Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 12 lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Hoạt động 1:

- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.

Hoạt động 2:

- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các hiện tượng trong cuộc sống

2. Kỹ năng:

Hoạt động 1:

- Rèn kỹ năng trình bày một vấn đề đã học một cách tường minh.

Hoạt động 1:

- Biết cách giải quyết tình huống trong cuộc sống.

3. Thái độ:

Hoạt động 1,2:

- Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

- Kỹ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập

III. Các phương pháp:

- Động não

- Trò chơi giáo dục

- Bài tập tình huống

- Biểu đạt sáng tạo

IV. Tài liệu và phương tiện:

- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng

- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 12 lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: … … Tiết: ……
Ngày dạy: … …
HOẠT ĐỘNG 1: HỘI VUI HỌC TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hoạt động 1: 
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
Hoạt động 2: 
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các hiện tượng trong cuộc sống
2. Kỹ năng:
Hoạt động 1: 
- Rèn kỹ năng trình bày một vấn đề đã học một cách tường minh.
Hoạt động 1: 
- Biết cách giải quyết tình huống trong cuộc sống.
3. Thái độ:
Hoạt động 1,2:
- Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
- Kỹ năng hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập
III. Các phương pháp:
- Động não
- Trò chơi giáo dục
- Bài tập tình huống
- Biểu đạt sáng tạo
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố, bài tập, tình huống, vấn đề phục vụ cho việc ôn tập do lớp lựa chọn và xây dựng
- Các phương tiện phục vụ cho hoạt động như: cây hoa để gài câu hỏi, giấy A4 , bút lông
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
	GV đặt vấn đề với HS: Hội vui học tập là dịp để các em thể hiện khả năng nắm hiểu kiến thức các môn học của mình, đồng thời cũng giúp các em có điều kiện giao lưu thông qua các hoạt động cụ thể. Đây là thời điểm ôn tập học kỳ I. Trên cơ sở các em đã và đang ôn tập thi học kỳ I theo nhóm hoặc cá nhân, hôm nay lớp chúng ta cùng nhau tổ chức hội vui học tập để các em tự trình bày hiểu biết của mình và cùng nhau giải quyết những băn khoăn, thắc mắc nảy sinh trong quá trình ôn tập
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Trò chơi hái hoa
- Người điểu khiển chương trình phổ biến cách thức thi : trên cây hoa là những bông hoa câu hỏi có liên quan nội dung ôn tập của một vài môn (Văn, Toán, Anh, Sinh, Lý, Hóa ...) và xen kẽ một vài câu hỏi vui chơi văn nghệ. Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc to câu hỏi cho cả lớp cùng biết và suy nghĩ trong 1 phút sau đó trả lời.
- Nếu không trả lời được thì người khác sẽ trình bày suy nghĩ của mình trong 1 phút
- Các thành viên khác có thể chia sẽ ý kiến 
3. Thực hành:
Hoạt động 2: Thi ứng xử tình huống
- Đó là những tình huống nảy sinh trong quá trình ôn tập và đang trong phòng thi. Người điều khiển đề nghị lớp đưa ra một vài tình huống cụ thể. Ví dụ:
+ Trong giờ ôn tập toán chuẩn bị thi HKI, bạn A không chú ý mà lại trêu bạn không cho bạn học. Trong tình huống này, bạn sẽ giải quyết ra sao?
+ Giả sử trong giờ thi, bạn B đã cho bạn nhìn bài để chép vì câu hỏi đó quá khó, liệu bạn có chép không?
* Với tình huống đưa ra, người điều khiển yêu cầu lớp trình bày cách giải quyết của mình. 
* Mọi thành viên trong lớp có thể đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Mời GVCN phát biểu ý kiến. GVCN có thể gợi ý hoặc định hướng cách giải quyết cho từng tình huống cụ thể
- HS có thể đưa ra các tình huống trong học tập hằng ngày để các bạn tham gia giải các tình huống đó
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu HS tiếp tục về nhà suy nghĩ và tự mình xây dựng các câu hỏi, bài tập cho hội vui học tập tiếp theo
