Giáo án Hình học 11CB tiết 1: Phép biến hình

Chương I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG

Tiết 1 :

Bài 1: PHÉP BIẾN HÌNH

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức :

- Nắm được định nghĩa về phép biến hình, một số thuật ngữ và kí hiệu có liên quan.

-Hiểu rõ các điều kiện của một phép biến hình.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện việc xác định các phép biến đổi có phải là phép biến hình hay không?

 3. Thái độ:

 - Cẩn thận, chính xác và lập luận chặt chẽ.

 - Phát huy tính tích cực của hs trong việc tự học ở nhà, tự giải các bài tập SGK cũng như SBT.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11CB tiết 1: Phép biến hình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM:
Ngày dạy : 
Chương I: 	PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG
Tiết 1 : 
Bài 1: PHÉP BIẾN HÌNH
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức : 
- Nắm được định nghĩa về phép biến hình, một số thuật ngữ và kí hiệu có liên quan.
-Hiểu rõ các điều kiện của một phép biến hình.
 2. Kĩ năng:
	- Rèn luyện việc xác định các phép biến đổi có phải là phép biến hình hay không?
 3. Thái độ: 
	- Cẩn thận, chính xác và lập luận chặt chẽ.
	- Phát huy tính tích cực của hs trong việc tự học ở nhà, tự giải các bài tập SGK cũng như SBT. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Xem và chuẩn bị các câu hỏi.
III. Phương pháp :
- Dùng pp: Đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, thuyết trình.
IV. Tiến trình: 
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sỉ số hs 
2. Kiểm tra bài cũ: 	
3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của Hs
Nội dung
Gv: Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo. Qua O hãy xác định mối quan hệ của A và C; B và D; AB và CD.
GV: Giới thiệu sơ lược về phép đối xứng tâm.
GV: Cho một vecto và một điểm A cho trước. Hãy xác định B sao cho .
GV: Giới thiệu về phép tịnh tiến.
Gv: Hướng dẫn hs tìm hiểu hoạt động 1.
Trong mặt phẳng cho đường thẳng d và điểm M. Dựng hình chiếu vuông góc M’ của M lên đường thẳng d.
 d 
Gv: Qua điểm M ta có thể kẻ được mấy đường thẳng vuông góc với d?
GV: Nêu cách vẽ M’?
GV: Có bao nhiêu điểm M’ như vây?
GV: Nếu cho điểm M’là hình chiếu của M trên d, có bao nhiêu điểm M như vậy?
GV: Cho điểm M và đường thẳng d, phép xác định hình chiếu M’ của M là một phép biến hình.
GV: Hướng dẫn hs tìm hiểu hoạt động 2
Cho Trước số dương a, với mỗi điểm M trong mặt phẳng, gọi M’ là điểm sao cho MM’=a. Quy tắc đặt tương ứng điểm M với điểm M’ nêu trên có phải là một phép biến hình hay k?
GV: Có bao nhiêu điểm M’ như vây?
GV: Quy tắc trên có phải là một phép biến hình hay không?
Hs: Trả lời.
Hs: Trả lời.
Hs: Ta chỉ kẻ được 1 đường thẳng duy nhất.
Hs: Qua M kẻ đường thẳng vuông góc với d, cắt d tại M’.
Hs: Có duy nhất một điểm.
Hs: Có vô số điểm như vậy, các điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với d đi qua M’.
HS: Trả lời.
HS: Không, vì vi phạm tính duy nhất của ảnh.
Phép biến hình là gì?
Định nghĩa: 
Quy tắc đặt tương ứng mỗi điểm M của mặt phẳng với một điểm xác định duy nhất M’ của mặt phẳng đó được gọi là phép biến hình trong mặt phẳng.
VD: Cho một đường thẳng AB và O ở ngoài đường thẳng đó.
Hãy chỉ ra ảnh của AB qua phép đối xứng tâm O.
- Hãy chỉ ra ảnh của O qua phép tịnh tiến theo .
Chú ý: Cho một hình H, phép biến hình F biến H thành H’ ta kí hiệu F(H)=H’, khi đó ta cũng nói H’là ảnh của H qua phép biến hình F
 4. Củng cố và luyện tập : 
1) Thế nào là phép biến hình? cho VD minh họa.
2) Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:
- Phép đối xứng tâm O biến A thành A’ thì AO=OA’.
- Phép đối xứng tâm O biến A thành A’ thì AO// OA’.
- Phép đối xứng tâm O biến A thành A’, B thành B’ thì AB//A’B’
- Phép đối xứng tâm O biến A thành A’, B thành B’ thì AB=A’B’
(trả lời: đ, s, đ đ)
5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà:
Ôn lại các vd, các phần nêu ở củng cố. Xem trước bài “ Phép tịnh tiến”.
V. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTIET 1.DOC.doc