Giáo án Hình học 11 tiết 12: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (tiết 1)

§1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

(Tiết 1)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Giúp học sinh:

+ Nhận biết mặt phẳng, cách biểu diễn và kí hiệu.

+ Thông hiểu điểm thuộc và không thuộc mặt phẳng, cách kí hiệu.

+ Nhận biết quy tắc biểu diễn của một hình trong không gian.

+ Nhận biết các tính chất thừa nhận và thông hiểu phương pháp xác định giao tuyến của hai mặt phẳng

2. Về kỹ năng:

+ Biểu diễn được mặt phẳng trong không gian.

+ Biểu diễn được hình chóp tam giác trong không gian.

+ Tìm được giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt trong một số trường hợp đơn giản.

3. Về thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.

II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học

+ Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đọc hiểu.

+ Kỹ thuật: Đặt câu hỏi.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 697 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 tiết 12: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
Tiết 12
(Tiết 1)
	Ngày soạn: 09/11/2014
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Giúp học sinh:
+ Nhận biết mặt phẳng, cách biểu diễn và kí hiệu.
+ Thông hiểu điểm thuộc và không thuộc mặt phẳng, cách kí hiệu.
+ Nhận biết quy tắc biểu diễn của một hình trong không gian.
+ Nhận biết các tính chất thừa nhận và thông hiểu phương pháp xác định giao tuyến của hai mặt phẳng
2. Về kỹ năng:
+ Biểu diễn được mặt phẳng trong không gian.
+ Biểu diễn được hình chóp tam giác trong không gian.
+ Tìm được giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt trong một số trường hợp đơn giản.
3. Về thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II. Phương pháp và kỹ thuật dạy học
+ Phương pháp: Giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đọc hiểu.
+ Kỹ thuật: Đặt câu hỏi.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, phấn, thước, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách, vở, bảng phụ, thước.
IV. Tiến trình lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1
Giới thiệu về hình học không gian, và một số khái niệm mở đầu
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài mới
GV: Giới thiệu hình học không gian. Một số hình trong không gian. (chiếu máy)
GV: Giới thiệu một số hình ảnh một phần của mặt phẳng trong không gian (chiếu máy), qua đó hình thành khái niệm mặt phẳng trong không gian.
HS: Tự rút ra khái niệm theo cách hiểu.
GV: Giới thiệu cách biểu diễn và kí hiệu của mặt phẳng trong không gian.
GV: Tương tự quan hệ giữa điểm và đường thẳng, giáo viên giới thiệu quan hệ giữa điểm và mặt phẳng.
HS: Phát biểu quan hệ giữa điểm và mặt phẳng trong không gian.
GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh cụ thể (chiếu máy).
I. Khái niệm mở đầu
1. Mặt phẳng
+ Biểu diễn của mặt phẳng trong không gian
+ Kí hiệu: mp(P); mp(α);  hoặc (P); (α); 
2. Điểm thuộc mặt phẳng
Cho điểm A và mp(α).
Điểm .
HOẠT ĐỘNG 2
Hình biểu diễn của một hình trong không gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài mới
GV: Giới thiệu hình biểu diễn của một hình không gian và yêu cầu học sinh tìm hiểu các quy tắc biểu diễn.
HS: Đọc và hiểu quy tắc.
GV: Kiểm tra quá trình đọc hiểu của học sinh bằng pháp vấn.
+ Hình biểu diễn của đoạn thẳng, hai đường thẳng cắt nhau, là gì ?
GV: Giới thiệu học sinh vd1 và chiếu máy cho học sinh quan sát.
GV: Giáo viên vẽ và hướng dẫn vẽ 1 biểu diễn của hình chóp tam giác sau đó yêu cầu học sinh biểu diễn hình chóp tam giác (khác SGK) (làm vào bảng phụ).
HS: Vẽ hình và nộp bảng phụ
GV: Kiểm tra và giới thiệu thêm một số hình biểu diễn.
3. Hình biểu diễn của một hình trong không gian
+ Quy tắc biểu diễn của một hình trong không gian:
(SGK)
Ví dụ 1. Một vài hình biểu diễn của hình lập phương.
Ví dụ 2. Một vài hình biểu diễn của hình chóp tam giác
HOẠT ĐỘNG 3
Các tình chất thừa nhận
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài mới
Giáo viên chủ yếu dùng slide giúp học sinh phát hiện kiến thức
GV: Dùng máy chiếu giới thiệu tính chất 1 và hình ảnh thực tế của nó.
GV: Từ hình ảnh thực tế giáo viên yêu cầu học sinh tổng quát nên tính chất thứ 2. Sau đó giới thiệu tên gọi và kí hiệu.
HS: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng.
GV: Giới thiệu tính chất 3, các kí hiệu liên quan.
Lưu ý học sinh vấn đề: .
Yêu cầu học sinh vận dụng làm Hoạt động 3 SGK
HS: Thực hiện hoạt động 3.
GV: Giới thiệu tính chất 4 và khái niệm đồng phẳng bằng vấn đề chêm chân cho 1 cái ghế 4 chân đang bình thường.
HS: Rút ra được tính chất 4.
GV: Giới thiệu tính chất 5, giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt và phương pháp xác định nó.
HS: Từ tính chất rút ra phương pháp xác định giao tuyến vận dụng làm ví dụ 2 và hoạt động 5 SGK.
GV: Giáo viên trình chiếu và hướng dẫn học sinh làm bài.
GV: Giới thiệu tính chất 6.
II. Các tính chất thừa nhận
1. Tính chất 1 (SGK)
2. Tính chất 2 (SGK)
Mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng A, B, C được kí hiệu mp(ABC) hoặc (ABC).
3. Tính chất 3 (SGK)
Lưu ý: .
Ví dụ 1. Hoạt động 3. SGK
4. Tính chất 4 (SGK)
+ Những điểm cùng thuộc một mặt phẳng được gọi là các điểm đồng phẳng.
5. Tính chất 5 (SGK)
Phương pháp xác định giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt:
+ Xác định hai điểm chung phân biệt thuộc hai mặt phẳng đó.
+ Giao tuyến chính là đường thẳng đi qua hai điểm trên.
Ví dụ 2. Trong mặt phẳng (P), cho tứ giác ABCD. Lấy điểm S năm ngoài mặt phẳng (P). Gọi I là giao điểm AC và BD. Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng sau:
a. (SAB) và (SBC); b. (SAC) và (SBD).
6. Tính chất 6. (SGK)
3. Củng cố
Bài tập trắc nghiệm: Các khẳng định sau đúng hay sai. (lấy đề từ vd2)
+ Bốn điểm A, B, C, I đồng phẳng (Đ).	+ Bốn điểm A, C, D, S đồng phẳng (S).
+ (Đ).	+ (S).	+ (S). 
4. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
a. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: Qua bài học các em cần nắm được:
+ Mặt phẳng, cách biểu diễn, kí hiệu. Điểm thuộc và không thuộc mặt phẳng.
+ Quy tắc biểu diễn của một hình trong không gian. Vẽ được hình biểu diễn của hình chóp tam giác.
+ Các tính chất thừa nhận. Đặc biệt: Phương pháp xác định giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt.
b. Chuẩn bị bài mới:
+ Tìm hiểu các cách xác định một mặt phẳng.
+ Các phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng phân biệt.
V. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................... 

File đính kèm:

  • docDai cuong ve duong thang va mat phang.doc
Giáo án liên quan