Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 22: Đường thẳng song song với mặt phẳng

Tiết PPCT: 22

Tuần 16

ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MẶT PHẲNG

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Nắm được vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.

- Biết được khái niệm và điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng.

- Biết (không chứng minh) định lí:”Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) Thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với a”.

2. Kĩ năng, kĩ xảo:

- Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.

- Biết cách vẽ một đường thẳng song song với một mặt phẳng; biết chứng minh một đường thẳng song song với mặt phẳng.

- Biết dựa vào các định lí trên để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình 11 nâng cao tiết 22: Đường thẳng song song với mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27-11-2009
Tiết PPCT: 22
Tuần 16
ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MẶT PHẲNG
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Nắm được vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.
- Biết được khái niệm và điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng.
- Biết (không chứng minh) định lí:”Nếu đường thẳng a song song với mặt phẳng (P) Thì mọi mặt phẳng (Q) chứa a và cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với a”.
2. Kĩ năng, kĩ xảo:
- Xác định được vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng.
- Biết cách vẽ một đường thẳng song song với một mặt phẳng; biết chứng minh một đường thẳng song song với mặt phẳng.
- Biết dựa vào các định lí trên để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.
3. Thái độ, tình cảm: Chăm chú theo dõi bài, tưởng tượng không gian.
II. Phương pháp – phương tiện
1. Phương tiện:
Giáo viên: Giáo án, thước thẳng, bảng phụ, SGK Toán HH 11 NC.
Học sinh: Đọc bài trước, SGK Toán HH 11 NC.
2. Phương pháp: Vấn đáp, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. Tiến trình
1. Ổn định lớp (2’): Kiểm tra sĩ số. 
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
GV: Hãy nêu các vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng, nêu định lí 1, 2 và hệ quả 2.
3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (20’)
GV: Giới thiệu định lí 3 SGK trang 58
GV: Hướng dẫn học sinh chứng minh định lí 3 gồm 2 bước: bước 1 chứng minh tồn tại mặt chứa a và song song với b, bước 2 chứng minh mặt phẳng đó là duy nhất.
GV: Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày chứng minh đlí 3.
GV: Cho học sinh đọc đề ví dụ SGK trang 58, gọi 1 hs lên bảng vẽ hình.
GV: Hướng dẫn hs tìm thiết diện của tứ diện ABCD cắt bởi mặt phẳng (P): ta sẽ tìm giao tuyến của (P) với các mặt của tứ diện, để tìm được giao tuyến ta sẽ áp dụng nội dung của định lí 2. Gọi 1 hs lên bảng trình bày.
Hoạt động 2 (10’)
GV: Cho học sinh đọc đề bài tập 23 SGK trang 59, gọi lần lượt 5 hs trả lời.
GV: Cho học sinh đọc bài tập 24, gọi lần lượt 6 hs trả lời.
HS: Tiếp thu định lí 3.
HS: Chú ý lắng nghe và chứng minh định lí 3 vào tập.
HS: Đọc đề ví dụ 3 và vẽ hình.
HS: Chú ý lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên, tự mình giải ví dụ.
HS: Đọc đề bài tập 23 và trả lời.
23) Mệnh đề đúng: c
HS: 24) Mệnh đề đúng: b, d, f.
4. Củng cố và dặn dò (8’)
GV: Cho học sinh đọc đề bài tập 25, hướng dẫn học sinh phương pháp chứng minh bài 25, gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
 Ngày tháng năm
 Giáo viên hướng dẫn duyệt

File đính kèm:

  • docT2 Đt ss mp.doc