- Người điều khiển đánh giá chung về tinh thần thái độ tham gia của HS
- Người điều khiển tổng hợp kết quả các hoạt động và mời GV gợi ý các hoạt động tiếp theo
VI. Tư liệu:
- Câu hỏi thảo luận: (một số câu hỏi nêu ở trên)
- Câu hỏi ôn tập các môn. (cán bộ lớp liên hệ giáo viên bộ môn xin câu hỏi, tư vấn đáp án)
VII. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần: … … Tiết: ……
Ngày dạy: … …
HOẠT ĐỘNG 2: 
THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
GIAO LƯU VỚI CỰU CHIẾN BINH CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hoạt động 1:
- Hiểu sâu sắc thêm về truyền thống cách mạng địa phương.
Hoạt động 2:
- Hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ, của cựu chiến binh ở địa phương.
Hoạt động 3:
- Biết thêm những bài hát về bộ đội cụ Hồ.
2. Kỹ năng:
Hoạt động 1: - Có kỹ năng tham gia thảo luận, rút ra bài học bản thân.
Hoạt động 2: - Có kỹ năng lắng nghe, tiếp thu và học hỏi những tấm gương sáng.
Hoạt động 3: - Có kỹ năng hát những ca khúc về bộ đội cụ Hồ.
3. Thái độ:
Hoạt động 1: 
- Biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập tốt, rèn luyện tốt,
Hoạt động 2,3: 
- Tự hào, yêu quý, và biết ơn bộ đội Cụ Hồ; kính trọng và biết ơn các Bác cựu chiến binh, quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động :
- Kỹ năng tự tin khi giao lưu.
III. Các phương pháp:
- Động não
- Thảo luận
- Hỏi và trả lời
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Một số câu hỏi để giao lưu:
	+ Những kỷ niệm sâu sắc của người lính?
	+ Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống của bộ đội Cụ Hồ?
- Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ
- Tặng phẩm để tặng các cựu chiến binh
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá: Trò chơi “Kể tên một số anh bộ đội Cụ Hồ”
- Ngườu điều khiển yêu cầu HS đứng vòng tròn và giới thiệu luật chơi. Dùng bóng tung lên, bóng đến tay ai người đó kể tên anh bộ đội Cụ Hồ mà bạn biết
- Cả lớp chơi, thư ký ghi lại tên các anh bộ đội Cụ Hồ lên bảng
- Người điều khiển gọi 1, 2 HS đọc to những thông tin ghi trên bảng
2. Kết nối:
Hoạt động1 : Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương.
- Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận theo chủ đề “Những truyền thống cách mạng địa phương”. 
- Yêu cầu các bạn khi nêu ý kiến không được đọc báo cáo đã viết sẵn, mà dùng lời để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
- Lớp trưởng lần lượt nêu vần đề để lớp trao đổi, thảo luận
 (VD: Tình đồng chí, đồng đội, tinh thần yêu nước, ý chí, quyết tâm đánh đuổi kể thù…)
- Sau mỗi vấn đề được nêu, lớp phó phụ trách học tập phối hợp cùng với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi 
- Lớp trưởng tóm tắt từng vấn đề đã được trao đổi, thảo luận, nhất trí cao
- Gặp vấn đề khó nhờ GVCN (hoặc cựu chiến binh) cố vấn, giải đáp
Hoạt động 2: Giao lưu với các cựu chiến binh
- Người điều khiển mời cựu chiến binh địa phương tham gia giao lưu với lớp
	+ Cựu chiến binh tự giới thiệu vài nét về mình, kể cho HS nghe những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời bộ đội của mình, nhắn nhủ những mong muốn của mình với HS
	+ HS có thể hỏi thêm (một số điều cần thiết về cuộc sống vật chất, tinh thần, nếp sống kỷ luật, tình đồng đội … của người chiến sỹ ) với cựu chiến binh
- Cảm ơn, tăng quà, hoa và hứa hẹn của lớp với cựu chiến binh
3. Thực hành/ luyện tập:
Hoạt động 3: Liên hoan văn nghệ về bộ đội Cụ Hồ
- Các tiết mục văn nghệ của HS
- Các tiết mục văn nghệ của cựu chiến binh
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu HS noi gương chiến đấu theo các bộ đội Cụ Hồ, phẩm chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ. 
VI. Tư liệu:
- Câu hỏi thảo luận: (một số câu hỏi nêu ở trên)
- Một số bài hát về truyền thống cách mạng, về bộ đội cụ Hố.
VII. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHDNG 8 thang 12.doc