Giáo án Hình học 6 học kỳ I năm học 2014- 2015

1. Mục tiêu

* Kiến thức.

- Hiểu được điểm là gì? Đường thẳng là gì?

- Biết các khái niệm điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng.

* Kĩ năng.

- Biết dùng các kí hiệu , .

- Biết vẽ hình minh họa các quan hệ: Điểm thuộc đường thẳng hoặc không thuộc đường thẳng.

* Thái độ.

- Rèn luyện tư duy lôgíc, tính cẩn thận, chính xác, trung thực.

2. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: Bảng phụ, phấn màu, bút dạ.

- HS: Đọc trước bài.

3. Phương pháp

- Tìm và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp.

- Tích cực hóa hoạt động của HS.

4. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục

a) Ổn định lớp.

b) Kiểm tra bài cũ.

c) Nội dung Giảng bài mới.

 

doc30 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 6 học kỳ I năm học 2014- 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dài đoạn thẳng.
5. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
	Ngày soạn: 06/10/2013
	Ngày dạy:..........
Tuần - Tiết 8: §7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
1. Mục tiêu
* Kiến thức: Biết độ dài đoạn thẳng là gì?
* Kĩ năng: Biết đo độ dài đoạn thẳng bằng thước đo độ dài. Biết so sánh 2 đoạn thẳng.
* Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình. Giáo dục cho HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ chính xác.
2. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: Thước thẳng phấn màu.
- HS: Thước thẳng, bút khác màu.
3. Phương pháp
- Tìm và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục – Giáo dục
a) Ổn định lớp.
b) Kiểm tra bài cũ.
- Bài 37 (SGK - 116):
Lấy 3 điểm không thẳng hàng A, B., C Vẽ 2 tia AB và AC sau đó vẽ tia Ax cắt đoạn thẳng BC tại điểm K nằm giữa 2 điểm B và C.
c) Giảng bài mới.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Đo đoạn thẳng.
? Nêu dụng cụ đo đoạn thẳng?
? Em còn biết dụng cụ đo độ dài nào khác?
GV: Giới thiệu một vài loại thước.
HS: Nhận dạng các dụng cụ đo ( h.42).
GV: Hướng dẫn HS cách đo độ dài đoạn thẳng AB, GV làm mẫu trên bảng.
HS: Đo trong vở.
GV: Gọi HS nhắc lại cách đo.
GV: Nêu cách ký hiệu đoạn thẳng.
? Khi có 1 đoạn thẳng thì tương ứng với nó sẽ có mấy độ dài? 
? Độ dài đó là một số ntn?
HS: Đọc nhận xét trong SGK.
GV: Nêu các cách nói khác.
? Độ dài và khoảng cách có khác nhau không?
? Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau ntn?
GV: Cho HS đo chiều dài và chiều rộng cuốn vở của mình rồi đọc kết quả.
1. Đo đoạn thẳng.
a) Dụng cụ:
- Thước thẳng có chia khoảng.
b) Đo đoạn thẳng AB: 
* Cách đo:
- Đặt cạnh thước đi qua 2 điểm AB sao cho vạch số 0 điểm A.
- Điểm B trùng với điểm nào đó trên thước . Chẳng hạn 30 mm. Ta nói độ dài đoạn thẳng AB bằng 30 mm .
 * Ký hiệu: AB = 30 mm 
 hoặc BA = 30 mm.
* Nhận xét: (SGK - 117)
- Ta còn nói : Khoảng cách giữa 2 điểm Avà B bằng 30 mm. Hoặc A cách B một khoảng bằng 30 mm.
- Khi A B ta nói khoảng cách giữa 2 điểm A , B bằng 0.
HĐ2: So sánh hai đoạn thẳng.
? Hãy đo độ dài chiếc bút bi và bút chì của em. Hai vật này có độ dài bằng nhau không? 
GV: Nêu cách đo 2 đoạn thẳng.
HS: Cả lớp đọc SGK.
? Em hãy cho biết thế nào là hai đoạn thẳng bằng nhau? đoạn thẳng này dài hơn hay ngắn hơn đoạn thẳng kia.
GV: Vẽ hình 40 lên bảng.
HS: Lên bảng viết kí hiệu.
GV: Cho HS làm .
HS: Làm .
GV: Gọi 1 HS lên đọc kết quả.
HS: Đọc kết quả.
GV: Cho HS đọc và quan sát hình 42 SGK. Đưa cho mỗi nhóm HS quan sát 1 số loại thước đo độ dài.
HS: Đọc , quan sát hình 42 và 1 số loại thước để đo độ dài.
GV: Yêu cầu HS làm .
HS: Quan sát và trả lời.
2. So sánh hai đoạn thẳng.
B
A
* So sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh độ dài của chúng
D
C
G
E
AB = CD
EG > CD hay AB < EG.
a) EF = GH = 17mm; AB = IK = 28mm
 CD = 40mm.
b) EF < CD.
 1 inch = 2,54 cm = 25,4 mm.
d) Củng cố.
- HS làm bài tập 43 SGK tr 119:
	AC < AB < BC.
- HS làm bài tập 44 SGK tr 119:
	a) AB < BC < CD < DA.
