Giáo án Giáo dục công dân- Tìm hiểu về HIV/AIDS

I. MỤC TIÊU

- Học sinh biết được HIV là gì, AIDS là gì?

- HS biết được các giai đoạn của HIV/AIDS

 

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN

- Sơ đồ hoàn chỉnh các giai đoạn của HIV/AIDS

- Bộ sơ đồ (cắt rời) các giai đoạn của HIV/AIDS

 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

* Giới thiệu bài: Động não (10 phút)

- GV đăth vấn đề: Chúng ta đã nghe nói nhiều về HIV/AIDS. Vậy mỗi người sẽ hỏi hoặc nói một điều bất kỳ có lien quan đến HIV mà các em muốn biết hoặc đã biết.

- GV ghi tất cả các ý kiến của HS lên bảng, sau đó phân loại các ý kiến để tìm xem có những ý nào sẽ học ở bài này và ý nào sẽ học ở các bài sau.

 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về HIV/AIDS ( phút)

Mục tiêu:

- HS biết được HIV là gì, AIDS là gì?

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân- Tìm hiểu về HIV/AIDS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhiễm HIV sẽ trải qua những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm của từng giai đoạn.
- Nhìn bằng măt thường chúng ta có thể biết ai bị nhiễm HIV không? Tại sao?
 GV ghi mọi ý kiến của HS lên bảng. Sau đó phân loại các ý kiến và hoàn chỉnh những ý kiến đó ở bước 2
Bước 2: 
 GV gắn sơ đồ các giai đoạn của HIV- AIDS lên bảng cho cả lớp quan sát và sử dụng sơ đồ này để giảng cho HS từng thời kỳ khi nhiễm HIV đến giai đoạn AIDS. Đặc biệt nhấn mạnh thời kỳ cửa sổ, xét nghiệm sẽ cho kết quả HIV – nhưng người nhiễm HIV này, vẫn có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác.
Bước 3: 
 GV phát cho mỗi nhóm một bộ hình vẽ rời các giai đoạn của HIV/AIDS, yêu cầu các nhóm ghép thành sơ đồ hoàn chảnh và lần lượt từng thành viên chỉ vào sơ đồ và nói về các giai đoạn từ khi nhiễm HIV đến AIDS.
Bước 4: 
 Đại diện các nhóm lên trình bày trước cả lớp về các giai đoạn HIV/AIDS
Kết luận:
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng có thể chia người bị nhiễm HIV thành 2 giai doạn:
1. Giai đoạn ủ bệnh:
 Sau khi virus HIV xâm nhập vào cơ thể, người bị nhiễm HIV có thể không có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS là khoảng từ ½ năm đến 10 năm cũng có khi lâu hơn. Giai đoạn này là giai đoạn ủ bệnh. Trong giai đoạn này, người nhiễm HIV vẫn sống khỏe mạnh bình thường, nếu không xét nghiệm thì cũng không biết là mình có mang mầm bệnh. Nhưng trong giai đoạn này người mang virus HIV luôn có khả năng truyền vi rus HIV cho người khác mà không ai hay biết.
2. Giai đoạn AIDS:
 Người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng cơ hội như ỉa chảy kéo dài, lao … và ung thư, mà kết cục là dẫn đến tử vọng. Giai đoạn này cũng như giai đoạn trên đều có khả năng truyền virus HIV cho người khác.
*Lưu ý: GV có thể sử dụng trò chơi “Hái hoa dân chủ” để dạy bài này. GV ghi mỗi câu hỏi có trong nội dung của bài ra một phiếu riêng, để vào trong một chiếc hộp hoặc treo lên những cành cây . Lần lượt, yêu cầu học sinh xung hong lên bắt câu hỏi và trả lời. Ai trả lời đúng có quyền chỉ định một bạn khác . Ai trả lời sai sẽ bị phạt hát một bài hoặc làm một việc theo yêu cầu của lớp.
IV. Thông tin cho giáo viên
1. HIV là gì?
 HIV là một loại virus; tên đầy đủ là virus gây suy giảm hệ miễn dịch ở người. Virus này tấn công hệ thống bảo vệ cơ thể và làm cho hệ thống này suy yếu dần.
2. AIDS là gì?
 Tên đầy đủ của AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. AIDS chính là giai đoạn cuối của nhiễm HIV. Nó là một căn bệnh nghiêm trọng từ từ tấn công và phá hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể (hay đơn giản là cơ chế phòng thủ của cơ thể), làm cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng và mắc những bệnh ung thư mà nếu là một người khỏe mạnh thì rất khó nhiễm. Những nhiễm trùng này, hay còn gọi là nhiễm trung cơ hội, cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong.
