Giáo án giáo dục hướng nghiệp - Các hướng đi sau khi tốt nghiệp

 I.Mục tiêu của chủ đề:

 -Biết được hướng đi sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.

 -Biết lựa chọn hướng đi thích hợp cho bản thân sau khi tốt nghiệp THCS

 -Có ý thức lựa chọn một hướng đi và phấn đấu để đạt được.

 II.Nội dung cơ bản của chủ đề:

 1.Đặt vấn đề:

 -Chế độ xã hội ta đã tạo cho mọi người quyền bình đẳng về mọi mặt,trong đó có quyền được học tập và lao động. Vì thế mỗi học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đều có quyền chọn cho mình con đường vào đời một cách tốt đẹp và hợp lý. Nhưng ở lứa tuổi 14-15 không dễ dàng trả lời câu hỏi “Học gì?” và “Làm gì”?

 Trong xã hội có nhiều nghề.có những nghề được các em ngưỡng mộ,coi là có tiền đồ như các nghề trong lĩnh vực ngoại giao,ngoại thương, bác sĩ,kĩ sư Bên cạnh đó không ít nghề bị các em coi là những nghề tầm thường như trồng trọt,thợ xây, trồng rừng Thực ra mỗi một nghề đều có vị trí và tầm quan trọng nhất định trong xã hội. Là một điều không tưởng nếu một bệnh viện chỉ có toàn bác sĩ mà thiếu các y sĩ, y tá. Một xã hội toàn những kỹ sư,nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà văn mà không có những người nông dân, công nhân, những người làm dịch vụ để sản xuất ra lúa gạo, đồ dùng, máy móc

