Giáo án giáo dục hướng nghiệp chủ đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh ta

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức : HS cần

 - Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề

 - Biết cách tìm hiểu thông tin nghề .

 2. Kĩ năng

 - Kể tên được một số nghề đặc trưng để minh hoạ cho tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp .

 3. Thái độ

 - Có ý thức tự giác, tích cực chủ động trong việc tìm hiểu thông tin nghề .

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên :

 - Nghiên cứu tài liệu trên sách báo, thế giới nghề nghiệp quanh ta, trên các phương tiện thông tin điện tử .

 - Câu hỏi thảo luận, phiếu học tập .

 - Tìm hiểu một số nghề ở địa phương

* Phương án tổ chức tiết học

 - Đàm thoại-gợi mở, liên hệ thực tế .

 - Thảo luận nhóm

2. Học sinh

 - Tìm hiểu một số nghề ở địa phương của em, kể tên được một số nghề cụ thể .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp :( 1phút)

 Ổn định nề nếp lớp, kiểm tra sĩ số lớp .

2. Kiểm tra bài cũ ( 5phút )

 Nêu một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm làm nền tảng cho sự phát triển khoa học và công nghệ của nước ta ?

 Dự kiến trả lời :

Một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm làm nền tảng cho sự phát triển khoa học và công nghệ của nước ta :

+ Công nghệ thông tin

 + Công nghệ sinh học

 + Công nghệ vật liệu mới

 + Công nghệ tự động

3. Giảng bài mới

 Giới thiệu bài :( 1phút)

 Trong đời sống xã hội, con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau :về vật chất( ăn, ở, nhà cửa, phươngtiện đi lại ), về tinh thần (giao tiếp, thưởng thức văn hoá nghệ thuật ,học tập ) . Để thoả mãn nhu cầu đó, con người phải lao động, làm việc để tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần cho bản thân, cho xã hội . Sản phẩm càng phức tạp, càng đa dạng thì đòi hỏi có nhiều nghề để tạo ra các sản phẩm đó.Vậy hiện nay ở nước ta và trên thế giới có bao nhiêu nghề? Để biết được điều đó ta tìm hiểu qua chủ đề hôm nay