3. Cơ chế hoạt động của virus HIV
 Virus HIV làm suy giảm hệ thống miễn dịch (bảo vệ) của cơ thể như thế nào?
 Virus HIV phá hủy các tế bào bạch cầu (tế bào T), là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các tế bào CD4 + T-lymphocyte đóng một vai trò thiết yếu đối với sự hoạt động của hệ thống miễn dịch và là mục tiêu chính của virus HIV. Một khi virus đã xâm nhập vào trong cơ thể, nó sẽ gât nhiễm trùng vĩnh viễn. Thông qua việc làm suy giảm dần dần số lượng tế bào CD4 + T-lymphocyte, virus này sẽ làm tê liệt hệ thống miễn dịch. Lúc này, cơ thế se rất dễ bị nhiêm trùng hoặc bị ung thư mà nếu không bị nhiễm virus này nó sẽ có thể chống lại được. Những nhiễm trùng này gọi là nhiễm trùng cơ hội. Sự phá hủy này diễn ra trong một thời gian dài, khoảng tử ½ đến 10 năm. Hầu hết những người bị nhiễm HIV đều có vẻ ngoài khỏe mạnh, không có triệu chứng gì trong nhiều năm. Không thể biết được ai bị nhiễm HIV/AIDS qua vẻ bề ngoài của họ. Thử máu là cách duy nhất để biế được một người có bị nhiễm HIV hay không.
4. Các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS là gì?
 Sauk hi virus HIV xâm nhập cơ thể người, người đó có thể không có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS trong vòng từ 5 đến 10 năm. Tuy nhiên, cũng có thể có một vài triệu chứng nhiễm trùng ban đầu như cúm nặng. Khi hệ thống miễn dịch ở người bắt đầu suy giảm, các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS bắt đầu phát triển. Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể là:
 - Giảm hơn 10% trọng lượng
 - Sốt kéo dài hơn một tháng.
 - Các bệnh bạch huyết.
 - Ỉa chảy kéo dài hơn một thags (thỉnh thoảng hoặc lien tục)
 - Trầy xước da.
 - Mệt mỏi kéo dài. 
 - Ra nhiều mồ hồi khi ngủ.
 - Ho khan kéo dài.
 Ở giai đoạn cuối cùng là AIDS, người nhiễm có thể sẽ mắc lao, viên phổi, ỉa chảy và các bệnh truyền nhiễm mãn tính, thường được gị là các nhiễm trùng cơ gội . Người nhiễm thường chết vì các bệnh này.
5. Xét nghiệm HIV là gì?
 Xét nghiệm HIV là xét nghiệm xem có kháng thể chống lại virus HIV hay không. Các xét nghiệm kháng thể chính được sử dụng để phát hiện sự có mặt của virus HIV trong cơ thể là xét nghiệm ELISA và xét nghiệm Western Blot. Một người sau khi bị nhiễm HIV thường sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để cơ thế sản xuất ra kháng thể chống lại virus. Đây chinh là giai đoạn cửa sổ; tức là thời kỳ virus mới xâm nhập vào cơ thể; Ở giai đoạn này, người nhiễm HIV sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào. Ở một sô trường hợp khác, sau khoảng 2 đến 8 tuần hay thậm chí lâu hơn, người bị nhiễm HIV có thể cs một vài triệu chứng như sốt, ra mồ hôi, đau đầu, đau cơ, ho khan, mạch máu ở cổ và nách sưng phù, và da trầy sước.
 Nếu xét nghiệm vào thời điểm này để tìm sự có mặt của kháng thể HIV thì kết quả có thể sẽ là âm tính (HIV-), tuy nhiên người nhiễm HIV này vẫn có thể làm lây truyền sang người khác. Thời kỳ “cửa sổ” này có thể kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Do vậy, một xét nghiệm được tiến hành trong thời kỳ cửa sổ có thể có kết quả âm tính giả. Chỉ những xét nghiệm được tiến hành sáu tháng kể từ ngày có quan hệ tình dục không được bảo vệ (không sử dụng bao cao su đúng cách) hoặc dung chung kim tiêm thì mới có thể chắc chắn không thể có xuất hiện hay không.
 Giai đoạn nhiễm bệnh không có triệu chứng: Nếu xét nghiệm để tìm kháng thể HIV, kết quả xét nghiệm có thể là dương tính. Người nhiễm HIV ở giai đoạn này, giai đoạn có thể kéo dài từ ½ đến 10 năm, không ó biểu hiện bệnh nào cả. Trong giai đoạn này, một số chùng bệnh có thể rút ngắn giai đoạn chuyển hóa huyết thanh và đẩy nhanh sang giai đoạn AIDS.
 Giai đoạn AIDS: xuất hiện các triệu chứng lâm sàng chủ yếu để chuẩn đoán được chính xác AIDS. Những biểu hiện, triệu chứng này bao gồm các nhiễm trùng cơ hội và bệnh ung thư mà kết cục là dẫn đến tử vong.
