Giáo án Hình 8 tiết 24: Ôn tập chương I

Tiết : 24 ÔN TẬP CHƯƠNG I

Tuần : 12

Ngày dạy:

A. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: HS cần hệ thống hóa các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương I (gồm định nghĩa, tính chất, DHNB).

 2. Kỹ năng:

 + HS vận dụng các kiến thức trên để giải các BT ở dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.

 + HS thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.

 3. Thái độ: Tiếp tục rèn luyện HS khả năng trình bày lời giải trong chứng minh hình học được chặt chẽ.

B. CHUẨN BỊ

 1. Của GV: SGK, phấn màu, thước chia khoảng, nội dung bài dạy.

 2. Của HS: Thực hiện tốt lời dặn của GV ở tiết 23, đồ dùng học tập cho môn hình học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 733 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 8 tiết 24: Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 24
ÔN TẬP CHƯƠNG I
Tuần : 12
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: HS cần hệ thống hóa các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương I (gồm định nghĩa, tính chất, DHNB).
	2. Kỹ năng: 
	+ HS vận dụng các kiến thức trên để giải các BT ở dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
	+ HS thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
	3. Thái độ: Tiếp tục rèn luyện HS khả năng trình bày lời giải trong chứng minh hình học được chặt chẽ.
B. CHUẨN BỊ
	1. Của GV: SGK, phấn màu, thước chia khoảng, nội dung bài dạy.
	2. Của HS: Thực hiện tốt lời dặn của GV ở tiết 23, đồ dùng học tập cho môn hình học.
C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
	1. Ôn tập lý thuyết
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
— Câu 1: Nêu định nghĩa hình thang, hình thang cân.
— Câu 2: Nêu định nghĩa hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
— Câu 3: Nêu tính chất về góc của tứ giác, hình thang, hình thang cân, HBH, HCN.
— Câu 4: Nêu tính chất về đường chéo của hình thang cân, HBH, HCN, hình thoi và hình vuông .
· Câu 5: Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng?
· Câu 6: Thế nào là hai điểm đối xứng qua một điểm? Tâm đố xứng của hbh là điểm nào?
— Đáp: 
+ Hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối song song.
+ Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau.
— Đáp: 
+ Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song.
+ Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông.
+ Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
+ Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau.
— Đáp: 
+ Tổng các góc của tứ giác bằng .
+ Trong hình thang, 2 góc kề với 1 cạnh bên thì bù nhau (2 góc trong cùng phía).
+ Trong HBH, các góc đối thì bằng nhau.
+ Trong HCN, có 4 góc đều là góc vuông.
— Đáp: Hai đường chéo của:
+ Hình thang cân thì bằng nhau.
+ HBH thì cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
+ HCN thì bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
+ Hình thoi thì vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường, mỗi đường chéo là đường phân giác của các góc đối.
+ Hình vuông thì bằng nhau và vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường, mỗi đường chéo là đường phân giác của các góc đối.
· Hai điểm A và A’ gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng AA’.
· Hai điểm MM’ gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng MM’.
	2. Giải bài tập
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
BT 89/111: 
— Cho HS đọc đề bài (2 lần).
— Hướng dẫn vẽ hình trên bảng.
— Gợi ý câu a: E và M gọi là đx nhau qua AB khi nào?(theo đn)
à Chứng minh AB là đường trung trực của đoạn EM
· Cho hs suy nghĩ và gọi 1hs nêu cách c/m và trình bày ở bảng.(nếu có thể)
· Cho hs nhận xét, GV hoàn chỉnh lời giải.
· Cho hs dự đoán hình dạng tứ giác AEMC. Và giải thích (nếu được)
GV có thể gợi ý: So sánh AC với MD và ME với MD.
Chú ý: Nếu hs dự đoán tứ giác AEBM là hbh thì gợi ý thêm hbh có hai đường chéo vuông góc thì nó trở thành hình gì?
· Muốn tính chu vi của một tứ giác ta làm sao?
· Hình thoi có các cạnh ntn?
· Tính chu vi của hình thoi ntn?
· Ta có thể tính ngay được độ dài cạnh nào?
· Gọi một hs lên bảng trình bày
· Gợi ý: Khi AEBM là hình vuông thi điều gì xảy ra đố với góc AMB?Khi đó AM là gì của tam giác ABC?
à Tam giác ABC có đường trung tuyến đồng thời cũng là đường cao, ta có thể kết luận gì về tam giác này?
— Chú ý, suy nghĩ.
— Vẽ hình vào vở theo hướng dẫn của GV.
· HS trả lời: AB là đường trung trực của đoạn EM.
— HS nêu cách c/m và trình bày ở bảng.
· Nêu nhận xét, ghi vào vở.
· HS nêu dự đoán và giải thích bằng lời.
· Tính tổng độ dài 4 cạnh tứ giác.
· HT có 4 cạnh bằng nhau
· Cạnh nhân 4. (chỉ cần tìm độ dài 1 cạnh)
· Tính cạnh AM.
· HS trình bày câu c.
· AM là đường cao
· là tam giác cân là tam giác vuông cân tại A
Bài tập 89/111: 
	a). CM E và M đối xứng nhau qua AB:
Theo gt ta có:
MD là đường trung bình của 
 tại D.
Khi đó, AB là đường trung trực của đoạn ME nên M và E đối xứng nhau qua AB. Đpcm.
	b). Hình dạng các tứ giác AEMC và AEBM:
*Tứ giác AEMC:
Ta có:	 (Vì MD//AC)
	 (cùng bằng 2 MD)
 tứ giác AEMC là hình bình hành.
* Tứ giác AEBM: có 2 đường chéo AB và ME cắt nhau tại trung điểm D của mỗi đường (gt) nên AEBM là HBH.
	Mà: tại D (cmt)
 tứ giác AEBM là hình thoi.
	c). Tính chu vi tứ giác AEBM khi cm:
Do AM là trung tuyến của vuông tại A (gt) nên cm.
Do tứ giác AEBM là hình thoi (cmt) nên chu vi (AEBM) cm.
	d). Điều kiện của để AEBM là hình vuông:
C1: Hình thoi AEBM là hình vuông vuông cân tại A.
C2: Hình thoi AEBM là hình vuông có trung tuyến AM là đường cao vuông cân tại A.
	3. Hướng dẫn học ở nhà
	+ Xem lại SGK về định nghĩa, t/c chất, DHNB từ HT cân đến Hình vuông. Cần nắm vững nội dung các câu hỏi ôn chương I, rèn luyện kỹ các BT đã giải.
	+ Tham khảo thêm các BT 159 đến BT 164 SBT.
	+ Tiết sau các em làm bài KT 1 tiết. Hãy chuẩn bị tốt.

File đính kèm:

  • docHH8-t24.doc