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giáo dục hướng nghiệp - Các hướng đi sau khi tốt nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vào đời một cách tốt đẹp và hợp lý. Nhưng ở lứa tuổi 14-15 không dễ dàng trả lời câu hỏi “Học gì?” và “Làm gì”?
 Trong xã hội có nhiều nghề.có những nghề được các em ngưỡng mộ,coi là có tiền đồ như các nghề trong lĩnh vực ngoại giao,ngoại thương, bác sĩ,kĩ sư…Bên cạnh đó không ít nghề bị các em coi là những nghề tầm thường như trồng trọt,thợ xây, trồng rừng…Thực ra mỗi một nghề đều có vị trí và tầm quan trọng nhất định trong xã hội. Là một điều không tưởng nếu một bệnh viện chỉ có toàn bác sĩ mà thiếu các y sĩ, y tá. Một xã hội toàn những kỹ sư,nhà ngoại giao, nhà thơ, nhà văn…mà không có những người nông dân, công nhân, những người làm dịch vụ…để sản xuất ra lúa gạo, đồ dùng, máy móc…
 Hiện nay, một thực tế đang diễn ra là phần lớn các em sau khi tốt nghiệp THCS đều có nguyện vong học tiếp để thi vào đại học, đó là nguyện vọng chính đáng. Nhưng nếu các em trở thành nông dân, công nhân hay thợ thủ công giỏi thì đều đó đâu phải là bất hạnh. Do vậy, phân luồng hợp lý học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết.
 2.Thực trạng phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS:
 Việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đã và đang rất bất hợp lý và gặp nhiều khó khăn.
 Theo Điều 23 của Luật Giáo dục quy định, HS sau khi tốt nghiệp THCS có thể đi vào các luồng chính sau:
 *Vào học trung học phổ thông.
 *Vào học trung học chuyên nghiệp.
 *Vào học nghề(dài hạn).
 *Vào học nghề (ngắn hạn), để tham gia lao động trực tiếp.
 a.Luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào THPT ngày càng gia tăng ở mức độ rất cao, gây sức ép đối với THPT.
 b.Luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS vào THCN và dạy nghề
 Trong những năm gần đây, HS sau khi tốt nghiệp THPT vào THCN là rất thấp, năm học 1997-1998 số lượng HS vào THCN chỉ khoảng 4,9% và vào dạy nghề chỉ khoảng 4,3%. Trong số đó chỉ có khoảng ¼ là HS tốt nghiệp THCS.Năm học 1999-2000, có nhiều trường chỉ tuyển HS tốt nghiệp THPT vào học THCN. Luồng vào dạy nghề cũng ở tình trạng tương tự, tỉ lệ HS vào các trường nghề là rất thấp.
 Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS vào các luồng THPT, THCN và dạy nghề
2000-2001
2001-2002
2002-2003
2003-2004
THPT
2 199 814
 2 328 965
2 452 891
2 616 207
THCN
 255 323
 271 175
 309 807
 360 392
DN
 887 000
 1 051 500
1 074 100
1 145 100
 3.Một số giải pháp phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS
 a.Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về nghề nghiệp
 Việc tuyên truyền, giáo dục cần cho học sinh thấy được lao đông ở mọi lĩnh vực cũng cần thiết, được kính trọng và được đãi ngộ xứng đáng, nếu có tay nghề cao và làm việc hết mình. Các cơ hội học tập luôn có và sẽ đến với mọi người,học tập là công việc suốt đời, không ai có thể học một lần cho cả đời được.
 Từ nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, các em sẽnhận thức được việc các em sau khi tốt nghiệp THCS đi vào các hướng khác nhau là bình thường và hợp lý.
 b.Giúp cho HS THCS hiểu rõ về khả năng của bản thân và truyền thống,điều kiện gia đình để lựa chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS cho phù hợp.
 Lứa tuổi học sinh THCS đã bắt đầu hình thành những nét tính cách riêng và luôn có hướng thích làm người lớn. Về nghề nghiệp, đặc biệt các em luôn có những ước mơ đẹp của tuổi 14-15, nhưng vẫn còn ở mức cảm tính, mặt khác các em bắt đầu có ý thức khả năng(mặt mạnh, mặt yếu) của bản thân trong mối liên quan với yêu cầu nghề nghiệp. Vì vậy, công tác hướng nghiệp cho học sinh THCS có nhiệm vụ giúp cho các em thấy được mối quan hệ đó thông qua phân tích kết quả học tập văn hóa,các môn kỹ thuật, các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường và rèn luyện sức khỏe.
 c.Ngoài những biện pháp trên, Nhà nước cũng có những biện pháp đồng bộ khác là:
 	-Khuyến khích các trường trung học phổ thông ngoài cong lập, đặc biệt ở khu vực thành thị.
	-Đa dạng hóa các loại hình giáo dục nghề nghiệp.
	-Tăng cường các điều kiện giáo dục của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
	-Khuyến khích phân luồng bằng những cơ chế, chính sách hợp lý.
 4.Một số hướng đi của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS
	a.Trường trung học chuyên nghiệp
	-Mục tiêu đào tạo của THCN
	Mục tiêu của trường THCN là đào tạo những cán bộ thực hành có trình độ trung học về kĩ thuật, nghiệp vụ kinh tế,giáo dục, văn hóa, y tế và nghệ thuật…
	-Trường trung học chuyên nghiệp tuyển sinh theo hai trình độ:
 *Trường THCN tuyển sinh trình độ THCS.
	 *Trường THCN tuyển sinh trình độ THPT.
	-Nội dung đào tạo:
 Nội dung đào tạo của trường THCN gồm 4 nhóm:
	*Kiến thức chung.
	*Kiến thức kĩ thuật cơ sở của nhóm ngành.
	*Kiến thức kĩ thuật chuyên ngành.
	*Các kĩ năng, kĩ xảo thực hành.
	Học sinh tốt nghiệp THCN có quyền tham dự tuyển vào các trường đại học có chuyên môn đào tạo cùng loại.
	b.Trường dạy nghề
	Trường dạy nghề là loại hình đào tạo chính quy và là loại hình đào tạo chủ yếu hiện nay trong đào tạo nghề
 	Trường dạy nghề tuyển sinh theo hai trình độ
	*Trình độ THCS: Thời gian đào tạo 2 năm với nghề đơn giản và 3 năm với nghề phức tạp.