	b) (HS dùng thước để đo độ dài và tính: AB + BC + CD + DA)
? GV: Đường từ nhà em đến trường là 800m tức là khoảng cách từ nhà em đến trường là 800m , câu nói này đúng hay sai?
(Sai vì đường từ nhà đến trường không thẳng).
e) Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
- Nắm vững nhận xét về độ dài đoạn thẳng, cách đo đoạn thẳng, so sánh hai đoạn thẳng.
- Làm bài 40; 41; 42; 45 (SGK - 119).
- Đọc trước bài §8: Khi nào thì AM + MB = AB ?
5. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
	Ngày soạn: 12/10/2013
	Ngày dạy:..........
Tuần 09 - Tiết 9: §8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
1. Mục tiêu
 * KT: HS nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB và ngược lại
 * KN: Biết vận dụng hệ thức AM + MB = AB khi M nằm giữa A & B để giải các bài tập đơn giản
 * TĐ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy tính logic,...
2. Chuẩn bị của GV & HS
- GV: Thước thẳng phấn màu , bảng phụ.
- HS: Thước thẳng, bút khác màu.
3. Phương pháp
- Tìm và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp.
- Tích cực hóa hoạt động của HS.
4. Tiến trình giờ dạy – Giáo dục
a) Ổn định lớp.
b) Kiểm tra bài cũ.
Vẽ 3 điểm A, M, B sao cho M nằm giữa A, B.
Đọc tên các đoạn thẳng trên hình vẽ.
Đo các đoạn thẳng trên hình vẽ.
So sánh độ dài AM + MB với AB.
c) Giải Giảng bài mới.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Khi nào thì tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
GV: Lấy kết quả của bài kiểm tra và gọi một số HS đọc kết quả đo và so sánh độ dài AM + MB với AB.
HS: Thực hiện.
? Qua kết quả trên em rút ra nhận xét gì?
HS: Nếu điểm M nằm giữa A, B thì 
AM + MB = AB
GV: Yêu cầu vẽ 3 điểm A, B, M thẳng hàng, M không nằm giữa A, B. Đo AM, MB, AB. So sánh AM + MB với AB.
Nêu nhận xét?
HS: Điểm M không nằm giữa A, B thì 
AM + MB AB.
GV: Kết hợp 2 nhận xét ta có kết luận gì?
HS: Phát biểu.
GV: Ghi nhận xét.
? Nếu K nằm giữa M và N thì ta có đẳng thức nào?
HS: Làm ví dụ.
GV: Yêu cầu HS làm BT 50 SGK.
HS: Thực hiện.
GV: Để đo độ dài một đoạn thẳng hoặc khoảng cách giữa 2 điểm ta thường dùng dụng cụ gì? Chúng ta tìm hiểu phần 2.
1. Khi nào thì tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB?
A
M
B
 AM + MB = AB
A
B
M
 AM + MB AB
* Nhận xét:
Điểm M nằm giữa A, B AM+MB = AB
Điểm M không nằm giữa A, B
 AM + MB AB
* Ví dụ: Điểm M nằm giữa A, B biết 
AM = 3 cm, AB = 8 cm. Tính BM?
Giải
 Vì điểm M nằm giữa A, B nên 
AM + MB = AB
Ta có: 3 + MB = 8
 MB = 8 − 3
 Vậy MB = 5 cm
Bài 50 (SGK - 121):
Cho 3 điểm V, A, T thẳng hàng. 
Nếu TV + VA = TA thì V nằm giữa 2 điểm T, A.
HĐ2: Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
? Nêu tên một số dụng cụ đo độ dài?
HS: Trả lời.
? Muốn đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất ta làm ntn?
HS: Nghiên cứu sgk và trả lời.
GV: Lấy ví dụ trực quan.
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
- Thước cuộn bằng vải ( hoặc kim loại).
- Thước chữ A.
* Cách đo: (SGK - 120, 121)
d) Củng cố.
* Bài tập 1: Cho hình vẽ. Giải thích vì sao AM + MN + NP + PB = AB ?
 A M N P B
Giải:
 Theo hình vẽ ta có:
+ N là 1 điểm của đoạn AB nên
N nằm giữa A và B AN + NB = AB (1)
M nằm giữa A và NAM + M N =AN (2)
P nằm giữa N và B NP + PB = NB (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra: AM + MN + NP + PB = AB
* Bài tập 2: Điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại trong 3 điểm A, B, C
a) Biết AB = 4 cm, AC = 5 cm, BC = 1 cm
b) Biết AB = 2 cm, AC = 5 cm, BC = 4 cm
Giải:
a) AB + BC = AC ( vì 4 + 1 = 5) B nằm giữa A, C
b) AB + BC BC ( Vì 2 + 5 4)
 AB + BC AC ( Vì 2 + 4 5)
 BC + AC AB ( Vì 4 + 5 2 )
 Không điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại.
e) Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
- Học thuộc nhận xét.
- Làm các bài tập: 46, 47, 48, 49, 51, 52 SGK.
5. Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................

File đính kèm:

  • docHinh hoc 6 ki 1 20142015.doc