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5275 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục hướng nghiệp chủ đề 3: Thế giới nghề nghiệp quanh ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án GD Hướng Nghiệp Trường THCS Phước Thắng 
Chủ đề 3: THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
 1. Kiến thức : HS cần 
 - Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề 
 - Biết cách tìm hiểu thông tin nghề .
 2. Kĩ năng 
 - Kể tên được một số nghề đặc trưng để minh hoạ cho tính đa dạng phong phú của thế giới nghề nghiệp .
 3. Thái độ 
 - Có ý thức tự giác, tích cực chủ động trong việc tìm hiểu thông tin nghề .
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên :
 - Nghiên cứu tài liệu trên sách báo, thế giới nghề nghiệp quanh ta, trên các phương tiện thông tin điện tử .
 - Câu hỏi thảo luận, phiếu học tập .
 - Tìm hiểu một số nghề ở địa phương 
* Phương án tổ chức tiết học 
 - Đàm thoại-gợi mở, liên hệ thực tế .
 - Thảo luận nhóm 
2. Học sinh 
 - Tìm hiểu một số nghề ở địa phương của em, kể tên được một số nghề cụ thể .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Ổn định lớp :( 1phút)
 Ổn định nề nếp lớp, kiểm tra sĩ số lớp .
Kiểm tra bài cũ ( 5phút )
 Nêu một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm làm nền tảng cho sự phát triển khoa học và công nghệ của nước ta ? 
 Dự kiến trả lời :
Một số lĩnh vực công nghệ trọng điểm làm nền tảng cho sự phát triển khoa học và công nghệ của nước ta :
+ Công nghệ thông tin
 + Công nghệ sinh học 
 + Công nghệ vật liệu mới 
 + Công nghệ tự động 
Giảng bài mới 
 Giới thiệu bài :( 1phút)
 Trong đời sống xã hội, con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau :về vật chất( ăn, ở, nhà cửa, phươngtiện đi lại…), về tinh thần (giao tiếp, thưởng thức văn hoá nghệ thuật ,học tập…) . Để thoả mãn nhu cầu đó, con người phải lao động, làm việc để tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần cho bản thân, cho xã hội . Sản phẩm càng phức tạp, càng đa dạng thì đòi hỏi có nhiều nghề để tạo ra các sản phẩm đó.Vậy hiện nay ở nước ta và trên thế giới có bao nhiêu nghề? Để biết được điều đó ta tìm hiểu qua chủ đề hôm nay 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
30/
30/
10/
21/
5/
Hoạt động 1 : Tìm hiểu tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp 
1. Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp 
- Thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng .Xã hội càng phát triển thì nghề nghiệp càng đa dạng
- Thế giới nghề nghiệp luôn luôn vận động, thay đổi không ngừng cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội .
-Muốn chọn nghề chính xác, chúng ta phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, càng hiểusâu thì việc chọn nghề càng chính xác.
Phân loại nghề 
a. Phân loại nghề theo hình thức lao động (lĩnh vực lao động )
- Lĩnh vực quản lí, lãnh đạo 
- Lĩnh vực sản xuất 
b. Phân loại nghề theo đào tạo :nghề được đào tạo, nghề không được đào tạo.
c. Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động 
- Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính 
- Những nghề tiếp xúc với con người 
- Những nghề thợ 
- Nghề kĩ thuật 
- Những nghề trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật 
- Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học 
-Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên 
-Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt. 
3. Những dấu hiệu cơ bản của nghề thường được trình bày kĩ trong các bản mô tả nghề
- Có 4 dấu hiệu cơ bản : đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động 
4. Bản mô tả nghề
 - Bản mô tả nghề là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp, đặc điểm tâm- sinh lí cần phải có, những điều kiện cần tránh khi lao động trong nghề 
- Bản mô tả nghề là công cụ cần thiết định hướng ban đầu cho việc lựa chọn nghề 
-GV: Chia lớp 6 nhóm để thảo luận nhóm, thi đua giữa các nhóm, sau 3phút nhóm nào tìm hiểu được nhiều nghề nhất sẽ được tuyên dương 
- CH : Tìm hiểu các nghề mà em biết ?
- GV: Có thể khuyến khích một số HS tìm thêm một số nghề mà các nhóm chưa tìm được 
- H: Vậy ở nước ta có bao nhiêu nghề? Trên thế giới có bao nhiêu nghề ?
- GV: Giảng giải về thế giới nghề củamỗi quốc gia 
- GV: Kết luận về thế giới nghề nghiệp, ghi bảng 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, sau 3 phút nhóm nào tìm hiểu được nhiều nghề nhất sẽ được tuyên dương 
- HS bổ sung một số nghề mà các nhóm chưa tìm được 
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình ( vô số nghề )
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân loại nghề nghiệp 
-H: Theo em có mấy cách phân loại nghề ?
- H: Phân loại nghề theo hình thức lao động gồm những lĩnh vực nào ?
- H: Lĩnh vực quản lí, lãnh đạo gồm những nhóm nghề nào ?
- H: Lĩnh vực sản xuất gồm những nhóm nghề nào ? 
- GV: Yêu cầu các nhóm sắp xếp lại các nghề các nhóm tìm được ở hoạt động 1 theo phân loại nghề 
- GV:Kết luận 
- Có ba cách phân loại nghề :phân loại nghề theo hình thức lao động , phân loại nghề theo đào tạo, phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động 
- Lĩnh vực quản lí, lãnh đạo 
- HS kể tên các ngành theo lĩnh vực quản lí theo sự hiểu biết của mình :lãnh đạo các cơ quan, lãnh đạo các doanh nghịêp…
- HS kể tên các ngành theo lĩnh vực sản xuất :may mặc, công nghiệp, lâm nghiệp….
- HS các nhóm thảo luận sắp xếp lại các nghề các nhóm tìm được ở hoạt động 1 theo phân loại nghề
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác bổ sung 
Hoạt động 3: Tìm hiểu những dấu hiệu cơ bản của nghề thường được trình bày kĩ trong các bản mô tả nghề 
- H: Hãy cho biết những dấu hiệu cơ bản của nghề
 - GV: Giảng giải về các dấu hiệu lao động 
- Có 4 dấu hiệu cơ bản : đối tượng lao động, mục đích lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động 
-HS lắng nghe 
Hoạt động 4: Tìm hiểu về Bản mô tả nghề 
- GV: Nêu khái niệm về Bản mô tả nghề 
- H: Theo em bản mô tả nghề thường có những nội dung gì ? 
- HS lắng nghe 
- HS trình bày những hiểu biết của mình về những nội dung của bản mô tả nghề : tên nghề, tính chất lao động của nghề, điều kiện tham gia nghề, những chống chỉ định y học, nơi có thể theo học nghề, những nơi có thể làm việc sau khi học nghề 
Hoạt động 5: Củng cố 
Hãy chọn các ý bên phải với các ý bên trái sao cho phù hợp 
Nghề
Nhóm nghề
1. Nông nghiệp
2.Văn thư, lưu trữ
3.Giáo viên
4.Hướng dẫn viên du lịch 
5.Lái ô tô 
6.Du hành vũ trụ
7.Trồng rừng và bảo vệ rừng 
a. Lao động đặc biệt
b. Nghề thợ
c. Tiếp xúc với thiên nhiên 
d. Lĩnh vực nghiên cứu khoa học 
e. Lĩnh vực hành chính
g. Văn học – nghệ thuật
h. Tiếp xúc với con ngườ
4.DẶN DÒ (2phút )
 - Về nhà học bài và tìm hiểu một số nghề ở địa phương 
- Tìm hiểu thông tin một số nghề ở địa phương mà em biết, ví dụ như nghề làm vườn ,nghề nuôi cá, ….
* CÂU HỎI THẢO LUẬN ( 30phút)
 Câu 1: Em có suy nghĩ gì sau khi học xong chủ đề này ?
Câu 2: Hãy lấy ví dụ chứng tỏ “ Có những nghề chỉ có ở địa phương này mà không có ở địa phương khác(xét trong một nước ) . Chỉ có ở nước này mà không thấy ở nưứ«c khác (xét trên phạm vi thế giới)”
__________________________

File đính kèm:

  • docGD HUONG NGHIEP 9 CHU DE 3.doc
Giáo án liên quan