	*Trình độ THPT: Thời gian đào tạo 1 năm với nghề đơn giản và 2 năm với nghề phức tạp.
	Nội dung đào tạo được chia làm 4 nhóm:
	*Những kiến thức chung về các môn học cơ sở như toán…chiếm từ 5-10% tổng thời gian đào tạo.
	*Những kiến thức về kĩ thuật cơ sở chung cho nhóm nghề: 15-20% đào tạo.
	*Những kiến thức chuyên ngành: 5-15% thời gian đào tạo.
	*Các kĩ năng kĩ xảo thực hành nghề: 55-75% thời gian đào tạo.
	c.Lớp dạy nghề tại cơ sở sản xuất.
	Thời gian đào tạo từ 3-6 tháng. Mục tiêu loại trường này là đào tạo những lao động kĩ thuật chưa lành nghề, làm việc ở những vị trí lao động phụ hoặc những nghề lao động đơn giản theo nhu cầu của cơ sở sản xuất.
 III.Trọng tâm chủ đề:
	-Giáo viên huy động những hiểu biết của học sinh về thế giới nghề nghiệp,về phân luồng HS sau tốt nghiệp THCS để xác định được những hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS cho phù hợp.
	-GV giúp học sinh bước đâu đánh giá được về năng lực học tập bản thân, điều kiện gia đình trong việc lựa chọn hướng đi sau THCS.
 IV.Công việc chuẩn bị:
	a.Giáo viên
	-Nghiên cứu kĩ phần nội dung cơ bản của chủ đề, đọc tài liệu tham khảo,sưu tầm một số mẩu chuyện về những gương vượt khó và thành đạt trong sự nghiệp.
	-Chuẩn bị về tổ chức chủ đề và lên kế hoạch cho buổi sinh hoạt: Giáo viên thông báo thời gian, kế hoạch hoạt động cho cả lớp.Yêu cầu học sinh sưu tầm một số mẩu chuyện,tình huống về gương điển hình và gương vượt khó trong học tập và lao động. Phân công các công việc cụ thể cho học sinh.
	-Mời một vài đại diện cha mẹ học sinh hoăc một số gương vượt khó đến dự và cho lời khuyên.
	b.Học sinh
	-Tìm hiểu ý kiến của cha, mẹ về hướng đi cho con sau khi tốt nghiệp THCS.
	-Chuẩn bị một số mẩu chuyện trong sách, báo, truyện về những gương điển hình và vượt khó trong cuộc sống và học tập.
 V.Gợi ý tiến trình tổ chức chủ đề:
	Chủ đề được tiến hành trong một buổi.
	Giáo viên có thể thiết kế một số hoạt động sau:
	Hoạt động 1:Giới thiệu chủ đề
	-Hoạt động giới thiệu chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt trong việc gây hứng thú học tập,chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới cho học sinh.
	*Giới thiệu khách mời
	*Mục tiêu chủ đề
	*Chia nhóm
	-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 5-6 học sinh.
	Có rất nhiều cách chia nhóm học sinh: Chia theo tổ học tập;chia theo một qui ước nào đó…Cách chia nhóm do giáo viên quyết định, nên thay đổi cách chia nhóm để tăng tính hấp dẫn của giờ học, đồng thời giúp cho các em có điều kiện giao lưu trong lớp.
	Các nhóm bầu nhóm trưởng và thư ký. Giáo viên nêu nhiệm vụ của nhóm trưởng và thư ký.
	Hoạt động 2: Tìm hiểu về các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS
	-Giáo viên đặt tình huống cho học sinh thảo luận:
	*Hãy kể các hướng đi có thể có sau khi tốt nghiệp THC.
	*Giáo viên phát phiếu học tập,nội dung gồm những câu hỏi gợi ý thảo luận và sơ đồ các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS để học sinh điền vào ô trống.
	*Động viên học sinh phát biểu về các hướng đi có thể xảy ra sau khi tốt nghiệp THCS.
 *Các nhóm điền vào ô trống những hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS.
	-Giáo viên kết luận và kiểm tra bài làm của các nhóm.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu về yêu cầu tuyển sinh của các trường THPT .
	-Giáo viên cung cấp thông tin về yêu cầu tuyển sinh năm trước của các trường THPT .
	-Thảo luận: Em đã tìm hiểu được gì về trường mà em có dự định học sau khi tốt nghiệp THCS ?
	Hoạt động 4:Thảo luận về các điều kiện cụ thể để học sinh có thể đi vào từng luồng sau khi tốt nghiệp THCS
	-Giáo viên lưu ý học sinh về các điều kiện trong khi chọn hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS:
	+Nguyện vọng, hứng thú cá nhân.
	+Năng lực học tập bản thân.
	+Hoàn cảnh gia đình.
	-Giáo viên hướng dẫn các nhóm thảo luận tập trung vào những ý: Có hay không việc xãy ra mâu thuẫn giữa các điều kiện trên:
	+Mâu thuẫn giữa năng lực và nguyện vọng của mỗi cá nhân.
	+Mâu thuẫn giữa nguyện vọng và hoàn cảnh gia đình.
	-Thảo luận về hướng giải quyết những mâu thuẫn đó:
	+Học tập rèn luyện bản thân,phấn đấu đạt được ước mơ của mình.
	+Tham gia lao động sản xuất, vừa học vừa làm.
	-Đại diện của từng nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình về các luồng và điều kiện của từng luồng. So sánh giữa các nhóm,lưu ý sự đối lập về quan điểm đểû thảo luận.
	-Giáo viên kết luận ngắn gọn: Mỗi một luồng đều có những điều kiện nhất định về:năng lực học tập,điều kiện sức khỏe,kinh tế. Vì vây, trước khi quyết định chọn hướng đi cần phải cân nhắc kĩ lưỡng.
	-Liên hệ gương điển hình do giáo viên và học sinh sưu tầm.
	-Giáo viên tổng kết buổi thảo luận và kết luận:
	+Cha, mẹ học sinh cùng các em thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc đánh giá đúng năng lực bản thân, hoàn cảnh kinh tế, để lựa chọn con đường học tập cho phù hợp.
	+Các em thấy rằng việc đi vào các hướng khác nhau sau khi tốt nghiệp THCS là bình thường và hợp lý.
	Các trò chơi và hoạt động văn nghệ:
	Trong quá trình tổ chức cho học sinh thảo luận, nên xen kẽ các trò chơi và các tiết mục văn nghệ để tang tính hấp dẫn củaốạt động hướng nghiệp, đồng thời qua đó giáo dục nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, yêu cuộc sống, yêu lao động.

File đính kèm:

  • docGiao an GDHN khoi 9.doc