức tam giác ta có:
AC - BC < AB < AC + BC 7 - 1 < AB < 7 + 1 6 < AB < 8 AB = 7cm
ABC là tam giác cân đỉnh A.
e) Hướng dẫn về nhà. (1')
- Nắm vững bất đẳng thức tam giác, học cách chứng minh định lí bất đẳng thức tam giác.
- Làm các bài tập 17, 18, 19 (SGK - Tr.63).
5. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 52: LUYỆN TẬP
	Ngày soạn: 10/03/2014.
	Ngày dạy: 22/03/2014. Tại lớp: 7B. Tổng số HS: 30. Vắng:..........
	Ngày dạy: 22/03/2014. Tại lớp: 7A. Tổng số HS: 29. Vắng:..........
1. Mục tiêu.
a) Kiến thức.
- Củng cố cho HS về quan hệ giữa độ dài 3 cạnh của 1 tam giác, biết vận dụng quan hệ này để xét xem 3 đoạn thẳng cho trước có thể là 3 cạnh của một tam giác hay không.
b) Kỹ năng.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình theo đề bài, vận dụng quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác để chứng minh bài toán.
c) Thái độ.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực.
2. Đồ dùng dạy học.
- GV: Thước thẳng, êke, thước đo góc, compa, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị dụng cụ học tập. Làm các bài tập về nhà.
3. Phương pháp.
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học.
a) Ổn định tổ chức lớp. (1')
b) Kiểm tra bài cũ. (5')
- Phát biểu nhận xét quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác ?
- Chữa bài tập 18 SGK ?
HS chữa bài 18:
a) Có 4cm vẽ được tam giác.
b) Có 3,5 > 1 + 2 => Không vẽ được tam giác.
c) Có 4,2 = 2,2 + 2 => Không vẽ được tam giác.
c) Bài mới. (30')
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi bảng
GV: vẽ hình bài 17 lên bảng và yêu cầu học sinh làm bài.
? Cho biết GT, Kl của bài toán.
- Gọi 1 học sinh lên bảng ghi GT, KL
HS: Thực hiện.
GV: yêu cầu học sinh trả lời miệng câu a.
HS: trả lời.
? Tương tự câu a hãy chứng minh câu b.
- Yêu cầu cả lớp làm bài sau đó gọi 1 học sinh lên bảng trình bày.
? Từ 1 và 2 em có nhận xét gì.
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập 19.
HS: đọc đề bài.
? Chu vi của tam giác được tính như thế nào.
HS: Chu vi của tam giác bằng tổng độ dài 3 cạnh.
GV: cùng làm với học sinh.
GV: Cho HS lam BT 22.
HS: đọc đề bài.
GV: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
HS: Các nhóm thảo luận và trình bày bài.
GV: Giáo viên thu bài của các nhóm và nhận xét.
Bài 17 (SGK - 63):
GT
ABC, M nằm trong ABC
KL
a) So sánh MA với MI + IA
 MB + MA < IB + IA
b) So sánh IB với IC + CB
 IB + IA < CA + CB
c) CM: MA + MB < CA + CB
a) Xét MAI có:
MA < MI + IA (bất đẳng thức tam giác)
 MA + MB < MB + MI + IA
 MA + MB < IB + IA (1)
b) Xét IBC có :
IB < IC + CB (bất đẳng thức tam giác)
 IB + IA < CA + CB (2)
c) Từ 1, 2 ta có
MA + MB < CA + CB
Bài 19 (SGK - 63):
Gọi độ dài cạnh thứ 3 của tam giác cân là x (cm)
Theo BĐT tam giác. Ta có: 
7,9 - 3,9 < x < 7,9 + 3,9
 4 < x < 11,8
 x = 7,9
chu vi của tam giác cân là 
7,9 + 7,9 + 3,9 = 19,7 (cm)
Bài 22 (SGK - 64):
ABC có:
90 - 30 < BC < 90 + 30
 60 < BC < 120
a) Thành phố B không nhận được tín hiệu
b) Thành phố B nhận được tín hiệu.
d) Củng cố. (5')
- Phát biểu định lí và hệ quả của bất đẳng thức tam giác.
- Nhắc lại cách làm các dạng bài trên.
e) Hướng dẫn về nhà. (4')
- Học thuộc quan hệ giữa ba cạnh của 1 tam giác.
- Làm bài tập 21 (SGK - Trang 64).
- Chuẩn bị tam giác bằng giấy; mảnh giấy kẻ ô vuông mỗi chiều 10 ô, com pa, thước có chia khoảng.
- Ôn lại khái niệm trung điểm của đoạn thẳng và cách xác định trung điểm của đoạn thẳng bằng thước và cách gấp giấy.
5. Rút kinh nghiệm
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tiết 53: §4. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN
CỦA TAM GIÁC
	Ngày soạn: 15/03/2014.
	Ngày dạy: 27/03/2014. Tại lớp: 7A. Tổng số HS: 29. Vắng:..........
	Ngày dạy: 27/03/2014. Tại lớp: 7B. Tổng số HS: 30. Vắng:..........
1. Mục tiêu.
a) Kiến thức.
- Biết khái niệm, biết vẽ và nhận biết 3 đường trung tuyến trong tam giác. Biết 3 đường trung tuyến trong tam giác đồng quy tại 1 điểm, điểm đó gọi là trọng tâm. Nắm tính chất 3 đường trung tuyến trong tam giác.
b) Kỹ năng.
- Vận dụng được định lí về sự đồng quy của ba đường trung tuyến trong một tam giác để giải một số bài tập đơn giản.
c) Thái độ.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực.
2. Đồ dùng dạy học.
- GV: SGK, giáo án, thước thẳng, compa, êke, thước đo độ, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị dụng cụ học tập. Học bài cũ, xem trước bài mới.
3. Phương pháp.
- Tìm và giải quyết vấn đề.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình dạy học.
a) Ổn định tổ chức lớp. (1')
b) Kiểm tra bài cũ.
c) Bài mới.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Đường trung tuyến của tam giác. (13')
GV: Vẽ tam giác ABC, xđ trung điểm M của BC (bằng thước thẳng), nối đoạn AM rồi giới thiệu đoạn thẳng AM là đường trung tuyến ( xuất phát từ đỉnh A hoặc ứng với cạnh BC) của tam giác ABC
HS: Vẽ hình vào vở theo GV.
GV: Tương tự: Em hãy vẽ trung tuyến xuất phát từ B, từ C của tam giác ABC.
? Như vậy: Mỗi tam giác có mấy đường trung tuyến?
HS: mỗi tam giác có 3 đương trung tuyến
GV: Nhấn mạnh: Đường trung tuyến của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm của cạnh đối diện tới đỉnh của tam giác. Mỗi tam giác có ba đường trung tuyến. Đôi khi đường thẳng chứa trung tuyến cũng gọi là đường trung tuyến của tam giác.
GV: Yêu cầu học sinh làm ?1.
GV: Em có thể nhận xét gì về vị trí ba đường trung tuyến của tam giác ABC.
HS: Ba đường trung tuyến cùng đi qua một điể

File đính kèm:

  • docxHinh hoc 7 Ky II.docx