Ngày soạn: …./…../201
Ngày soạn: …./…../201 BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
I. MỤC ĐÍCH.
- Học sinh hiểu thế nào là bệnh lây qua đường tình dục (BLQĐTD)
- HS nói tên và một số biểu hiện chung của BLQĐTD
- HS phân biệt được bệnh viêm nhiễm thong thường ở cơ quan sinh dục và bệnh lây qua đường tình dục.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- 4 bảng dung cho trò chơi “Bệnh gì? Lây đường nào?”
- 4 bộ phiếu ghi tên bệnh và đường lây truyền các bệnh.
- Đáp án trò chơi “Bệnh gì? Lây đường nào?”
- Bảng tóm tắt dấu hiệu của BLQĐTD
III. CÁC HOẠT ĐỘNG.
Giới thiệu bài
 - Giúp học sinh hiểu rằng các cơ quan sinh dục cũng bị mắc các bệnh như những cơ quan khác và cần phải có thái độ cởi mở khi thảo luận về vấn đề này.
Hoạt dộng 1: Bệnh lây (5 phút)
Mục tiêu:
 - Học sinh nói được tên một số bệnh lây, tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền các bệnh nói chung.
Cách tiến hành:
Bước 1: Động não
 - Giáo vien yêu cầu mỗi học sinh nói tên một, hai bệnh mà các em biết, ghi ý kiến của các em lên bảng.
- GV hỏi: 
 “Trong số những bệnh nêu trên, ệnh nào có thể lây truyền từ người này sang người khác”
- Kết luận:
Trong cuộc sống có rất nhiều bệnh. Có bệnh không lây như bệnh thấp khớp, bệnh về tim mạch … có bệnh nếu một người mắc có thể lây cho người khác như sởi, tả, ho gà, lao, cúm …
Bước 2: Trò chơi: Bệnh gì? Lây bằng đường nào?
Tổ chức:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm cử 8 bạn tham gia chơi, số còn lại cổ vũ cho nhóm mình.
+ Treo 4 bảng “Bệnh gì? Lây bằng đường nào?” (có ghi sẵn tên bệnh, đường lây truyền bệnh)
+ Mỗi nhóm xếp thành một hàng dọc trước bảng nêu trên.
+ Mỗi thành viên của nhóm được phát một tấm phiếu có ghi tên bệnh hoặc tên đường lây truyền bệnh.
Hướng dẫn:
+ Chơi theo kiểu trò chơi tiếp sức:
+ Nhiệm vụ của mỗi thành viên là gắn tấm phiếu của mình lên các cột phù hợp sao cho vừa đúng, vừa nhanh. Ví dụ bạn có phiếu “Sốt rét” sẽ gắn vào cột “Ten bệnh”, bạn có phiếu “Máu” sẽ dán vào cột “Đường lây truyền”và ngang hàng vứi “Sốt rét”
Cách tiến hành:
- GV hô “Bắt đầu”, làn lượt từng HS của mỗi nhóm lên gắn tấm phiếu có ghi tên của bệnh hoặc tên đường lây truyền bệnh phù hợp (một người gắn xong, người khác mới được lên)
- Kết thúc trò chơi GV treo đáp án
+ Mỗi nhóm cử một bạn lên làm giám khảo dựa vào đá án để chấm xem nhóm mình gắn được bao nhiêu phiếu đúng.
+ Nhóm nào làm nhah và có nhiều phiếu đúng là thắng cuộc
- Kết luận:
Các bệnh lây (còn gọi là các bệnh truyền nhiễm) được truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp, tiêu hóa, máu …
Hoạt động 2: Bệnh lây qua đường tình dục (BLQĐTD – phút)
Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là BLQĐTD. HS phân biệt được bệnh viêm nhiễm thong thường ở cơ quan sinh dục và bệnh lây qua đường tình dục.
Cách tiến hành:
Bước 1: 
 - GV giảng: Cũng như các bệnh lây khác các em đã biết ở hoạt động trên, BLQĐTD cũng có đường lây truyền, đó là: truyền từ người nọ sang người kia qua quan hệ tình dục. GV sử dụng bảng dưới đây để giảng:
 Bảng tên một số bệnh lây truyền qua đường tình dục
Tác nhân gây bệnh
Tên một số BLQĐTD
1. Côn trùng
- Rận mu
2. Ký sinh trùng
- Trùng roi (Trichomonas)
3. Vi khuẩn
- Bệnh lậu
- Chlamydia
- Giang mai
4. Virus
- Bệnh mụn rộp sinh dục (Ecpec sinh dục)
- Bệnh sù mào gà
- Viêm gan B
- HIV/AIDS
- Kết luận:
BLQĐTD là bệnh được truyền từ người này sang người kia qua quan hệ tình dục. Một số bệnh lây qua đường tình dục phổ biến như: rận mu, trùng roi, lậu, Chalamydia, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, HIV/AIDS ….
Bước 2: 
 - GV giúp học sinh phân biệt có một số bệnh ở cơ quan sinh dục, đặc biệt ở cơ quan sinh dục nữ như bệnh

File đính kèm:

  • docTìm hiểu về HIV.doc