Giáo án Hình 8 tiết 24: Ôn tập chương I
Tiết : 24 ÔN TẬP CHƯƠNG I
Tuần : 12
Ngày dạy:
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS cần hệ thống hóa các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương I (gồm định nghĩa, tính chất, DHNB).
2. Kỹ năng:
+ HS vận dụng các kiến thức trên để giải các BT ở dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình.
+ HS thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS.
3. Thái độ: Tiếp tục rèn luyện HS khả năng trình bày lời giải trong chứng minh hình học được chặt chẽ.
B. CHUẨN BỊ
1. Của GV: SGK, phấn màu, thước chia khoảng, nội dung bài dạy.
2. Của HS: Thực hiện tốt lời dặn của GV ở tiết 23, đồ dùng học tập cho môn hình học.
Tiết : 24 ÔN TẬP CHƯƠNG I Tuần : 12 Ngày dạy: A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS cần hệ thống hóa các kiến thức về các tứ giác đã học trong chương I (gồm định nghĩa, tính chất, DHNB). 2. Kỹ năng: + HS vận dụng các kiến thức trên để giải các BT ở dạng tính toán, chứng minh, nhận biết hình, tìm điều kiện của hình. + HS thấy được mối quan hệ giữa các tứ giác đã học, góp phần rèn luyện tư duy biện chứng cho HS. 3. Thái độ: Tiếp tục rèn luyện HS khả năng trình bày lời giải trong chứng minh hình học được chặt chẽ. B. CHUẨN BỊ 1. Của GV: SGK, phấn màu, thước chia khoảng, nội dung bài dạy. 2. Của HS: Thực hiện tốt lời dặn của GV ở tiết 23, đồ dùng học tập cho môn hình học. C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ôn tập lý thuyết HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ Câu 1: Nêu định nghĩa hình thang, hình thang cân. Câu 2: Nêu định nghĩa hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Câu 3: Nêu tính chất về góc của tứ giác, hình thang, hình thang cân, HBH, HCN. Câu 4: Nêu tính chất về đường chéo của hình thang cân, HBH, HCN, hình thoi và hình vuông . · Câu 5: Thế nào là hai điểm đối xứng nhau qua một đường thẳng? · Câu 6: Thế nào là hai điểm đối xứng qua một điểm? Tâm đố xứng của hbh là điểm nào? Đáp: + Hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối song song. + Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau. Đáp: + Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. + Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông. + Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau. + Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau. Đáp: + Tổng các góc của tứ giác bằng . + Trong hình thang, 2 góc kề với 1 cạnh bên thì bù nhau (2 góc trong cùng phía). + Trong HBH, các góc đối thì bằng nhau. + Trong HCN, có 4 góc đều là góc vuông. Đáp: Hai đường chéo của: + Hình thang cân thì bằng nhau. + HBH thì cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. + HCN thì bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. + Hình thoi thì vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường, mỗi đường chéo là đường phân giác của các góc đối. + Hình vuông thì bằng nhau và vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường, mỗi đường chéo là đường phân giác của các góc đối. · Hai điểm A và A’ gọi là đối xứng nhau qua đường thẳng d nếu d là đường trung trực của đoạn thẳng AA’. · Hai điểm MM’ gọi là đối xứng nhau qua điểm O nếu O là trung điểm của đoạn thẳng MM’. 2. Giải bài tập HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG BT 89/111: Cho HS đọc đề bài (2 lần). Hướng dẫn vẽ hình trên bảng. Gợi ý câu a: E và M gọi là đx nhau qua AB khi nào?(theo đn) à Chứng minh AB là đường trung trực của đoạn EM · Cho hs suy nghĩ và gọi 1hs nêu cách c/m và trình bày ở bảng.(nếu có thể) · Cho hs nhận xét, GV hoàn chỉnh lời giải. · Cho hs dự đoán hình dạng tứ giác AEMC. Và giải thích (nếu được) GV có thể gợi ý: So sánh AC với MD và ME với MD. Chú ý: Nếu hs dự đoán tứ giác AEBM là hbh thì gợi ý thêm hbh có hai đường chéo vuông góc thì nó trở thành hình gì? · Muốn tính chu vi của một tứ giác ta làm sao? · Hình thoi có các cạnh ntn? · Tính chu vi của hình thoi ntn? · Ta có thể tính ngay được độ dài cạnh nào? · Gọi một hs lên bảng trình bày · Gợi ý: Khi AEBM là hình vuông thi điều gì xảy ra đố với góc AMB?Khi đó AM là gì của tam giác ABC? à Tam giác ABC có đường trung tuyến đồng thời cũng là đường cao, ta có thể kết luận gì về tam giác này? Chú ý, suy nghĩ. Vẽ hình vào vở theo hướng dẫn của GV. · HS trả lời: AB là đường trung trực của đoạn EM. HS nêu cách c/m và trình bày ở bảng. · Nêu nhận xét, ghi vào vở. · HS nêu dự đoán và giải thích bằng lời. · Tính tổng độ dài 4 cạnh tứ giác. · HT có 4 cạnh bằng nhau · Cạnh nhân 4. (chỉ cần tìm độ dài 1 cạnh) · Tính cạnh AM. · HS trình bày câu c. · AM là đường cao · là tam giác cân là tam giác vuông cân tại A Bài tập 89/111: a). CM E và M đối xứng nhau qua AB: Theo gt ta có: MD là đường trung bình của tại D. Khi đó, AB là đường trung trực của đoạn ME nên M và E đối xứng nhau qua AB. Đpcm. b). Hình dạng các tứ giác AEMC và AEBM: *Tứ giác AEMC: Ta có: (Vì MD//AC) (cùng bằng 2 MD) tứ giác AEMC là hình bình hành. * Tứ giác AEBM: có 2 đường chéo AB và ME cắt nhau tại trung điểm D của mỗi đường (gt) nên AEBM là HBH. Mà: tại D (cmt) tứ giác AEBM là hình thoi. c). Tính chu vi tứ giác AEBM khi cm: Do AM là trung tuyến của vuông tại A (gt) nên cm. Do tứ giác AEBM là hình thoi (cmt) nên chu vi (AEBM) cm. d). Điều kiện của để AEBM là hình vuông: C1: Hình thoi AEBM là hình vuông vuông cân tại A. C2: Hình thoi AEBM là hình vuông có trung tuyến AM là đường cao vuông cân tại A. 3. Hướng dẫn học ở nhà + Xem lại SGK về định nghĩa, t/c chất, DHNB từ HT cân đến Hình vuông. Cần nắm vững nội dung các câu hỏi ôn chương I, rèn luyện kỹ các BT đã giải. + Tham khảo thêm các BT 159 đến BT 164 SBT. + Tiết sau các em làm bài KT 1 tiết. Hãy chuẩn bị tốt.
File đính kèm:
- HH8-t24.doc