Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 tuần 5 trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1.Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc và ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc

 - Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

 2. Kĩ năng:

 - Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với người nước ngoài và gặp gỡ, tiếp xúc

 - Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.

 3. Thái độ:

 - Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

 - Kĩ năng phân tích đánh giá thái độ.

 - Kĩ năng thực hiện ý thức.

III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :

 1.Ổn định tổ chức:

 Kiểm tra sĩ số lớp học

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 tuần 5 trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5 Ngày soạn : 11 /09/2014.
Tiết : 5 Ngày dạy : 18/09/ 2014.
 Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
	1.Kiến thức:
	- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc và ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc 
	- Hiểu được ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới 
	2. Kĩ năng: 
	- Biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với người nước ngoài và gặp gỡ, tiếp xúc
	- Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
	3. Thái độ:
	- Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
	- Kĩ năng phân tích đánh giá thái độ.
	- Kĩ năng thực hiện ý thức.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC :
	1.Ổn định tổ chức:
	Kiểm tra sĩ số lớp học
Lớp 9A1……….Lớp 9A2………….Lớp 9A3………….Lớp 9A4…………Lớp 9A5…………. 
	2. Kiểm tra bài cũ :
	Thế nào là hoà bình?
	3.Bài mới :
	Giới thiệu bài: Cả lớp hát: “Trái đất này là của chúng em” 
GV hỏi: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Bài hát có liên quan gì đến hòa bình? Thể hiện ở câu hát, hình ảnh nào?
GV: Biểu hiện của hoà bình là sự hữu nghị, hợp tác của các dân tộc trên thế giới. Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặt vấn đề.
1. Thông tin:
 Tính đến tháng 10 – 2002, Việt Nam 
có 47 tổ chức hữu nghị song phương và 
đa phương với các nước khác.
 Tính đến tháng 3 – 2003, Việt Nam 
đã quan hệ ngoại giao với 167 quốc gia, 
đã trao đổi cơ quan đại diện ngoại giao 
với 61 quốc gia trên thế giới.
 GV: cho HS xem hình ảnh: Toàn cảnh Lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ năm (ASEM 5) ngày 8 tháng 10 năm 2004 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
- HS đọc thông tin SGK và xem ảnh.
- GV: Việc ASEM 5 được tổ chức tại Việt Nam đã có ý nghĩa như thế nào?
- HS: Nhà nước ta chủ trương mong muốn làm bạn với tất cả các nước, đã đang và sẽ đặt mối quan hệ với các tổ chức, quốc gia trên toàn thế giới
- GV: Quan sát các số liệu, em thấy VN đã thể hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác như thế nào?
- HS: Hội nghị ASEM 5 (hội nghị cấp cao Á-Âu lần thứ năm) được tổ chức ở Việt Nam có một ý nghĩa rất to lớn: đây là dịp để Việt Nam mở rộng ngoại giao với các nước, hợp tác nhiều hơn về các lĩnh vực kinh tế, văn hóa… và là dịp để giới thiệu cho tất cả mọi người trên thế giới biết và hiểu về đất nước cũng như con người Việt Nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài 
- GV: Qua phần tìm hiểu trên em hãy cho biết thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới?
- HS: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
- GV: Hãy nêu một số quan hệ song phương giữa
Việt Nam với các quốc gia khác. Kể tên một
số tổ chức mà Việt Nam đang tham gia?
HS: Quan hệ VN- Lào; VN- Camphuchia; VN- Nhật; VN- Mỹ...
- HS: một số tổ chức mà Việt Nam đang tham gia:
 Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Ngày 14/11/1998, Việt Nam tham gia APEC – diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO
- GV: Hãy nêu ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới?
- HS: Quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới tạo cơ hội và điều kiện để hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn; tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới nhiệm vụ của học sinh
- GV: Em hãy cho biết biểu hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới được thể hiện qua chi tiết nào?
- HS: Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
Ví dụ như: giao lưu với thanh thiếu nhi quốc tế; khi có khách du lịch đến địa phương để tìm hiểu danh lam thắng cảnh…
Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
Ví dụ như: hoạt động mít tinh đoàn kết, hữu nghị với nhân dân và trẻ em các vùng bị triến tranh tàn phá, hoạt động quyên góp, ủng hộ nhân dân và trẻ em vùng bị thiên tai…
GV: Trách nhiệm của mỗi học sinh đối với tình hữu nghị là gì?
HS: Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các nét văn hoá truyền thống khác của họ.
 Vui vẽ, tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.
 Sẵn sàng giúp đỡ họ phù hợp với khả năng của bản thân.
 Không kì thị, xa lánh, chế nhạo ngôn ngữ, trang phục, cử chỉ, điệu bộ của họ.
I . Đặt vấn đề :
- Phân tích thông tin hình ảnh.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm.
- Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.
2. Ý nghĩa:
- Tạo cơ hội cho các nước hợp tác phát triển về :Kinh tế, văn hóa, y tế, khoa học kĩ thuật…
- Tạo sự hiểu biết tránh mâu thuẫn - chiến tranh
3. Biểu hiện.
- Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.
- Tham gia các hoạt động đoàn kết, hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức.
4. Nhiệm vụ của học sinh
- Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các nét văn hoá truyền thống khác của họ.
 - Vui vẽ, tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.
 - Sẵn sàng giúp đỡ họ phù hợp với khả năng của bản thân.
 - Không kì thị, xa lánh, chế nhạo ngôn ngữ, trang phục, cử chỉ, điệu bộ của họ.
4.Củng cố :
	- Làm bài tập 1, 2 trang 19 SGK 
5. Đánh giá:
	- Nêu các hoạt động về tình hữu nghị của nước ta mà em biết?
6. Hoạt động tiếp nối.
	Hướng dẫn học tập :
	Làm bài tập 3,4 trang 19 SGK 
	Chuẩn bị bài mới hợp tác và phát triển :
	+ Tìm các thành quả về sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác .
	+ Mỗi nhóm xây dựng 1 kế hoạch hợp tác trong hoạt động học tập, lao động, nhân đạo 
7. Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 5 GDCD 9.doc